Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1988

Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (Từ thực tiễn tỉnh Long An)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ QUANG VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01-NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Vũ Văn Nhiêm

Học viên: Lê Quang Vinh

Lớp: Cao học luật, khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01-NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thể hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Văn Nhiêm. Các số liệu, những kết luận

nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Học viên

Lê Quang Vinh

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

HCCB : Hội cựu chiến binh

HĐND : Hội đồng nhân dân

HLPN : Hội liên hiệp phụ nữ

HND : Hội nông dân

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

NXB : Nhà xuất bản

TCCQĐP : Tổ chức chính quyền địa phương

TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

UBND : Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY

BAN NHÂN DÂN XÃ...............................................................................................6

1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã...................6

1.1.1. Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân xã ......................................................6

1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã..........................................9

1.2. Cơ cấu tổ chức thành viên của Ủy ban nhân dân xã ................................ 10

1.2.1. Cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, công chức, những người

hoạt động không chuyên trách xã, ấp ............................................................... 10

1.2.2. Cơ cấu tiêu chuẩn thành viên Ủy ban nhân dân, công chức, những người

hoạt động không chuyên trách xã, ấp ............................................................... 13

1.3. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã................................... 18

1.3.1. Hình thức hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân xã ........................... 19

1.3.2. Hình thức hoạt động cá thể ..................................................................... 20

1.4. Các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân xã................................................ 23

1.4.1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn huyện.. 23

1.4.2. Quan hệ với Đảng ủy xã.......................................................................... 24

1.4.3. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã ........................................................ 24

1.4.4. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị-xã

hội của xã .......................................................................................................... 25

1.4.5. Quan hệ với ban ấp ................................................................................. 25

1.5. Tiểu kết chƣơng I......................................................................................... 26

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN

NHÂN DÂN XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

ĐỔI MỚI................................................................................................................. 30

2.1. Thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh Long An

.............................................................................................................................. 30

2.1. 1. Khái quát đặc điểm, tình hình Kinh tế-Văn hóa-Xã hội của tỉnh Long An

........................................................................................................................... 30

2.1.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh Long An. 38

2.1.3. Thực trạng về các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh

Long An ............................................................................................................. 53

2.1.4. Thực trạng về các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân xã....................... 66

2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã .... 70

2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã. 70

2.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã.... 72

2.3. Tiểu kết chƣơng II ....................................................................................... 75

KẾT LUẬN............................................................................................................. 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống chính quyền các cấp thì chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi

chung là cấp xã) là chính quyền cơ sở gần dân nhất. Trong đó, Ủy ban nhân dân

(UBND) xã là cơ quan hành chính nhà nước gần nhân dân, có vai trò, vị trí và ý

nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội, là nơi trực tiếp phát

huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho

nhân dân địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vì vậy, tổ chức và hoạt động của UBND xã có tầm quan trọng rất đặc biệt,

UBND xã là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn triển khai, tổ chức

thực hiện đến từng người dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, UBND xã là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn

của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng với nhân dân và toàn xã hội, Chủ

tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của

hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”1

Vai trò của UBND xã càng trở nên quan trọng khi chúng ta xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tổ chức và

hoạt động UBND xã trong thời gian qua tuy đã có đổi mới, được coi trọng hơn, toàn

diện hơn và có tiến bộ, song chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của người

dân. Mặc dù Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (TCCQĐP) đã thay

thế luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, luật tổ chức chính quyền địa phương

năm 2015 đã có điều chỉnh theo hướng đổi mới về vấn đề phân quyền, phân cấp

quản lý, từng cấp chính quyền địa phương có tính đặc thù của chính quyền ở đô thị

và nông thôn,... Nhưng quy định của luật TCCQĐP năm 2015 và các văn bản

hướng dẫn các cấp vẫn chưa qui định mang tính đột phá về tổ chức và hoạt động

của UBND các cấp nói chung và UBND xã nói riêng. Mặt khác, nguyên nhân của

những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua về tổ chức và hoạt động của xã trên địa

bàn tỉnh Long An cũng xuất phát ngay từ cơ cấu tổ chức và hoạt động điều hành,

quản lý nội tại của mình.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.371.

2

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài "Tổ chức và hoạt động của

Ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh Long An)" làm luận văn thạc sỹ luật học.

Đây là đề tài cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần

trực tiếp vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của UBND xã

ở tỉnh Long An nói riêng và hiệu quả tổ chức và hoạt động của UBND xã ở các

tỉnh, thành phố cả nước nói chung trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến nội dung về tổ chức và hoạt động của UBND xã đã có nhiều

đề tài và các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó có thể kể

đến một số luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học như: luận án tiến sĩ luật học bảo

vệ tai Học viện Khoa học và xã hội như: Trần Thị Tiểu Quyên (2012) “Tổ chức và

hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên”; Nguyễn Trọng

Hải (2016), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND các cấp ở Việt Nam hiện

nay”; v.v... hay luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Trường Đại học luật Hà Nội và Đại học

luật Tp.HCM như: Hoàng Thu Trang (2014) “Đổi mới tổ chức và hoạt động của

chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay”; Nguyễn Văn Hồng Quân (2015)

“Tổ chức và hoạt động của UBND từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu

Long”; Lê Thị Mận (2016) “Đổi mới tổ chức chính quyền phường trong mô hình

chính quyền đô thị tại Tp.HCM, v.v...

Bên cạnh đó cũng có một số sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí

như: Quyển Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;

Quyển “Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã" của Ban Tổ chức Cán

bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước do tiến sĩ Chu Văn Thành chủ

biên, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2000; cuốn Cẩm nang công tác tổ

chức – cán bộ xã, phường, thị trấn, của Ban tổ chức Trung ương vụ cơ sở Đảng,

NXB chính trị Quốc gia, Hà nội, 2010; Quyển kỷ yếu hội thảo khoa học (2017), của

tỉnh ủy Long An: Tinh gọn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ

thống chính trị các tỉnh Nam bộ; Quyển tài liệu học tập các văn kiện hội nghị lần

thứ bảy của Ban chấp hành Turng ương Đảng khóa XII, NXB chính trị quốc gia sự

thật, Hà Nội, 2018; Bài viết “Quyết liệt sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy” của Kỳ

Nam, Báo Long An; Bài viết “Tỉnh Long An nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chủ chốt ở cơ sở đáp ứng yêu cầu mới” của Phạm Văn Rạnh, Tạp chí Cộng Sản; Bài

viết “Long An giảm 1.661 người hoạt động không chuyên trách cấp xã” của Ngọc

3

Thảo, Tạp chí tổ chức Nhà nước, Bộ nội vụ; Bài viết “Hiệu quả từ công tác hòa giải

cơ sở”, của Kiên Định, Báo Long An; Bài viết “Giảm bớt hội họp, nâng cao hiệu

quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hiện nay”, TS. Trần Anh Tuấn - Thứ trưởng

Bộ nội vụ, Tạp chí nhà nước,...

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết trên, chỉ nghiên cứu

về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp hay chỉ nghiên cứu về tổ chức và hoạt

động của chính quyền địa phương một số tỉnh nói chung. Vả lại, hầu như các công

trình nghiên cứu dựa trên các văn bản pháp luật cũ, chưa nghiên cứu trên các văn

bản pháp luật mới và chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu

một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh

Long An. Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả, đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ủy

ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh Long An)” không trùng với các công trình đã

nghiên cứu trước đây đã được công bố trong thời gian qua.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận về

UBND xã ở nước ta, làm rõ vị trí, vai trò của UBND xã; phân tích, đánh giá thực

trạng về tổ chức và hoạt động của UBND xã ở nước ta, trên cơ sở nghiên cứu những

vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của UBND xã trên địa bàn tỉnh Long An. Từ

đó, xác định được các nguyên nhân của những hạn chế để đề ra những giải pháp,

kiến nghị khả thi nhằm đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND xã ở

tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

4.1. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định về tổ

chức và hoạt động của UBND xã theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật

TCCQĐP năm 2015 và các văn bản pháp luật khác liên quan; đồng thời so sánh,

đánh giá những điểm mới của Luật tổ chức CQĐP năm 2015, các Nghị định hướng

dẫn thi hành Luật TCCQĐP với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, các Nghị

định của Chính phủ hướng dẫn tthi hành Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003,

các văn bản qui phạm của tỉnh Long An. Những số liệu, vụ việc thực tiễn được tác

giả tập trung khai thác, phân tích, xử lý trong quá trình thực hiện luận văn được giới

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!