Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THU SƯƠNG
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm
Học viên: Nguyễn Thu Sương
Lớp: Cao học Luật, Sóc Trăng Khóa 02
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Nhiêm. Những thông tin, tài liệu
trong Luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng
có nguồn gốc rõ ràng. Không sao chép của bất kỳ công trình khoa học nào khác./.
Tp. Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2018
Người viết
Nguyễn Thu Sương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI4
TỈNH SÓC TRĂNG ...................................................................................................4
1.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về tổ chức
của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng...............................4
1.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng ..............................................................4
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Sóc Trăng.................................................................................................6
1.2. Thực trạng về tổ chức biên chế của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Sóc Trăng.................................................................................................8
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội tỉnh Sóc Trăng.................................................................................................8
1.2.2. Chế độ làm việc của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng ...10
1.3. Những hạn chế, bất cập và giải pháp hoàn thiện .......................................15
1.3.1. Những hạn chế, bất cập về tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội .......................................................................................................................15
1.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện......................................................................17
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI TỈNH SÓC TRĂNG.........................................................................................19
2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động của Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.................................................19
2.1.1. Hoạt động tham mưu trong lĩnh vực dạy nghề, giảm nghèo, việc làm an
toàn lao động và lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội. ....................................19
2.1.2. Hoạt động tham mưu trong lĩnh bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và
bình đẳng giới và phòng và chống tệ nạn xã hội.................................................23
2.1. 3. Hoạt động tham mưu trong lĩnh vực người có công.................................29
2.2. Những hạn chế bất cập và các giải pháp hoàn thiện..................................38
2.2.1. Những hạn chế, bất cập.............................................................................38
2.2.2. Các giải pháp hoàn thiện ..........................................................................41
KẾT LUẬN................................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đóng vai trò quan
trọng đối với đời sống xã hội, với phạm vi khá rộng và bao quát, chức năng tham
mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc
làm, an toàn lao động, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, bảo vệ
chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, người có công, phòng chống tệ
nạn xã hội (gọi chung là lao động, người có công và xã hội).
Trong những năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện tốt
chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý và điều hành các hoạt
động quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội, bên cạnh những kết
quả đạt được trong quá trình thực hiện, thời gian qua vẫn còn một số hạn chế bất
cập như về tổ chức biên chế, tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích và xâm hại có
chiều hướng tăng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng
còn nhiều hạn chế, bất cập. Xuất phát từ những hạn chế, bất cập, với chức năng,
nhiệm vụ của ngành nên tác giả chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động của Sở Lao động –
Thương binh và xã hội tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu và đưa ra những hạn
chế bất cập qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện tốt chức năng
tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện và giải quyết các chế độ chính sách
được tốt hơn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu trong quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật vào thực
tiễn, mang tính mới, không bị trùng lắp. Qua tìm hiểu, tác giả chưa phát hiện đề tài
nào nghiên cứu về tổ chức hoạt động của Sở Lao động – Thương binh và xã hội
trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng.
Một số tác giả đã nghiên cứu về một trong các lĩnh vực quản lý của Sở như: “
Thủ tục cấp giấy phép và quản lý lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hà Trang, Khoá 11 Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh; “Quản lý nhà nước sau cai nghiện tại nơi cư trú - từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Tự Châu, Khoá 4 Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh; “Quản lý nhà nước về trợ giúp và cứu trợ xã hội đối với
đối tượng kho khăn” của tác giả Trần Thị Hương Ly Khoá 14, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh; các đề tài này chỉ nghiên cứu vào một lĩnh vực cụ thể của