Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY KHANG
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Định hướng nghiên cứu
Mã Cn: 8380102
Người hướng dẫn khoa học : Ts. Thái Thị Tuyết Dung
Học viên : Nguyễn Duy Khang
Lớp : Cao học Luật, Khóa 32
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn “Tổ chức và hoạt động
của Ban Quản lý An toàn thực phẩm trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên
cứu nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Thái Thị
Tuyết Dung. Các nội dung và số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …./…./……
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Khang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP : an toàn thực phẩm
ATVSTP : an toàn vệ sinh thực phẩm
HĐND : Hội đồng nhân dân
Luật ATTP 2010 : Luật An toàn thực phẩm năm 2010
NĐTP : ngộ độc thực phẩm
NN&PTNT : nông nghiệp và phát triển nông thôn
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Sơ lược các quy định tổ chức Ban Quản lý An toàn thực phẩm hiện nay.
3. Danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm
quyền quản lý lĩnh vực y tế.
4. Danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm
quyền quản lý lĩnh vực nông nghiệp.
5. Danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm
quyền quản lý lĩnh vực công thương.
6. Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh.
7. Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng.
8. Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRỰC THUỘC UỶ
BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH .................................................................................7
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và thí điểm thành lập Ban Quản lý
An toàn thực phẩm ...............................................................................................7
1.2. Vị trí pháp lý, chức năng của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.............12
1.2.1. Vị trí pháp lý của Ban Quản lý An toàn thực phẩm .................................12
1.2.2. Chức năng của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.....................................16
1.3. Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Ban Quản
lý An toàn thực phẩm .........................................................................................17
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm..............................17
1.3.2. Chế độ làm việc của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.............................20
1.4. Quy định pháp luật về hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm
...............................................................................................................................21
1.5. Các mối quan hệ công tác của Ban Quản lý An toàn thực phẩm............26
1.5.1. Với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Thanh tra Chính phủ...........................................................................................26
1.5.2. Với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh..................................................................27
1.5.3. Với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ...............27
1.5.4. Với Ủy ban nhân dân cấp huyện ..............................................................28
1.4.5. Với các cơ quan khác ...............................................................................28
Kết luận chương 1 ...................................................................................................30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN
LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.....................................................................................32
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh về
quản lý an toàn thực phẩm ................................................................................32
2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm từ thực
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................34
2.2.1. Lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm ..............................................37
2.2.2. Biên chế và đội ngũ công chức, viên chức ...............................................38
2.2.3. Nhận xét về thực trạng cơ chế tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực
phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................39
2.3. Thực trạng hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................41
2.3.1. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm ..................................................................41
2.3.2. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về an toàn thực phẩm...........................44
2.3.3. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực
phẩm ...................................................................................................................68
2.3.4. Nhận xét thực trạng hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................71
2.4. Một số kiến nghị hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban
Quản lý An toàn thực phẩm...............................................................................77
Kết luận chương 2 ...................................................................................................80
KẾT LUẬN..............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
i) Lý do chọn đề tài
ATTP hiện nay là một vấn đề đặc biệt được quan tâm và có tầm quan trọng
đặc biệt vì thực phẩm được con người sử dụng hàng ngày để cung cấp nguồn năng
lượng, dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển. Thực phẩm không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của con người mà còn là nhu cầu thiết
yếu trong xã hội, từ đó thực phẩm ảnh hưởng to lớn đến nhiều yếu tố như kinh tế, xã
hội không chỉ riêng ở trong nước mà còn mang tính quốc tế.
Để có thực phẩm an toàn, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về
ATTP cần phải có những kiến thức về chuyên môn trong quản lý chất lượng, bảo
quản, kiểm soát chuỗi thực phẩm, chế biến thực phẩm, đóng gói, vận chuyển và
nhiều yếu tố khác vì sự đa dạng, phong phú của thực phẩm và tùy thuộc vào nhu
cầu, mục đích, văn hóa của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng không
đảm bảo ATTP đang trở thành vấn đề lớn được xã hội ngày càng chú trọng vì các
loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và ngoài nước không rõ nguồn gốc
nhập vào Việt Nam, tình hình NĐTP đang diễn ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người sử dụng, đồng thời các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng phụ gia
trong sản xuất ngày càng trở nên khó kiểm soát, thực phẩm không đảm bảo chất
lượng, thực phẩm không theo đúng thành phần nguyên liệu, hàng hóa quảng cáo sai
với sự thật, việc sử dụng các hóa chất không được cho phép, các vi phạm về điều
kiện ATTP trong quá trình hoạt đang diễn ra và gây bức xúc cho toàn xã hội.
Việc sử dụng thực phẩm không an toàn là nguyên nhân gây ra NĐTP, bệnh
truyền qua thực phẩm đồng thời thực phẩm còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế,
thương mại, du lịch, văn hóa cũng như xã hội. Ngoài ra, chất lượng thực phẩm có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của người sử dụng,
chính vì vậy ATTP không chỉ ở đất nước ta mà cả cộng đồng quốc tế coi như một
trong những nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm phát triển hàng đầu trong vấn đề kinh tếxã hội và hội nhập và các biện pháp để ngăn ngừa, phòng chống hiệu quả, hiện vẫn
đang là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc toàn cầu hóa chuỗi thực phẩm thông qua việc giao thương giữa các quốc
gia ngày càng phổ biến, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi về kinh tế, thì nguy cơ
lây lan thực phẩm ô nhiễm càng lớn và người tiêu dùng có nhiều nguy cơ tiếp xúc
với thực phẩm có mầm bệnh, chất ô nhiễm hơn so với trước đây, trong khi tầm vóc,
2
quy mô của bệnh do thực phẩm gây ra thì khó ước lượng một cách thật chính xác,
đặc biệt tại các nước đang phát triển do thiếu những dữ liệu sát hợp.
Để thực hiện các công tác bảo đảm ATTP cần có những tổ chức của Chính
phủ thực hiện công tác quản lý nhà nước một cách có hiệu quả, đảm bảo việc thực
thi pháp luật một cách công bằng và rõ ràng. Bộ máy nhà nước thực hiện công tác
quản lý ATTP không chỉ ở tuyến trung ương mà cả địa phương vận hành phải thật
sự mang lại tác động tích cực và thiết thực cho mọi cá nhân và tổ chức đảm bảo việc
sử dụng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo các giá trị mà thực phẩm mang
lại trong cuộc sống và đúng quy định của pháp luật.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực
phẩm trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)”
làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Hành chính - Hiến pháp.
ii) Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài, theo tìm hiểu của tác giả hiện nay chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý ATTP với tư cách
là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
ATTP ở địa phương từ khi cơ quan đầu tiên của cả nước được thí điểm thành lập
năm 2016 và chính thức hoạt động năm 2017. TP.HCM là một thành phố phát triển
năng động, đã có nhiều đóng góp, sáng kiến cho việc góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật và là nơi đi đầu trong cả nước áp dụng trong việc thí điểm thành lập
Ban Quản lý ATTP trực thuộc UBND cấp tỉnh để tập trung giải quyết các vấn đề
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ATTP mà trước đây được phân về 03
ngành là Y tế, Công thương và Nông nghiệp.
Tuy đã có một số đề tài nghiên cứu về ATTP trong công tác quản lý nhà nước
về ATTP hiện nay như: đề tài nghiên cứu như luận văn tiến sĩ của tác giả Đặng
Công Hiến nghiên cứu về “Pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại ở Việt
Nam” năm 2019 (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã
hội); luận văn thạc sĩ khoa học của tác giả Nguyễn Nữ Linh Tâm nghiên cứu về
“Pháp luật về ATTP trong lĩnh vực kinh doanh - Qua thực tiễn Tỉnh Quảng Trị năm
2018 (Đại học Huế - Trường Đại học Luật); luận văn của tác giả Nguyễn Tiến Dũng
về “Quản lý nhà nước về ATTP trong lĩnh vực Y tế từ thực tiễn TP.HCM” năm
2018 (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội).
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về pháp luật, quản lý hành chính trong ATTP
thì các hội nghị được tổ chức thường xuyên như Diễn đàn khoa học “Thực trạng và
3
giải pháp ATTP ở Việt Nam hiện nay” được Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam tổ chức ngày 31/10/2017 tại Hà Nội. Cùng với đó phải kể các
nghiên cứu về chuyên môn như: “Điều tra ngộ độc thực phẩm - Ts. Trần Thị Phúc
Nguyệt, Đại học Y Hà Nội, 2008”; “Một số bệnh truyền qua thực phẩm”, “Điều tra
vệ sinh ATTP” - PGS.TS Đỗ Thị Hà - Giảng viên chính Viện đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng Cục ATTP; “Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh ATTP” -
Hoàng Tích Mịch, Hà Huy Khôi, NXB Y học, 1977, Hà Nội; “An toàn vệ sinh thực
phẩm” - Phạm Duy Tường, Nguyễn Thị Dụ, Trần Đáng, NXB Giáo dục, 2012, Hà
Nội; “Tội vi phạm quy định về vệ sinh ATTP trong Luật hình sự Việt Nam”…
Bên cạnh đó có nhiều sách chuyên khảo và bài viết đăng trên tạp chí điện tử,
tập chí Bên cạnh đó còn có nhiều sách chuyên khảo và bài viết đăng trên tạp chí
điện tử: Tạp chí Cộng sản, “ATTP, vấn đề toàn cầu” (đăng tải ngày 02/4/2009); Tạp
chí Cộng sản, “Kinh nghiệm quản lý vệ sinh ATTP của Liên minh Châu Âu và bài
học đối với Việt Nam” (đăng tải ngày 30/6/2010); Quang Minh, (2015), “Tìm hiểu
về ATTP - Quy định mới về kiểm tra giám sát ATTP và hướng dẫn quản lý, sử
dụng phụ gia trong vệ sinh thực phẩm”, Nhà xuất bản Lao động; Chủ biên Phạm
Hải Vũ, Đào Thế Anh, (2016), “ATTP nông sản”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội; Như Phong, (2018), “ATTP và trách nhiệm của doanh nghiệp”, Tạp chí Sức
khỏe và đời sống; Nguyễn Hạnh, (2018), “Đảm bảo vệ sinh ATTP – Cần sự phối
hợp đồng bộ của nhiều ngành”, VFA - Tạp chí điện tử chính thức của Cục ATTP…
Các đề tài này đa phần ược thực hiện trong điều kiện các quy định pháp luật
về tổ chức bộ máy cũng như quy định pháp luật ATTP từ năm trước năm 2018 và
có nhiều thay đổi so với hệ thống các văn bản pháp luật quy định trong thời điểm
hiện tại. Mặt khác, ngày nay Ban Quản lý ATTP đã trở thành cơ quan tham mưu
cho UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đa lĩnh vực, không chỉ
riêng lĩnh vực ATTP theo thẩm quyền quản lý của ngành Y tế mà còn của ngành
Nông nghiệp và Công thương. Cùng với đặc trưng là cơ quan thí điểm đầu tiên của
cả nước thực hiện công tác quản lý về ATTP trong cả ba ngành nên có nhiều sự
thay đổi về cơ cấu tổ chức, quản lý và cách thức hoạt động so với các cơ quản lý
ATTP ở các tỉnh thành khác trên cả nước.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An
toàn thực phẩm thuộc UBND cấp tỉnh (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)”, có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức và
hoạt động của cơ quan Quản lý ATTP cấp tỉnh cũng như góp phần hoàn thiện thêm