Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
158
Kích thước
13.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1373

Trách nhiệm của Chủ tịch nước theo hiến pháp Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ TRUNG HIẾU

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 NĂM 2021

HÀ NỘI, ......

LÊ TRUNG HI

ẾU CHUYÊN NGÀNH LU

ẬT HI

ẾN PHÁP VÀ LU

ẬT HÀNH CHÍNH KHÓA 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO

HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.TS. Nguyễn Cảnh Hợp

Học viên: Lê Trung Hiếu

Lớp: Cao học luật Hiến pháp – Hành chính

Khoá: 31

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2021

Thành phố Hồ Chí Minh, ......

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp Việt Nam” là công

trình do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của

Pgs.TS Nguyễn Cảnh Hợp. Các số liệu, thông tin nêu trong luận văn là trung thực

và khách quan. Các trích dẫn có trong luận văn đều được chú thích đầy đủ và chính

xác. Các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, khách quan của các dữ

liệu, số liệu và các thông tin được trình bày có trong Luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Trung Hiếu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

BMNN Bộ máy nhà nước

CHTT Cộng hòa tổng thống

CHĐN Cộng hòa đại nghị

HTCT Hình thức chính thể

HĐNN Hội đồng Nhà nước

NTQG Nguyên thủ quốc gia

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ

TỊCH NƯỚC..............................................................................................................7

1.1. Người đứng đầu nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước

trong các hình thức chính thể ..................................................................................7

1.1.1. Khái niệm người đứng đầu nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu nhà

nước ...........................................................................................................................7

1.1.2. Người đứng đầu nhà nước trong chính thể quân chủ .......................................9

1.1.3. Người đứng đầu nhà nước trong chính thể cộng hòa .....................................13

1.1.4. Người đứng đầu nhà nước trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa .........21

1.2. Vị trí, vai trò của Chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam và khái

quát về trách nhiệm của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp Việt Nam ......23

1.2.1. Vị trí, vai trò của Chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam..................23

1.2.2. Khái quát về trách nhiệm của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp Việt

Nam…........................................................................................................................26

1.2.3. Nhận xét chung về trách nhiệm của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp Việt

Nam .........................................................................................................................37

1.3. Trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 .......................39

1.3.1. Trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp ...............................39

1.3.2. Trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp ............................42

1.3.3. Trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp .................................43

1.3.4. Trách nhiệm của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực khác ..........................45

CHƯƠNG 2. HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY ..........................................................................................48

2.1. Thực trạng trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện nay ................48

2.1.1. Thực trạng trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp .............48

2.1.2. Thực trạng trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp...........52

2.1.3. Thực trạng trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp ...............54

2.1.4. Thực trạng trách nhiệm của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực khác ........56

2.2. Nhu cầu và phương hướng hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước ở

nước ta hiện nay ......................................................................................................59

2.2.1. Nhu cầu hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện nay........59

2.2.2. Phương hướng hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện

nay.... .........................................................................................................................61

2.3. Một số kiến nghị liên quan về trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta

hiện nay ....................................................................................................................61

2.3.1. Kiến nghị liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện nay….62

2.3.2. Thực hiện mô hình Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước ..........................74

KẾT LUẬN..............................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chế định nguyên thủ quốc gia là một trong những chế định phổ biến và xuất

hiện hầu hết trong tổ chức bộ máy nhà nước của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở

nước ta chế định nguyên thủ quốc gia xuất hiện lần đầu tiên trong Hiến pháp năm

1946 với tên gọi Chủ tịch nước và được duy trì cho đến ngày nay. Tùy vào từng thời

điểm lịch sử mà vị trí, tên gọi cũng như trách nhiệm của Chủ tịch nước cũng sẽ có sự

khác biệt.

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất

nước một cách toàn diện về các mặt của đời sống xã hội và tiến hành hội nhập quốc

tế. Cho đến nay, công cuộc đổi mới đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện trên

tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

(nhiệm kỳ 2011-2016) đã chỉ ra rõ những vấn đề cơ bản của việc đổi mới bộ máy nhà

nước, trong đó có đề cập đến vấn đề đổi mới chế định Chủ tịch nước: “nghiên cứu

xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ

chức năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống

lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trên tinh thần kế thừa, trong Báo cáo chính trị

tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (nhiệm kỳ 2021-2026) cũng nêu

ra phương hướng “xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp...” – trong đó cơ quan Chủ tịch nước với vai trò là mắt xích quan trọng trong

việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi đáng kể đối với các

quy định có liên quan đến chế định Chủ tịch nước. Tuy nhiên qua gần 10 năm thực

hiện Hiến pháp trong bối cảnh đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế một cách sâu

rộng như hiện nay, chế định Chủ tịch nước đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước có nêu “mặc dù Chủ tịch

nước đã có nhiều cố gắng, song trong thực tế, hoạt động quốc phòng an ninh và việc

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thống lĩnh đội ngũ vũ trang nhân dân vẫn còn những

vướng mắc... Trong nhiệm kỳ, trước một số vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng, Chủ

tịch nước chưa thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn vấn đề mà Chủ tịch nước

xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước theo quy định

2

điều 90 của Hiến pháp”, hay “việc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cải cách tư

pháp còn chậm; Chủ tịch nước quyết định ký kết các điều ước quốc tế nhân danh Nhà

nước về ODA mang tính hình thức vì không quản lý trực tiếp, ít nắm được cụ thể tình

hình quản lý, sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn

ODA” - Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước. Ngoài ra thông

qua nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng các quy định về vấn đề trách nhiệm của Chủ

tịch nước theo nghĩa tiêu cực, tức tính chịu trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc

thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn vẫn chưa thật sự cụ thể.

Nhận thức được vấn đề này, nhằm chỉ ra được những bất cập về quy định của

pháp luật cũng như những hoạt động thực tiễn có liên quan đến trách nhiệm của Chủ

tịch nước, qua đó đưa ra được những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa

trách nhiệm của Chủ tịch nước trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm

của Chủ tịch nước theo Hiến pháp Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học,

chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định Chủ tịch nước nói chung là đề tài được khá nhiều tác giả, nhà nghiên

cứu cũng như nhiều học viên quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên đa số đều ra đời trong

khoảng thời gian Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực. Kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có

hiệu lực cho đến nay cũng vẫn có một số các công trình nghiên cứu, tác phẩm có liên

quan đến chế định Chủ tịch nước được ra đời tuy nhiên số lượng không nhiều. Nổi

bật có một số công trình nghiên cứu, tác phẩm như sau:

1. Luận văn thạc sĩ “Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 – sự kế thừa

và phát triển qua các bản Hiến pháp Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hải Châu năm

2006. Luận văn tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của chế định

nguyên thủ quốc gia, mô hình nguyên thủ quốc gia trong tổ chức bộ máy nhà nước

dân chủ hiện đại. Ngoài ra tác giả cũng có những đề cập liên quan đến hoàn cảnh ra

đời của Hiến pháp năm 1946, vị trí, vai trò cũng như các nhiệm vụ, quyền hạn của

Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946. Đề tài cũng tập trung nghiên cứu đến các

yếu tố tác động đến sự ra đời và nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp năm 1959,

1980 và Hiến pháp năm 1992. Xuất phát từ tình hình thực tế tác giả đã nêu lên các

nhu cầu hoàn thiện, quan điểm định hướng cũng như đưa ra những kiến nghị cụ thể

để hoàn thiện chế định Chủ tịch nước, đặc biệt là tiếp thu những ưu điểm của mô hình

Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 đối với Hiến pháp hiện hành – Hiến pháp

1992.

3

2. Tác phẩm “Chế định Nguyên thủ quốc gia trong các Hiến pháp Việt Nam”, TS.

Đỗ Minh Khôi, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, năm 2014. Nội dung tác phẩm tập

trung nghiên cứu về các đặc điểm của nguyên thủ quốc gia ở các hình thức chính thể

trên thế giới cũng như nghiên cứu về địa vị pháp lý, phương thức hình thành, các

nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể này.

Ngoài ra tác phẩm cũng đề cập đến những nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc

gia trong Hiến pháp một số quốc gia cụ thể trên thế giới, nghiên cứu vị trí, vai trò và

các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp trong lịch sử lập

hiến ở nước ta. Trong tác phẩm này phần hoàn thiện chế định Chủ tịch nước cũng là

phần nghiên cứu trọng tâm. Tác giả đề cập các thực trạng, bất cập trong các quy định

về Chủ tịch nước, đồng thời tác giả cũng đề cập đến những chủ trương, chính sách

của Đảng lãnh đạo định hướng đổi mới chế định Chủ tịch nước. Thêm vào đó, tác giả

cũng có sự tiếp cận từ các góc độ văn hóa, truyền thống, chính trị và điều kiện hiện

tại của Việt Nam, từ đó dựa trên các phương hướng, nguyên tắc và đề xuất những giải

pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa chế định Chủ tịch nước ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay.

Ngoài hai tác phẩm nêu trên, còn có một số bài báo có liên quan đến chế định

Chủ tịch nước như: “Hình thức chính thể của các nước trên thế giới”, của tác giả Vũ

Hồng Anh, đăng trên tạp chí Luật học số 4 năm 1998; “Hiến pháp mới về vị thế, vai

trò của nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước”, của tác giả Cao Vũ Minh, đăng trên

tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 năm 2011; “Mối quan hệ của thiết chế Chủ tịch

nước với các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và cấu trúc bộ máy của thiết

chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp”, của tác giả Nguyễn Thị Doan, đăng trên tạp chí

Nghiên cứu lập pháp số 18 năm 2014; “Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm

2013 và việc xây dựng luật về hoạt động của Chủ tịch nước”, của hai tác giả Cao Vũ

Minh và Võ Phan Lê Nguyễn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23 năm 2014;

Cơ sở chính trị và pháp lý của việc ban hành luật về hoạt động của Chủ tịch nước,

của tác giả Cao Vũ Minh, đang trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01 năm 2016;

“Về quy định thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ tịch nước”, của tác giả

Nguyễn Xuân Yêm đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 7 năm 2016; “Mối

quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam”, của tác giả

Phạm Thị Phương Thảo, đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 4 năm 2018 và một

số bài viết khác.

4

Nhìn chung đây đều là những nghiên cứu được đầu tư một cách kỹ lưỡng, có

tính chuyên sâu về chế định Chủ tịch nước nói chung. Tuy nhiên đa số đều phân tích,

đánh giá vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước có liên quan đến việc

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc một số lĩnh vực khác mà chưa

đi sâu vào việc phân tích trách nhiệm của Chủ tịch nước (bao hàm cả vấn đề phải chịu

trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của

mình). Và hiện nay cũng chưa có bất kỳ một tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa

học nào liên quan trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp

Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp năm 2013.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích nghiên cứu của tác phẩm là nhằm làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch

nước qua các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Từ đó có những kiến

nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước

ta theo Hiến pháp hiện hành trong thời gian tới.

Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề tài là

cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống về trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia

trong các hình thức chính thể trên thế giới. Cùng với đó là trách nhiệm của nguyên

thủ quốc gia trong lịch sử lập hiến Việt Nam, đặc biệt là trong Hiến pháp hiện hành.

Từ đó chỉ ra các bất cập có trong Hiến pháp hiện hành và các văn bản pháp luật có

liên quan cũng như là các bất cập có trên thực tế. Dựa vào các lý luận và thực tiễn

vừa phân tích, tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa

trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp hiện hành, trên cơ sở các phương

hướng, đường lối của Đảng lãnh đạo và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của

Chủ tịch nước theo Hiến pháp Việt Nam. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu các

nội dung có liên quan đến chế định Chủ tịch nước như vị trí, vai trò, đặc biệt là các

nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thông qua các lĩnh vực lập pháp, hành pháp,

tư pháp và một số lĩnh vực khác. Đồng thời nghiên cứu về tính chịu trách nhiệm của

Chủ tịch nước thông qua các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam, trong

đó có Hiến pháp hiện hành – Hiến pháp năm 2013.

Về phạm vi nghiên cứu, trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên cứu một số

vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm của Chủ tịch nước ở Việt Nam thông qua

các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và đặc biệt là Hiến

5

pháp năm 2013, tác giả cũng đồng thời nghiên cứu về trách nhiệm của nguyên thủ

quốc gia trong các hình thức chính thể trên thế giới hiện nay như hình thức chính thể

quân chủ (quân chủ tuyệt đối, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị) và hình thức

chính thể cộng hòa (cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp, cộng

hòa xã hội chủ nghĩa). Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của

Hiến pháp về trách nhiệm của Chủ tịch nước, góp phần tạo nền tảng pháp lý vững

chắc trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch nước, cũng như tính

chịu trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện có chất lượng các mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, đề tài vận dụng

những phương pháp đặc thù của ngành luật nói riêng và khoa học xã hội nói chung.

Cụ thể đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: phương pháp này được sử dụng phổ biến trong

chương 1 của luận văn. Trong đó tập trung phân tích một cách có hệ thống về trách

nhiệm của Chủ tịch nước thông qua các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến ở nước

ta, nhằm cho thấy sự phát triển của chế định nguyên thủ quốc gia, sự kế thừa và phát

huy những ưu điểm, khắc phục những mặt hạn chế của từng mô hình nguyên thủ quốc

gia có trong lịch sử lập hiến ở nước ta.

Phương pháp nghiên cứu so sánh: phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong

chương 1 của luận văn. Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về trách nhiệm của

nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể trên thế giới từ đó làm nổi bật lên

những sự tương đồng và khác biệt giữa trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia ở Việt

Nam so với trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể khác

trên thế giới.

Ngoài ra trong xuyên suốt luận văn tác giả cũng sử dụng một số phương pháp

khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp kết hợp giữa

lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ hơn về các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của

Chủ tịch nước.

6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Với tình hình nghiên cứu như hiện nay, chỉ riêng Việt Nam cũng đã có nhiều đề

tài nghiên cứu, sách chuyên khảo và nhiều bài báo khoa học đề cập đến chế định Chủ

tịch nước. Tuy nhiên tác giả cũng nhận thấy rằng hầu hết các tác phẩm nói trên đều

chủ yếu nghiên cứu về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước hoặc

về các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành

6

pháp, tư pháp chứ chưa có bất kỳ một tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề

trách nhiệm của Chủ tịch nước (bao gồm cả vấn đề chịu trách nhiệm của Chủ tịch

nước có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn).

Đặt trong bối cảnh như trên, luận văn của tác giả sẽ cung cấp thêm những kiến

thức lý luận và thực tiễn của nước ta về vấn đề trách nhiệm của Chủ tịch nước. Đối

với phần lý luận, đề tài đã tổng hợp và phân tích một cách hệ thống những kiến thức

lý luận cũng như pháp lý đã có liên quan đến trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia

trong các hình thức chính thể trên thế giới và trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia

trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Về phần thực tiễn, tác giả phân tích cụ thể trách

nhiệm của Chủ tịch nước bao gồm trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp

và một số lĩnh vực khác cũng như vấn đề trách nhiệm của Chủ tịch nước với nghĩa

tiêu cực, từ đó có những đề xuất cụ thể để hoàn thiện hơn nữa các quy định có liên

quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước trong Hiến pháp hiện hành. Cuối cùng, có

thể nói đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho các bạn sinh viên, học viên

ngành luật nói chung và chuyên ngành Hành chính – Hiến pháp nói riêng khi nghiên

cứu các vấn đề có liên quan đến Chủ tịch nước nói chung và trách nhiệm của Chủ

tịch nước nói riêng.

7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

1.1. Người đứng đầu nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước

trong các hình thức chính thể

1.1.1. Khái niệm người đứng đầu nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu nhà

nước

Đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều có một thiết chế, chức danh

đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện các công tác đối nội, đối ngoại. Vị

trí này được gọi chung là nguyên thủ quốc gia (NTQG). Trong tiếng Anh thuật ngữ

phổ biến được sử dụng chung để chỉ vị trí này là “Head of State”. Theo từ điển

Oxford thuật ngữ “Head of State” được hiểu là trưởng đại diện công cao nhất của

một quốc gia như Tổng thống hoặc Quốc vương, người có thể đứng đầu Chính phủ.

Hay là người đại diện chung cho sự thống nhất quốc gia và tính hợp pháp của một

nhà nước có chủ quyền1

.

Theo nghĩa Hán – Việt, nguyên thủ là người đứng đầu2

. NTQG cũng có nghĩa

là người đứng đầu của một quốc gia. Cách hiểu này cũng tương tự với định nghĩa có

trong từ điển luật học về NTQG theo đó “nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà

nước để đại diện cho nhà nước ấy về cả đối nội và đối ngoại”

3

. Theo PGS.TS luật

học Nguyễn Đăng Dung định nghĩa về NTQG trong quyển Tìm hiểu pháp luật – Luật

Hiến pháp so sánh NTQG là “người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước

về mặt đối nội và đối ngoại”. Như vậy tóm lại, người đứng đầu nhà nước cũng chính

là nguyên thủ quốc gia đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại .

Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng được hiểu theo nghĩa trách nhiệm đó là:

“responsibility” và “accountability”. Hai thuật ngữ này thường được dùng để thay

thế cho nhau nhưng vẫn có một sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. Trách

nhiệm với nghĩa là “responsibility” thường được hiểu là việc phải làm như là bổn

phận, nghĩa vụ. Còn “accountability” có nghĩa rộng hơn “responsibility”, không chỉ

là những việc phải làm mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết

quả thực hiện những việc đó. “Accountability”có thể được hiểu là tổng hợp của trách

1 Tham khảo tại trang https://en.wikipedia.org/wiki/Head_of_state, truy cập ngày 26/03/2021.

2 Hoàng phê chủ biên (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 694.

3 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa – Nxb Tư pháp, tr.570.

8

nhiệm (responsibility), khả năng biện minh (answerability) và nghĩa vụ pháp lý

(liability) 4

.

Ở Việt Nam, một số tác giả tiếp cận thuật ngữ trách nhiệm theo nghĩa “trách

nhiệm là sự thực hiện bổn phận, nghĩa vụ của chủ thể đối với người khác, với xã hội

một cách tự giác”. Một số tác giả khác lại cho rằng trách nhiệm có nghĩa là “chịu

trách nhiệm”, với hàm ý là phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nào đó: “trách nhiệm

là hậu quả bất lợi mà người đứng đầu phải gánh chịu khi không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng quyền, nghĩa vụ được giao”

5

.

Có thể thấy chỉ với một thuật ngữ trách nhiệm nhưng lại có nhiều cách tiếp cận

khác nhau. Sẽ hợp lý hơn nếu nhìn nhận thuật ngữ trách nhiệm theo hướng kết hợp

cả hai cách hiểu trên đây lại với nhau. Trách nhiệm là những việc nên làm, phải làm,

được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốt sẽ phải gánh chịu phần hậu quả bất

lợi tương xứng vơi tính chất, mức độ của việc không hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ

6

.

Trên cơ sở những phân tích về thuật ngữ trách nhiệm và thuật ngữ NTQG có thể

hiểu “trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia là những việc mà người đứng đầu nhà

nước nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt nhất. Nếu kết quả không tốt,

người đứng đầu nhà nước sẽ phải gánh chịu hậu quả bất lợi”. Trên cơ sở khái niệm

này, có thể thấy trách nhiệm của NTQG được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản đó là:

quyền hạn, nghĩa vụ và hệ quả của việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ đó

(tính chịu trách nhiệm). Ở đây cũng cần phải lưu ý, có một số người sẽ không gọi là

trách nhiệm mà dùng thuật ngữ “thẩm quyền”, tuy nhiên cũng cần phải hiểu thẩm

quyền chỉ tức là quyền hạn và nghĩa vụ, nó không bao hàm vấn đề chịu trách nhiệm.

Do đó cần phải có sự phân biệt giữa thuật ngữ thẩm quyền và thuật ngữ trách nhiệm,

bởi lẽ trách nhiệm không chỉ bao gồm quyền hạn và nghĩa vụ mà còn bao gồm cả về

vấn đề gánh chịu hậu quả bất lợi khi có sai phạm.

Tùy thuộc vào từng hình thức chính thể (HTCT) mà tên gọi của NTQG cũng có

sự khác nhau. Ở những quốc gia theo chính thể quân chủ, NTQG thường được gọi là:

nhà Vua, Hoàng đế, Nữ hoàng hay Quốc trưởng…. Ở những quốc gia theo chính thể

4 Bùi Thị Ngọc Mai (2015), “Thuật ngữ “trách nhiệm” và thực tiễn pháp luật về trách nhiệm của người đứng

đầu cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17 (297), tr. 8.

5 Nguyễn Minh Phú (2018), “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, số 8 (360), tr. 3.

6 Bùi Thị Ngọc Mai (2016), Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, Nxb Chính trị

Quốc gia – Sự thật, tr. 26.

9

cộng hòa trong các nhà nước dân chủ tư sản, NTQG thường được gọi là Tổng thống…

Đối với các quốc gia theo chính thể cộng hòa Xô viết hay cộng hòa dân chủ nhân dân,

cộng hòa xã hội chủ nghĩa NTQG thường được gọi là Chủ tịch nước, Đoàn chủ tịch

Xô viết tối cao hoặc Hội đồng Nhà nước (HĐNN)…

1.1.2. Người đứng đầu nhà nước trong chính thể quân chủ

HTCT là phương thức tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước Trung

ương. Nói cách khác, HTCT là phương pháp thành lập và mối quan hệ giữa người

đứng đầu nhà nước, Nghị viện và Chính phủ

7

. HTCT gồm có hai dạng cơ bản là

HTCT quân chủ và HTCT cộng hòa.

Nếu quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào trong

tay của người đứng đầu nhà nước như nhà Vua, Hoàng đế hay Quốc vương… và được

chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế, thời hạn nắm giữ quyền lực là trọn đời thì đó là

chính thể quân chủ. HTCT quân chủ được chia thành hai hình thức là quân chủ chuyên

chế (quân chủ tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến). Trong hình thức

quân chủ hạn chế lại được chia thành hai hình thức là quân chủ nhị nguyên (quân chủ

nhị hợp) và quân chủ đại nghị.

1.1.2.1. Người đứng đầu nhà nước trong chính thể quân chủ chuyên chế (quân chủ

tuyệt đối)

Trong chính thể này, nhà Vua là người có quyền lực tối cao trong toàn bộ vương

quốc, nắm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước và không bị giới hạn bởi bất cứ điều

gì. Hiến pháp ở các vương quốc này vẫn có các quy định về quyền lập pháp, hành

pháp và tư pháp cùng với các cơ quan đảm trách nhưng tất cả đều đóng vai trò xoay

quanh và phục vụ cho sự cai trị của nhà Vua. Trong chính thể này nhà Vua có các

nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Trong lĩnh vực lập pháp, nhà Vua là người nắm toàn bộ quyền lập pháp trong

tay. Tuy nhiên nhà Vua không tự mình xây dựng nên các đạo luật mà sẽ thành lập

nên các cơ quan đóng vai trò như cơ quan lập pháp ở các quốc gia (Hội đồng lập pháp

của Vương quốc Brunei, Hội đồng tư vấn ở Ả-rập Xê-út). Nhà Vua có toàn quyền bổ

nhiệm hay cách chức các thành viên của Hội đồng theo sự xét đoán của mình. Một

dự luật được xây dựng và hoàn thiện ở Hội đồng sẽ được trình lên cho nhà Vua ban

hành. Nhà Vua là người quyết định cuối cùng trong việc ban hành cũng như nội dung

của dự luật. Ngoài ra nhà Vua còn là người có thẩm quyền tuyên bố tình trạng khẩn

7 Vũ Hồng Anh (1998), “Hình thức chính thể của các nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, số 4, tr. 40.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!