Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
904.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1853

Tổ chức và hoạt động văn phòng hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Khôi

Học viên: Bùi Thị Thúy Nhàn

Lớp: CHL HP&HC, Khóa 23

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2019

BÙI THỊ THÚY NHÀN

 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

 KHÓA 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính

Mã Số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Khôi

Học viên: Bùi Thị Thúy Nhàn

Lớp: CHL HP&HC, Khóa 23

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Tổ chức và hoạt động Văn phòng Hội

đồng nhân dân cấp tỉnh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.

Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào trước đây.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 4 năm 2019

Ngƣời cam đoan

Bùi Thị Thúy Nhàn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 HĐND Hội đồng nhân dân

2 UBND Ủy ban nhân dân

3 ĐBQH Đại biểu Quốc hội

4 TXCT Tiếp xúc cử tri

5 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH........6

1.1. Khái niệm, vị trí, chức năng của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh .............6

1.1.1. Khái niệm Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ...........................................6

1.1.2. Vị trí, vai trò của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh................................8

1.1.3 Quan điểm về thí điểm sáp nhập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân.............................................................................................11

1.2. Tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh .............................................14

1.2.1. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................14

1.2.2. Cơ cấu nhân sự.................................................................................................16

1.2.3. Chế độ làm việc ................................................................................................18

1.3. Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh .........................................20

1.3.1. Công tác tham mưu ..........................................................................................20

1.3.2. Công tác giúp việc............................................................................................24

1.3.3. Công tác phục vụ..............................................................................................25

1.3.4. Công tác khác...................................................................................................27

1.4. Mối quan hệ công tác của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ......................29

1.4.1. Mối quan hệ công tác với các cơ quan Trung ương.........................................29

1.4.2. Mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ở địa phương....30

Kết luận chƣơng 1..............................................................................................................31

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN

PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN......................................................................................................................32

2.1. Thực trạng về tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh .....................32

2.1.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức ...........................................................................32

2.1.2. Thực trạng về cơ cấu nhân sự ..........................................................................34

2.1.3. Thực trạng về chế độ làm việc..........................................................................36

2.2. Thực trạng về hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.................39

2.2.1. Thực trạng công tác tham mưu của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh .39

2.2.2. Thực trạng công tác giúp việc của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh...47

2.2.3. Thực trạng công tác phục vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.....52

2.3. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh........................................................................................................................62

2.3.1. Một số giải pháp hoàn thiện về tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh .......................................................................................................................................62

2.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện về hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh ................................................................................................................................66

Kết luận chƣơng 2..............................................................................................................78

KẾT LUẬN..............................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

STT Tên biểu đồ, bảng Trang

1

Bảng 2.1: Tổng số chỉ tiêu biên chế được giao của một số

Văn phòng HĐND cấp tỉnh

43

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở nước ta, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được xác định là cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ

của nhân dân địa phương. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015 cũng đã tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh tính chất đại diện, tính

chất quyền lực của Hội đồng nhân dân có ý nghĩa rất to lớn. Có thể khẳng định, từ

khi được thành lập cho đến nay, nhất là qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi

mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã có nhiều bước

đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực, góp

phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, ổn định và

từng bước nâng cao đời sống của nhân dân ở địa phương.

Đi cùng với sự đổi mới theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn của Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh, cùng với sự phát triển của hệ thống Văn phòng các cơ quan Nhà

nước, quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh đã không ngừng được từng bước hoàn thiện nhằm góp phần nâng cao

hiệu quả công tác tham mưu, giải quyết và phục vụ đối với các hoạt động của Hội

đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại

biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, trên cơ sở Luật Tổ chức chính quyền địa

phương năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày

27/5/2016 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mô hình này đi vào hoạt động

đồng nghĩa với việc chính thức khép lại tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn

đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau hơn 8 năm đi vào hoạt động

theo tinh thần của Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ

Quốc hội khóa XII ngày 11/12/2007 về thành lập và quy định vị trí, chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên thực tế, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bước đầu đi vào hoạt

động đã có những bước tiến đáng kể, khắc phục được những tồn tại, hạn chế so với

mô hình Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước

đây. Tuy nhiên, từ những thay đổi này cũng đã dẫn đến không ít các vấn đế khó

2

khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh trong công tác tổ chức, công tác nhân sự, trong phối hợp hoạt động và chất

lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp việc và phục vụ hoạt động của Thường

trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu về

tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thời điểm

hiện tại là cần thiết và quan trọng để có những nhìn nhận cụ thể, khách quan về tổ

chức về hoạt động của mô hình này. Bên cạnh đó, với mong muốn đóng góp vào

mục tiêu khắc phục những tồn tại, hạn chế đang xảy ra, nâng cao chất lượng hiệu

quả tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhằm đáp ứng

kịp thời các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài “Tổ chức

và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” làm luận văn Thạc sỹ

Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Hành chính.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua nghiên cứu của tác giả, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài

khoa học liên quan đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Nguyễn Thị Hoàn (2011), Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp quyền,

Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trịnh Tuấn Ngọc (2011), Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp

luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp (từ thực tiễn Thành phố Hồ

Chí Minh và An Giang), Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố

Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thanh Minh (2011), Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân

Tp.HCM: Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật

Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), Tổ chức và họat động của thường trực Hội

đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí

Minh), Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Huỳnh Quang Lộc (2010), Tổ chức và hoạt động của các ban Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố

Hồ Chí Minh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!