Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
201.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1195

Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011 3

TS. BïI KI£N §IÖN *

1. Sự cần thiết của tính quyền lực nhà

nước trong quan hệ pháp luật tố tụng hình

sự và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế

trong quá trình này là tất yếu bởi đây là

điều kiện không thể thiếu để các cơ quan

tiến hành tố tụng có thể đạt được mục đích

quy định tại Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự

(BLTTHS). Do đó, khi tham gia vào quá

trình tố tụng hình sự, một số chủ thể của

quá trình này, nhất là người bị bắt, người bị

tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo... có thể bị

hạn chế hoặc tạm thời bị tước bỏ một số

quyền cơ bản của công dân được pháp luật

bảo hộ như quyền bất khả xâm phạm về

thân thể, quyền tự do đi lại, quyền đối với

tài sản... Nhưng sự hạn chế hay tạm thời

tước bỏ những quyền đó của họ phải dựa

trên cơ sở quy định của pháp luật và phục

vụ quá trình điều tra, xử lí vụ án theo trình

tự, thủ tục luật định.

Nhằm bảo đảm cho các hoạt động tố

tụng hình sự đi đúng hướng, loại trừ mọi sự

hạn chế hoặc xâm phạm trái pháp luật các

quyền cơ bản của công dân BLTTHS đã

quy định nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ

các quyền cơ bản của công dân” với nội

dung như sau: “Khi tiến hành tố tụng, thủ

trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra,

điều tra viên, viện trưởng, phó viện trưởng

viện kiểm sát, kiểm sát viên, chánh án, phó

chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm trong

phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn

trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra

tính hợp pháp và sự cần thiết của những

biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc

thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy

có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần

thiết nữa”. Theo đó, trách nhiệm của chủ

thể tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ

các quyền cơ bản của công dân cần được

hiểu với hai nội dung sau:

Thứ nhất, khi giải quyết vụ án hình sự,

các chủ thể tiến hành tố tụng phải có thái độ

tôn trọng các quyền cơ bản của công dân và

có trách nhiệm đảm bảo không để xảy ra

những hành vi có tính chất xâm hại các

quyền đó. Khi tiến hành các hành vi tố tụng,

nhất là các hành vi có tính cưỡng chế cao,

có hệ quả đi kèm là làm hạn chế hoặc tạm

thời tước bỏ một hay một số quyền công

dân của đối tượng bị áp dụng như bắt, tạm

giữ, tạm giam, khám xét… thì các chủ thể

tiến hành tố tụng phải triệt để tuân thủ mọi

* Giảng viên chính Khoa pháp luật hình sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!