Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trí tuệ cảm xúc của giáo viên ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
155
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
816

Trí tuệ cảm xúc của giáo viên ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tuyển

TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tuyển

TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành:Tâm lí học

Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN THỊ THU MAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm khoa học do chính tôi thực hiện, dưới

sự hướng dẫn khoa học của cô PGS.TS. Tâm lí học Trần Thị Thu Mai.

Đề tài này không phải là sự sao chép, cắt dán một cách máy móc, tuỳ tiện

các tài liệu trước đó, mà là sự phân tích, đánh giá, nhận định của cá nhân tôi từ

các tài liệu tham khảo có ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn.

Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác. Các nguồn

thông tin được xử lí khách quan dựa trên dữ liệu hoàn toàn có thật. Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố.

Chúng tôi cam đoan những thông tin trên hoàn toàn là sự thật. Nếu có bất

kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả

luận văn của mình.

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyển

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô PGS. TS. Trần Thị Thu

Mai, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã

giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan

tâm, tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại Khoa Tâm lý trường

Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường và các giáo

viên tại trường chuyên biệt Tương Lai quận 5, trường chuyên biệt Niềm Tin

quận Phú Nhuận, trường chuyên biệt Bình Minh quận Tân Phú và trường

chuyên biệt Khai Trí quận Bình Thạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt

tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong

gia đình đặc biệt là bố mẹ và bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ to lớn

dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyển

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Bảng danh sách các chữ viết tắt

Danh sách các bảng số liệu

Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO

VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT............................................ 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề trí tuệ cảm xúc .................................. 8

1.1.1. Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở nước ngoài....................................... 8

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước ................................. 12

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài........................................................... 14

1.2.1. Trí tuệ ............................................................................................ 14

1.2.2. Cảm xúc..................................................................................... 16

1.2.2. Trí tuệ cảm xúc.............................................................................. 22

1.3. Cơ sở lý luận về TTCX của giáo viên ở một số trường chuyên biệt. .. 42

1.3.1. Khái niệm giáo viên ...................................................................... 42

1.3.2. Cấu trúc TTCX của giáo viên chuyên biệt.................................... 42

1.3.3. Phẩm chất nhân cách của giáo viên .............................................. 46

1.3.4. Nghiên cứu vai trò của TTCX đối với công tác giảng dạy của giáo

viên chuyên biệt ...................................................................................... 49

1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng TTCX của giáo viên chuyên biệt......... 51

1.2.3. Nâng cao TTCX cho giáo viên thông qua kỹ năng................... 55

Tiểu kết Chương 1..................................................................................... 59

Chương 2. THỰC TRẠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN

CHUYÊN BIỆT............................................................................................. 60

2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng TTCX của giáo viên

chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh...................................................... 61

2.1.1. Mục đích, yêu cầu ..................................................................... 61

2.1.2. Khách thể nghiên cứu thực trạng .............................................. 61

2.1.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu................................................. 62

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................... 62

2.2. Thống kê chung về khách thể tham gia nghiên cứu ....................... 68

2.3. Thực trạng TTCX của giáo viên chuyên biệt qua test MSCEIT .... 69

2.3.1. Đánh giá chung về mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt.. 69

2.3.2. Mức độ các mặt biểu hiện TTCX của giáo viên chuyên biệt ... 71

2.3.3. Mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt phân tích trên một số

bình diện.................................................................................................. 82

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của giáo viên chuyên biệt......... 84

2.5. Những biện pháp nâng cao TTCX cho giáo viên chuyên biệt........ 87

Tiểu kết Chương 2..................................................................................... 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94

PHỤ LỤC................................................................................................... 97

BẢNG DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTB : Điểm trung bình

ĐLC : Độ lệch chuẩn

EQ : Chỉ số trí tuệ cảm xúc

IQ : Chỉ số thông minh

KAH : Không ảnh hưởng

MSCEIT : Trắc nghiệm Trí thông minh cảm xúc Mayer Salovey

Caruso, version 2.0, 2000, Adapted, 2002

RN : Rất nhiều

STT : Số thứ tự

TTCX : Trí tuệ cảm xúc

TSCN : Trị số cao nhất

TSTN : Trị số thấp nhất

TB : Trung bình

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1. Mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt qua test MSCEIT..... 69

Bảng 2.2. Mức độ hai mặt biểu hiện TTCX giáo viên chuyên biệt............ 72

Bảng 2.3. Mức độ bốn mặt biểu hiện TTCX của giáo viên chuyên biệt .... 75

Bảng 2.4.Mức độ tám mặt biểu hiện TTCX của giáo viên chuyên biệt .... 78

Bảng 2.5. Kết quả nghiên cứu mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt theo

chuyên ngành học............................................................................................ 82

Bảng 2.6. Kết quả nghiên cứu mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt theo

loại hình trường ............................................................................................... 83

Bảng 2.7. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển TTCX của giáo viên

ở một số trường chuyên biệt............................................................................ 84

Bảng 2.8. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến TTCX của giáo viên chuyên

biệt................................................................................................................... 86

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt .............................. 70

Biểu đồ 2.2. So sánh ĐTB giữa 2 mặt biểu hiện TTCX............................. 72

Biểu đồ 2.3. So sánh ĐTB giữa 8 mặt biểu hiện TTCX............................. 79

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

TTCX (trí tuệ cảm xúc) là một dạng trí tuệ của con người và là một thành

tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, tuy nhiên đây lại là một khái niệm khá

mới mẻ và chỉ xuất hiện ở nhiều nước phương Tây vào những thập kỷ cuối của

thế kỷ 20 lúc đó người ta mới đề cập nhiều đến cảm xúc và cách giáo dục cảm

xúc cho con người.

Theo quan niệm truyền thống thì IQ (chỉ số thông minh) được xem là chỉ

số thiết yếu để đánh giá sự thành đạt của con người. Tuy nhiên ngày nay có

nhiều nghiên cứu với nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy rằng không phải

những người có kết quả học tập xuất sắc trên ghế nhà trường sẽ là người thành

công trong công việc và gắn kết các mối quan hệ xã hội bền vững mà ngược lại

có những người chỉ số IQ chỉ ở mức trung bình nhưng khi ra ngoài xã hội họ

lại rất thành công họ nhận được sự tín nhiệm của cấp trên, sự yêu quý của đồng

nghiệp và biết cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả, biết cách cân bằng giữa

công việc với cuộc sống gia đình và đạt được các mục tiêu cá nhân. Như vậy,

khả năng trí tuệ là cần thiết nhưng chưa phải là điều điện đủ để tạo nên thành

công của một người.

R. Bar On “TTCX là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ

năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi

hỏi và sức ép từ môi trường” (dẫn theo Nguyễn Công Khanh, 2002). Cũng theo

cách tiếp cận này, Daniel Goleman cho rằng TTCX là: làm chủ những xung lực

tình cảm của chúng ta; hiểu rõ những tình cảm thầm kín của người khác và gắn

nối những mối liên hệ hoà hợp với người khác. Ngày nay, các nhà tâm lý ngày

càng đánh giá cao vai trò của TTCX và ảnh hưởng của nó đến sự thành đạt,

chất lượng mối quan hệ và sự thích nghi của con người trong xã hội. Hơn nữa,

trong suốt cuộc đời con người nếu như IQ ít thay đổi theo thời gian thì EQ lại

có thể thay đổi bằng cách học hỏi, rèn luyện và tích lũy vốn kinh nghiệm cho

2

bản thân, thông qua giáo dục nhà trường….Mặc dù, đã có nhiều công trình

nghiên cứu về TTCX nhưng EQ hiện nay vẫn còn cần phải được nghiên cứu,

tìm hiểu sâu hơn về tác động của nó lên các lĩnh vực khác nhau.

Trong xã hội từ xưa đến nay, nghề dạy học vốn được coi là một trong số

những nghề cao quý trong xã hội và cũng là nghề khá khó khăn và vất vả chứ

không an nhàn như nhiều người vẫn nghĩ, nếu như việc dạy dỗ những đứa trẻ

bình thường vốn đã khó thì việc dạy những đứa trẻ chuyên biệt lại khó khăn

gấp nhiều lần bởi vì đối tượng giáo viên tiếp xúc hầu hết các em thường là trẻ

tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ và tăng động kém chú ý (ADHD)…

Nhiều em trong số đó không có khả năng tự chăm sóc bản thân, có các hành vi

la hét, cào cấu, đánh bạn, không giao tiếp, chậm nói... Vì vậy, đối với giáo viên

chuyên biệt thì TTCX đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay nhu cầu gửi trẻ vào các trường chuyên biệt đặc biệt ở thành phố

ngày càng có xu hướng tăng đây là nỗi trăn trở của nhiều trường chuyên biệt

hiện nay đồng nghĩa với đó đòi hỏi các trường phải có một số lượng giáo viên

có tâm huyết và có chuyên môn để hỗ trợ, nâng đỡ các em. Tuy nhiên, việc dạy

những đứa trẻ đặc biệt gặp rất nhiều khó khăn và muôn vàn áp lực nếu như

không có sự kiên nhẫn, lòng bao dung và điều khiển cảm xúc phù hợp rất dễ

khiến giáo viên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất bình tĩnh, dẫn đến

những phản ứng tiêu cực trong việc xử lý những tình huống sư phạm…

Trong thực tiễn hiện nay nhiều trường vẫn có các khóa học ngắn hạn, buổi

hội thảo và chuyên đề cho giáo viên…nhưng hầu như tập trung nhiều vào nâng

cao kiến thức chuyên môn mà chưa thực sự chú trọng vào việc bồi dưỡng nâng

cao TTCX cho giáo viên – một yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công

và hạnh phúc của cá nhân. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về TTCX trên đối

tượng là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và học sinh, sinh viên… nhưng cho

đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trên đối tượng giáo viên ở một

số trường chuyên biệt. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Trí tuệ cảm xúc

3

của giáo viên ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh”

được lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng các mức TTCX và xác định những yếu tố ảnh hưởng

đến TTCX của giáo viên ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí

Minh, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường TTCX cho các giáo

viên, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của họ.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

TTCX của giáo viên chuyên biệt ở một số trường chuyên biệt tại thành

phố Hồ Chí Minh

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu giáo viên ở một số trường chuyên biệt

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng mức độ và các

mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên ở một số trường chuyên biệt tại

thành phố Hồ Chí Minh.

 Khách thể nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên phạm vi 95 giáo viên ở

bốn trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh: trường chuyên biệt Tương

lai quận 5, trường chuyên biệt Niềm Tin quận Phú Nhuận, trường tư thục

chuyên biệt Khai Trí quận Bình Thạnh, trường chuyên biệt Bình Minh quận

Tân Phú

5. Giả thuyết nghiên cứu

Chúng tôi giả định rằng TTCX của giáo viên ở một số trường chuyên biệt

tại thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ trung bình.

4

Các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên ở một số trường chuyên

biệt tại thành phố Hồ Chí Minh chưa đồng đều.

Mức độ TTCX của giáo viên chuyên biệt sẽ được cải thiện nếu như được

tích cực rèn luyện.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về trí tuệ, cảm xúc và

TTCX, TTCX của giáo viên chuyên biệt

Khảo sát thực trạng các mức độ TTCX của giáo viên ở một số trường

chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao TTCX của

giáo viên chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu…để tổng quan các vấn đề lý luận

về TTCX.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp trắc nghiệm, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra

bằng bảng hỏi, phương pháp trò chuyện.

Trong nhiều phương pháp sử dụng cho nghiên cứu, phương pháp trắc

nghiệm được xem là phương pháp chủ đạo, các phương pháp còn lại là các

phương pháp hỗ trợ, bổ sung

7.2.1. Phương pháp trắc nghiệm

Để đo TTCX của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ

Chí Minh, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm trí thông minh cảm xúc (MSCEIT)

của John Mayer, Peter Salovey và David Caruso, version 2.0, 2002, dành cho

người lớn từ 16 tuổi trở lên và được các nhà tâm lý học trong đề tài cấp nhà

nước mã số KX-05-06 gồm có các chuyên gia: PGS.TSTrần Trọng Thuỷ,

PGS.TS Lê Đức Phúc, PGS.TS Nguyễn Huy Tú và TS.Nguyễn Công Khanh

5

Việt hoá năm 2002. MSCEIT là test nhóm hoặc test cá nhân và được thiết kế

để đo lường trí thông minh cảm xúc thông qua một loạt những câu hỏi và những

bài test của người tham gia để đo bốn khía cạnh của TTCX bao gồm: nhận thức

cảm xúc, cảm xúc hóa tư duy, hiểu biết cảm xúc và điều khiển, kiểm soát cảm

xúc. MSCEIT là thang đo nhằm đo lường cách thức con người thực hiện tốt các

nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề cảm xúc. Vì vậy, chúng tôi chọn MSCEIT

là thang đo lường TTCX trong đề tài này để đánh giá mức độ TTCX của giáo

viên ở một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của trắc nghiệm

MSCEIT là thang đo được dùng nhằm xác định mức độ TTCX của giáo

viên một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh qua các tiểu test.

Sau khi có kết quả chúng tôi tiến hành phân tích và rút ra những kết luận khoa

học cho vấn đề nghiên cứu.

Nội dung của trắc nghiệm

Trắc nghiệm MSCEIT gồm 141 mục hỏi thực hiện trong khoảng 50 - 60

phút bao gồm 8 tiểu test A, B, C, D, E, F, G, H sau:

Tiểu test A: Nhận biết xúc cảm qua các khuôn mặt

Tiểu test B: Nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực

Tiểu test C: Hiểu những thay đổi về cảm xúc

Tiểu test D: Quản lý các cảm xúc của bản thân

Tiểu test E: Nhận biết cảm xúc qua các bức tranh

Tiểu test F: Xét đoán sự tiến triển các cảm xúc

Tiểu test G: Hiểu sự biến đổi, hòa trộn các loại cảm xúc phức hợp.

Tiểu test H: Quản lý cảm xúc trong quan hệ với người khá

Cách thực hiện

Chúng tôi tiến hành đo đạc TTCX trên 80 giáo viên một số trường chuyên

biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.Trước khi tiến hành trắc nghiệm chúng tôi giới

6

thiệu mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của trắc nghiệm. Sau đó chúng tôi tiến hành

theo các bước:

Bước 1: Phát cho mỗi giáo viên một bộ trắc nghiệm và một phiếu trả lời,

hướng dẫn ghi đầy đủ thông tin vào phiếu trả lời.

Bước 2: Hướng dẫn giáo viên làm trắc nghiệm.

Bước 3: Giáo viên tiến hành làm trắc nghiệm.

Bước 4: Thu phiếu trắc nghiệm khi giáo viên đã hoàn thành.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Mục đích: Quan sát những biểu hiện có liên quan đến TTCX của giáo

viên trong khi thực hiện bài tập trắc nghiệm và trong hoạt động dạy học của

giáo viên.

Cách thực hiện: Tập trung quan sát, chi chép thái độ, biểu hiện tâm lý và

hành vi giáo viên khi tiến hành bài trắc nghiệm, quan sát giáo viên trong các

hoạt động dạy học.

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát

Mục đích: Tìm hiểu mối quan tâm, sự hiểu biết của giáo viên về vấn đề

TTCX cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của giáo viên ở một số

trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh

Cách thực hiện: Tiến hành soạn thảo bảng câu hỏi. Khảo sát thử và hoàn

thiện bảng hỏi. Nêu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa bảng hỏi và giáo viên thực hiện.

Sau khi giáo viên hoàn thành xong bảng hỏi thì tiến hành thu phiếu hỏi.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Tìm hiểu sâu hơn TTCX của giáo viên: tìm hiểu quan điểm,

nhận thức và thái độ của giáo viên về vai trò của TTCX trong công tác giảng

dạy và trong tương tác với đồng nghiệp.

Cách tiến hành: Chọn ngẫu nhiên một số giáo viên để phỏng vấn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!