Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
1011.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1040

Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm soát nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH MINH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN CẤP TỈNH

(TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH MINH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

CẤP TỈNH (TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính

Mã số: 60.380.102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS-TS TRƯƠNG ĐẮC LINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BẢNG VIẾT TẮT

- CA Công an

- CQĐT Cơ quan điều tra

- DS Dân sự

- HĐND Hội đồng nhân dân

- HNGĐ Hôn nhân gia đình

- HS Hình sự

- KSĐT Kiểm sát điều tra

- KSXX Kiểm sát xét xử

- LTTDS Luật tố tụng Dân sự

- LTTHS Luật tố tụng hình sự

- LTC VKSND Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân

- LĐ Lao động

- TTHS Tố tụng hình sự

- TTDS Tố tụng dân sự

- THADS Thi hành án dân sự

- THAHS Thi hành án hình sự

- THA Thi hành án

- TA Tòa án

- TAND Tòa án nhân dân

- TTHC Tố tụng hành chính

- TM Thương mại

- TTPL Tuân theo pháp luật

- UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc

- UBND Ủy ban nhân dân

- VKSND Viện kiểm sát nhân dân

- VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

- VKS Viện kiểm sát

- XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang

1

CHƢƠNG 1

1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Viện công tố - VKSND

cấp tỉnh ở nƣớc ta 5

1.1.1. Tổ chức Viện công tố, VKSND sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến

trước khi Quốc Hội thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) 5

1.1.2. Tổ chức của VKSND theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và

Luật tổ chức VKSND năm 1992 và năm 2002 7

1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh 9

1.4.1. Nguyên tắc tập trung thống nhất toàn ngành 9

1.4.2. Nguyên tắc độc lập 10

1.4.3. Nguyên tắc kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ tập thể 11

1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp tỉnh theo quy định

Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức VKSND năm 2002 12

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp tỉnh trong việc

thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật 12

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp tỉnh trong việc

kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật 14

1.3.3. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát các

hoạt động tư pháp trong các lĩnh vực cụ thể 16

1.4. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của VKSND cấp tỉnh 20

1.4.1. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh 20

1.4.2. Ủy ban kiểm sát VKSND cấp tỉnh 23

1.4.3. Các phòng nghiệp vụ của VKSND cấp tỉnh 23

1.4.4. Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh 36

1.5. Mối quan hệ của VKSND cấp tỉnh với các cơ quan, tổ chức hữu quan 38

1.5.1. Mối quan hệ giữa VKSND cấp tỉnh với VKSND Tối cao và VKSND

cấp huyện 38

1.5.2. Quan hệ giữa VKSND cấp tỉnh với các cơ quan bảo vệ pháp luật

khác ở địa phương 39

1.5.3. Quan hệ giữa VKSND cấp tỉnh với các cơ quan chính quyền địa

phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) 44

1.5.4. Mối quan hệ giữa VKSND cấp tỉnh với cấp ủy cùng cấp ở địa

Phương 45

Kết luận chƣơng 1 47

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM

SÁT NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ.

2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm, tổ chức tỉnh Lâm đồng và tổ

chức VKSND tỉnh Lâm Đồng 48

2.1.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm, các tranh chấp dân sự và tổ

chức các cơ quan tại tỉnh Lâm đồng 48

2.1.2. Tổ chức VKSND các cấp tại tỉnh Lâm Đồng 50

2.2. Thực trạng tổ chức của VKSND tỉnh Lâm Đồng 51

2.2.1. Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm đồng 51

2.2.2. Ủy ban kiểm sát VKSND tỉnh Lâm Đồng 53

2.2.3. Các phòng nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh Lâm Đồng 55

2.2.4. Thực trạng đội ngũ công chức VKSND tỉnh Lâm Đồng 56

2.2.5. Nhận xét về thực trạng tổ chức của VKSND tỉnh Lâm Đồng 57

2.3. Thực trạng về hoạt động của VKSND tỉnh Lâm Đồng 64

2.3.1. Thực trạng hoạt động của VKSND tỉnh Lâm Đồng trong việc thực

hành quyền công tố 64

2.3.2. Thực trạng hoạt động của VKSND tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tư pháp 66

2.3.3. Nhận xét về thực trạng hoạt động của VKSND tỉnh Lâm Đồng và

nguyên nhân 70

2.4. Một số kiến nghị nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND cấp

tỉnh 75

2.4.1. Nhu cầu và quan điểm đổi mới của VKSND cấp tỉnh 75

2.4.2. Một số kiến nghị cụ thể 77

Kết luận chƣơng 2 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

1. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ

Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới nêu rõ: “Viện kiểm sát các cấp thực

hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong hoạt động Tư pháp”.

Ngày 24/5/2005, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành

Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, theo đó: “ Hoàn thiện pháp

luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng đảm bảo thực hiện tốt

chức năng công tố, kiểm sát hoạt động Tư pháp”.

Ngày 2/6/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49- NQ/TW về chiến

lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định: “ Viện kiểm sát nhân dân

được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án”. Sau khi Bộ Chính trị ban

hành Nghị quyết số 49-NQ/TW, các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy của Viện kiểm sát cũng được nghiên cứu, tổng kết và chỉ rõ: “Một

trong các nguyên nhân làm cho chất lượng xét xử các vụ án dân sự thời gian qua

còn thấp là do chưa có cơ chế giám sát, kiểm sát hiệu quả việc giải quyết các vụ án

này”. Kết luận số 79- KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ chính trị đã khẳng định:

“Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt

động Tư pháp như hiện nay”.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát theo tinh thần

các Nghị quyết của Đảng, các quy định của Hiến pháp năm 1992( sửa đổi năm

2001) đòi hỏi phải đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện

kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp đặc biệt là VKSND cấp tỉnh. Vì đây là cấp

thực hiện quyền đối với các vụ án rất nghiêm trọng và phức tạp; là cấp có quyền

kháng nghị đối với các bản án, các quyết định của Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện

hiện nay.

Nhưng tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh nói chung, tại tỉnh Lâm

Đồng nói riêng, qua tìm hiểu của tác giả còn có những hạn chế, bất cập cả về lý

luận pháp lý và thực tiễn.

2

Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)” để làm luận văn thạc sỹ

chuyên ngành Luật hành chính.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Ở nước ta, liên quan đến những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của

Viện kiểm sát nhân dân các cấp có khá nhiều bài báo khoa học, như:

Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam của GS￾TSKH Đào Trí Úc - Tạp chí kiểm sát số 13, tháng 7/2012; Đổi mới tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân trong chiến lược cải cách Tư pháp của PGS- TS Trương Đắc

Linh – Tạp chí Kiểm sát số 14-15, tháng 7,8/2008; Cơ sở lý luận, thực tiễn của

việc sửa đổi bổ sung chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 1992 của

PGS- TS Nguyễn Hòa Bình - Tạp chí kiểm sát số 13, tháng 7/2012; Thiết chế

Viện kiểm sát nhân dân và những vấn đề đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung

Hiến pháp năm 1992 của TS. Lê Hữu Thể - Tạp chí kiểm sát số Xuân, tháng

01/2012; Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân và những vấn đề đặt

ra đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 của PGS-TS Nguyễn Thái Phúc

– Tạp chí kiểm sát số 13, tháng 7/2012; Một số ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992

liên quan tới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân của tác giả: Phạm

Hồng Hải - Tạp chí KHPL số 161 tháng 9/2001.

Những năm gần đây cũng có một số luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ liên quan

đến tổ chức và hoạt động của VKS nói chung hoặc của cấp huyện nói riêng của

các tác giả như: Nguyễn Tiến Sơn, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện

kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc

gia năm 2012. La Thị Sức, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân ở Việt nam hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội,1998. Hoàng

Thế Anh, Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân

dân đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp ở Việt Nam. Trường Đại học Luật

Hà Nội, 2006. Phan Lữ Mỹ Linh: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân cấp huyện. Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, 2009.

Những công trình khoa học và bài viết trên đây đã tập trung nghiên cứu cụ

thể về mô hình của VKSND qua các bản Hiến pháp, làm rõ tổ chức và hoạt động

của VKSND nói chung và VKSND cấp tỉnh nói riêng qua các thời kỳ, kiến nghị

đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND nhất là theo yêu cầu cải cách

Tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình

khoa học nào nghiên cứu một cách có tính hệ thống chuyên về “Tổ chức và hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)”.

3

Nên đề tài : “Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (từ

thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)” không trùng lắp với các công trình đã được công bố ở

nước ta.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt

động của VKSND cấp tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng) luận văn đề xuất các

kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh nói chung,

VKSND tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong cải cách Tư pháp ở nước ta hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài:

Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Phân tích cơ sở lý luận, pháp lý về tổ chức và hoạt động của VKSND

cấp tỉnh;

- Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của VKSND tỉnh Lâm Đồng

những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

VKSND cấp tỉnh nói chung, VKSND tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong giai đoạn

hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài :

Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của

VKSND cấp tỉnh theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và pháp

luật hiện hành, các số liệu, tư liệu về tổ chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh,

trong luận văn chủ yếu từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, nơi tác giả công tác và được

giới hạn trong thời gian từ năm 2008 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu :

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ

thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… để giải quyết

những vấn đề đặt ra của đề tài.

6. ngh a lý luận và thực tiễn của luận v n:

- Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản có tính hệ thống chuyên về tổ

chức và hoạt động của VKSND cấp tỉnh (từ thực tiễn VKSND tỉnh Lâm Đồng).

- Các kiến nghị của tác giả luận văn nếu được các cơ quan có thẩm quyền

nghiên cứu, tiếp thu sẽ góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của VKSND

cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

4

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên

chuyên ngành Luật hành chính và những ai quan tâm đến vấn đề Tổ chức và hoạt

động của VKSND cấp tỉnh nói chung, VKSND tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

7. t cấu của luận v n:

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và

phục lục, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh.

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Lâm Đồng và kiến nghị.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!