Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở thông tin và truyền thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH HOÀNG THÀNH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA THANH TRA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH HOÀNG THÀNH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA THANH TRA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
MÃ SỐ CN: 60.38.0102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thƣơng Huyền
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở
Thông tin và Truyền thông” dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị
Thƣơng Huyền là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của
bản thân tôi . Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Huỳnh Hoàng Thành
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .............................................. 3
7. Bố cục của Luận văn ................................................................................ 3
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG..................................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông. ...................... 4
1.1.1. Khái niệm “Thanh tra”......................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm “Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông”........................ 5
1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra Sở
Thông tin và Truyền thông...................................................................................... 6
1.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật Thanh tra năm 2004................................ 6
1.2.2. Giai đoạn từ khi có Luật Thanh tra năm 2004 đến nay.........................9
1.3. Tổ chức của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông.................... 11
1.3.1. Vị trí pháp lý của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông............... 11
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thong............ 14
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thong 18
1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông......................................................................................................................... 20
1.4. Hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông ............... 22
1.4.1. Hoạt động thanh tra hành chính......................................................... 22
1.4.2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành .................................................... 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG I...........................................................................32
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA THANH
TRA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN.......................................................................................................34
2.1. Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông,
nguyên nhân và một số giải pháp hoàn thiện .....................................................34
2.1.1. Thực trạng về tổ chức .......................................................................34
2.1.2. Nguyên nhân ......................................................................................41
2.1.3. Giải pháp hoàn thiện..........................................................................44
2.2. Thực trạng về hoạt động Thanh tra của Thanh tra Sở Thông tin và
Truyền thông, nguyên nhân và một số giải pháp hoàn thiện............................52
2.2.1. Thực trạng về hoạt động ....................................................................52
2.2.2. Nguyên nhân ......................................................................................61
2.2.3. Giải pháp hoàn thiện..........................................................................65
KẾT LUẬN CHƢƠNG II .........................................................................73
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................74
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn liền với cải cách nền
hành chính quốc gia, đó là mục tiêu quan trọng và đang đặt ra những yêu cầu cụ
thể đối với công tác thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra chuyên ngành nói
riêng. Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/11/2011 ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã nêu rõ yêu
cầu “tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động,
tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành”.
Trong nhiều năm qua, hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông đã góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các Sở
Thông tin và Truyền thông tại địa phương cũng như góp phần hiệu quả hoạt động
thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông trong phạm vi cả nước. Hoạt động
của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách pháp luật, từ đó kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hiện nay, các lĩnh vực quản lý nhà nước của
ngành thông tin và truyền thông được phát triển vượt bậc, đòi hỏi tổ chức của
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông cần được củng cô, tăng cường; hoạt động
của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên, hiện nay tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và
Truyền thông đã bộc lộ một số hạn chế, như: vị trí, vai trò của Thanh tra Sở tại
nhiều Sở Thông tin và Truyền thông không được coi trọng đúng mức, pháp luật về
tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông chưa hoàn thiện,
hoạt động của Thanh tra Sở chưa đem lại hiệu quả cao, tình trạng vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia
tăng.v.v.. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị để tháo
gỡ những tồn tại hạn chế, góp phần đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công
tác Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông là rất cần thiết. Từ những cơ sở khoa
học và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Sở Thông tin và Truyền thông” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay có rất nhiều luận văn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động
thanh tra. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động thanh tra , ví
dụ như:
- “ Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp” năm 2013 của tác giả
Trần Đức Toàn, đề tài phân tích hệ thống hóa các quy định pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp và việc áp dụng các quy định pháp luật trong
thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng chung về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Sở Tư pháp.
- “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Nội vụ” năm 2014 của tác giả
Đặng Ngọc Sơn, đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra Sở Nội vụ, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và thực tiễn
thực hiện pháp luật, đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, nhìn chung các công trình nghiên
cứu khoa học từ trước đến nay đã góp phần lý giải các vấn đề về khái niệm, cơ sở
pháp lý và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nói
chung và một số ngành lĩnh vực nói riêng. Qua đó cho thấy, đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Sở Thông tin và Truyền thông. Do vậy, theo tác giả, việc nghiên cứu để tìm ra
các bất cập trong quy định nhằm hoàn thiện pháp luật, vừa tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông là
rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông. Đồng thời, đánh giá thực trạng về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, thông qua đó chỉ
ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật cũng như trong thực tiển tổ
chức, hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và đề xuất các giải
pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thong
3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận - pháp lý và thực tiễn tổ chức và hoạt
động thanh tra củạ Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông. Do vậy, đối tượng
nghiên cứu chính của để tài là các vấn đề về tổ chức và hoạt động thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông. Đề tài
được nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực trạng Thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông trên phạm vi cả nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mác-Lênin về
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên quan
điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta nhằm đảm bảo
tính khách quan, tính khoa học và tình hình thực tiễn của đề tài. Tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Chương I sử dụng phương pháp lịch sử, phân
tích, tổng hợp; Chương II sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều
tra, thống kê...để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sâu sắc thêm
một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của thanh tra
bộ, ngành nói chung và thanh tra ngành thông tin và truyền thông nói riêng.
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo, nghiên cứu cho học sinh, sinh viên và những người làm công tác thanh
tra. Những đề xuất của luận văn sẽ cung cấp luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc
hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của ngành thông tin và truyền
thông, một ngành có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của xã hội .
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương và kết luận.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông.
Chương 2: Thực trạng tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Thông tin và
Truyền thông và một số giải pháp hoàn thiện.