Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1219

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CAO THỊ THANH HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học : TS. Thái Thị Tuyết Dung

Học viên : Cao Thị Thanh Hương

Lớp : Cao học Luật, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp

huyện trong việc cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử (từ thực tiễn TP.

Hồ Chí Minh)” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết quả

nghiên cứu nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực. Để hoàn thành Luận văn tôi

có tham khảo, sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như các số liệu của các tác

giả, cơ quan tổ chức khác và đều tuân thủ các quy định về trích dẫn và chú thích

nguồn gốc.

Nếu không đúng với cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài

của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Người thực hiện luận văn

Cao Thị Thanh Hương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 CQNN Cơ quan nhà nước

2 CTTĐT Cổng thông tin điện tử

3 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

4 UBND Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP

THÔNG TIN TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN

DÂN CẤP HUYỆN..................................................................................................8

1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng thông

tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện........................................................8

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của

Ủy ban nhân dân cấp huyện..................................................................................8

1.1.2. Đặc điểm trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của

Ủy ban nhân dân cấp huyện................................................................................18

1.2. Quy định pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng thông

tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện......................................................21

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng

thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện ...........................................34

1.4. Quy định pháp luật quốc tế về trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng

thông tin điện tử ..................................................................................................39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................42

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CUNG CẤP THÔNG TIN TRÊN CỔNG

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ MỘT

SỐ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................44

2.1. Thực trạng cung cấp thông tin trên công thông tin điện tử của Ủy ban

nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn TP. HCM) ...................................................48

2.2. Nhận xét trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của

Ủy ban nhân dân cấp huyện ...............................................................................59

2.3. Kiến nghị hoàn thiện về cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử

của Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................................................75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................81

KẾT LUẬN............................................................................................................83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu

cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội.

Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại được

truyền cho người khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ

và tài liệu, hoặc qua các phương tiện truyền thông khác. Thông tin được tổ chức

tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi

phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống.

Trong thực tiễn pháp luật, quyền được thông tin của người dân cũng là một

đề tài đang nhận được sự quan tâm lớn. Quyền được thông tin của người dân đòi hỏi

một nghĩa vụ tương ứng từ phía các cơ quan nhà nước nắm giữ các thông tin. Đó là

nghĩa vụ cung cấp thông tin. Quyền được thông tin của người dân có thể bị hạn chế

bằng các hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin hoặc sử

dụng các rào cản kỹ thuật và pháp lý để hạn chế khả năng có được thông tin của

người dân. Vì thế, để bảo đảm quyền tìm kiếm thông tin, nhà nước cần có cơ chế

tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, và cá nhân có thể thực hiện được quyền này.

Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm công bố thông tin cũng như tạo điều kiện

thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin. Thiếu các cơ chế về nghĩa vụ cung cấp thông

tin của Cơ quan nhà nước đồng nghĩa với việc không bảo đảm quyền tiếp cận thông

tin của công dân. Hậu quả của việc thiếu cơ nghĩa vụ cung cấp thông tin của Cơ

quan nhà nước là tình trạng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí

công tác dễ dàng tiếp cận thông tin, gây nên sự bất bình đẳng, bất công bằng trong

xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai và kinh doanh. Vì vậy, quyền tiếp nhận

thông tin của người dân cũng gắn liền với quyền yêu cầu nhà nước có trách nhiệm

bảo đảm rằng các loại thông tin cần thiết liên quan đến lợi ích của cộng đồng phải

luôn sẵn sàng cho việc tiếp cận1

.

Việc cơ quan quản lý thông tin chủ động công khai thông tin ngay cả khi

không có yêu cầu tìm kiếm của người dân là một biểu hiện của nhà nước dân chủ tự

do. Một đặc điểm chung trong pháp luật của hầu hết các quốc gia là đều có quy định

các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải cung cấp một số loại thông tin nhất định

một cách tích cực. Các thông tin này thường bao gồm chi tiết về cơ cấu tổ chức và

1 Thái Thị Tuyết Dung (2014), Quyền được thông tin của công dân ở việt nam hiện nay, luận án tiến sĩ

2

thông tin các cán bộ lãnh đạo của chính phủ, nội dung của các đạo luật và quy định,

các đề xuất và chính sách hiện hành, các biểu mẫu và quyết định. Các đạo luật về

tiếp cận thông tin mới ban hành có xu hướng quy định rõ danh mục các loại thông

tin cần phải công bố. Việc công khai thông tin một cách chủ động và tích cực như

trên, ngoài việc bảo đảm cho công dân được chủ động tiếp cận với các thông tin cần

thiết, còn mang lại những lợi ích nhất định cho cơ quan nhà nước. Cụ thể, nó có thể

làm giảm gánh nặng hành chính khi phải trực tiếp trả lời những câu hỏi và yêu cầu

cung cấp thông tin thông dụng và có thể trực tiếp cải thiện tính hiệu quả của các cơ

quan nhà nước như nhận định của Hội đồng Liên minh Châu Âu “các tài liệu mà

công chúng có thể tiếp cận trực tiếp càng tăng lên thì số lượng các yêu cầu tiếp cận

tài liệu sẽ càng giảm đi”2

. Hoặc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong báo cáo năm 2002 đã

nêu rõ “nhiều cơ quan chính phủ đã làm giảm đáng kể các yêu cầu cung cấp thông

tin thông qua việc đăng công khai các tài liệu mà công chúng quan tâm trên trang

tin điện tử của mình”3

.

Cơ quan quản lý thông tin phải đăng tải thông tin mà được phép công khai

trên trang thông tin điện tử của cơ quan, các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải

công bố các loại thông tin nhất định trên trang thông tin điện tử của mình theo định

kỳ. Những thông tin này bao gồm ít nhất: thông tin hoạt động của cơ quan đó ví dụ

như mục đích, chức năng, tổ chức, các tiêu chí hoạt động, nội quy, giới thiệu hoạt

động, báo cáo tài chính, kiểm toán...

Ở Việt Nam, trách nhiệm cung cấp thông tin trên CTTĐT đã được quy định

trong Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin

và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc CTTĐT của cơ quan nhà

nước. Mới đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022

Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cơ quan nhà nước

trên môi trường mạng có hiệu lực từ ngày 15/08/2022. Tuy nhiên, 02 Nghị định này

vẫn có những bất cập trong việc quy định về việc cung cấp thông tin trên CTTĐT của

Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa thực sự đầy đủ cũng như đảm bảo tính kịp thời

trong việc cung cấp thông tin trên CTTĐT. Hơn thế nữa, từ năm 2011 đến nay, có rất

nhiều pháp luật chuyên ngành bao gồm: Luật cung cấp thông tin 2016, Luật an toàn

thông tin 2015, … cũng có những quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin trên

2 Xem Báo cáo thường niên của Hội đồng về Thi hành Quy chế EC số 1049/2001 của Nghị viện và Hội đồng

Châu Âu ngày 30/5/2001 về Tiếp cận của công chúng đối với các tài liệu của Nghị viện, Hội đồng và Uỷ ban

Châu Âu ngày 7/3/2003.

3 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Tóm tắt các báo cáo thường niên về Luật tự do thông tin cho năm tài chính 2002

3

CTTĐT của CQNN. Do đó, Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về

trách nhiệm cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử

hoặc CTTĐT của cơ quan nhà nước có những quy định bất cập và lỗi thời, tác giả

muốn phân tích sâu hơn đối với các hạn chế này trong đề tài đồng thời đưa ra các

kiến nghị để hoàn thiện nội dung Nghị định. Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày

24/6/2022 Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cơ quan

nhà nước trên môi trường mạng được ban hành mới đây đã có nhiều điểm mới cũng

như khắc phục được nhiều bất cập từ Nghị định 43/2011/NĐ-CP. Trong phạm vi đề

tài này, học viên giới hạn phạm vi nghiên cứu là trách nhiệm cung cấp thông tin của

Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương tại địa bàn TP.HCM.

Chính vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề “Trách nhiệm của Ủy

ban nhân dân cấp huyện trong việc cung cấp thông tin trên Cổng thông tin

điện tử (từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh)” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn

thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến trách nhiệm cung cấp thông tin trên

CTTĐT nói chung và cung cấp thông tin trên CTTĐT của UBND cấp huyện nói

chung vẫn còn chưa được nghiên cứu sâu và toàn diện. Đã có một số công trình

nghiên cứu có đề cập đến trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước nói

chung một cách gián tiếp như:

Năm 2009, tác giả Mai Thị Kim Huế có bài viết với nhan đề “Phạm vi chủ

thể có trách nhiệm cung cấp thông tin” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số

Số 17(154)/2009, Văn phòng Quốc Hội. Bài viết tập trung vào phân tích quy định của

một số nước về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin. Trên cơ sở phân tích kinh

nghiệm của các nước trên thế giới, tác giả kiến nghị bổ sung quy định về chủ thể có

trách nhiệm cung cấp thông tin. Tuy nhiên, dù trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

đã được quy định, nhưng còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và chưa có tính ràng buộc

trách nhiệm cao. Điều này dẫn đến tình trạng là chỉ một số cơ quan có trách nhiệm

công khai thông tin và những thông tin được công khai cũng chỉ giới hạn trong phạm

vi những thông tin theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Do vậy, tác giả cho rằng quy định về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin phải

giải quyết được hai vấn đề: thông tin do chủ thể nào nắm giữ phải được công khai (tất

cả các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, Toà

án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân như đã đề nghị ở trên); cơ quan nào có trách

4

nhiệm trực tiếp thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin. Những đóng góp của tác

giả trong vấn đề này đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và bổ sung quy định

về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin.

Năm 2014, tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung có luận án tiến sĩ với nhan đề

“Quyền được thông tin của công dân ở việt nam hiện nay”, là một công trình

nghiên cứu chuyên sâu, kết quả nghiên cứu là sự bổ sung quan trọng về lý luận cũng

như thực tiễn vào việc đáp ứng QĐTT của công dân ở Việt Nam hiện nay. Trong đó

nêu rõ việc đáp ứng Quyền được thông tin của công dân cần được đảm bảo bởi

trách nhiệm cung cấp thông tin của Cơ quan nhà nước, quyền được thông tin của

công dân là khái niệm được sử dụng để nói đến quyền của công dân được tìm kiếm

thông tin, tiếp nhận thông tin do nhà nước đang quản lý, theo các cách thức trực tiếp

lẫn gián tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống của mình cũng như để bảo vệ

và thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận; đồng thời quy định

nghĩa vụ của nhà nước phải bảo đảm cho tất cả mọi người được tiếp cận các nguồn

thông tin mà trước tiên là thông tin do chính bản thân các cơ quan nhà nước đang

nắm giữ hoặc quản lý. Do đó, công trình có giá trị tham khảo rất cao đối với tác giả,

phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Mới đây nhất, năm 2021, tác giả Tạ Thị Thùy Trang có bài viết với nhan

đề “Trách nhiệm công khai thông tin môi trường ở Việt Nam hiện nay” đăng trên

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 16 (440)/2021, Văn phòng Quốc Hội. Bài viết này

là một nghiên cứu khá công phu, liệt kê một số bất cập trong trách nhiệm cung cấp

thông tin về Môi trường. Trong tác phẩm, có một nội dung liên quan đến nghĩa vụ

pháp lý trong thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin về môi trường. Trong nội dung

này, tác giả đã nghiên cứu tổng quan về quy định của pháp luật cũng như đưa ra

một số kiến nghị đối với trách nhiệm cung cấp thông tin trong lĩnh vực môi trường.

Những bài viết nói trên tuy không có nhiều nội dung liên quan đến chủ đề

Luận văn mà tác giả đã chọn, tuy nhiên thông qua việc nghiên cứu các bài viết này

cũng như các văn bản Luật, văn bản dưới Luật có liên quan đến trách nhiệm cung

cấp thông tin nói chung và cung cấp thông tin trên CTTĐT của UBND huyện nói

riêng, tác giả đã có nguồn tư liệu quý báu cần được lĩnh hội, kế thừa trong quá trình

nghiên cứu của những tác giả trong khi nghiên cứu. Hầu hết các công trình đã đề

cập, vấn đề cung cấp thông tin trên CTTĐT của UBND huyện thường được xem

xét, phân tích một cách gián tiếp thông qua các khía cạnh có liên quan, chứ chưa

được tập trung nghiên cứu như một nội dung độc lập và toàn diện.

5

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở làm rõ những quy định của pháp luật về trách nhiệm cung cấp

thông tin trên CTTĐT của UBND cấp huyện, phân tích những bất cập trong các quy

định của pháp luật Việt Nam và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những

quy định liên quan đến vấn đề cung cấp thông tin trên CTTĐT của UBND cấp

huyện. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm

đảm bảo trách nhiệm cung cấp thông tin trên CTTĐT của UBND cấp huyện được

quy định chặt chẽ, nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của trách nhiệm cung cấp

thông tin trên CTTĐT của UBND cấp huyện.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung, vấn đề cung cấp thông tin trên CTTĐT được đặt ra khi xây dựng

CTTĐT, đây là vấn đề liên quan đến nhiều nội dung như cách thức cung cấp, thời

gian cung cấp, nội dung cung cấp cũng như chủ thể cung cấp thông tin. Những vấn đề

nói trên được quy định trong Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định 43/2011/NĐ-CP của

Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang

thông tin điện tử hoặc CTTĐT của cơ quan nhà nước, Nghị định 42/2022/NĐ-CP

ngày 24/6/2022 Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cơ

quan nhà nước trên môi trường mạng và các văn bản có liên quan. Với phạm vi rất

rộng của các quy định của pháp luật về việc cung cấp thông tin trên CTTĐT của

UBND cấp huyện, trong luận văn này tác giả sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập

trung vào các vấn đề liên quan đến về trách nhiệm cung cấp thông tin trên CTTĐT

của UBND cấp huyện, những cơ chế đặt ra nhằm đảm sự minh bạch, rõ ràng trong

công tác cung cấp thông tin, hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố khác có

liên quan ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin này.

Về thời gian, để tạo sự chiều sâu cần có cho các vấn đề được nghiên cứu,

luận văn sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng bắt

đầu từ năm 2011 (thời điểm Việt Nam ban hành Nghị định 43/2011/NĐ-CP của

Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên

trang thông tin điện tử hoặc CTTĐT của cơ quan nhà nước) cho đến nay.

Về không gian, nhằm giới hạn phạm vi khảo sát và có sự tập trung về dữ liệu,

luận văn sẽ tìm hiểu các thực tiễn về trách nhiệm cung cấp thông tin trên cổng thông

tin điện từ của UBND cấp huyện trên địa bàn TP.HCM.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!