Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (Từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HỒNG QUÂN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
(Từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HỒNG QUÂN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
(Từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ MINH KHÔI
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn “Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân
dân xã” (từ thực tiễn ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long)” là kết quả của
quá trình nghiên cứu, tổng hợp của bản thân tôi, nội dung, số liệu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ
Minh Khôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hồng Quân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
UBND: Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu...3
4.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài. .................................... 5
6. Kết cấu của Luận văn................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC VÀ
HOAT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ .......................................... 6
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò, tính chất đặc điểm của Ủy ban nhân dân... 6
1.1.1. Khái niệm về Ủy ban nhân dân .............................................................. 6
1.1.2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân........................................................ 7
1.1.3. Tính chất, đặc điểm của Ủy ban nhân dân xã ........................................ 9
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân .................................................. 12
1.2.1. Cơ cấu lãnh đạo Ủy ban nhân dân....................................................... 13
1.2.2. Cơ cấu số lượng công chức chuyên môn.............................................. 18
1.3. Các hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã............................. 19
1.3.1. Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân xã......................................... 20
1.3.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ...................................... 21
1.3.3. Hoạt động của các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ......................... 22
1.3.4. Hoạt động của uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã ........................................ 23
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã .............................. 24
1.4.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã ........................... ....24
1.4.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp................. 27
1.4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực xây
dựng, giao thông vận tải................................................................................. 29
1.4.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao................................................. 31
1.4.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật........................ 35
1.4.6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực dân tộc
và tôn giáo ...................................................................................................... 38
1.4.7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã trong lĩnh vực thi
hành pháp luật................................................................................................ 39
1.5. Mối quan hệ công tác của ủy ban nhân dân xã................................... 42
1.5.1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn ............42
1.5.2. Quan hệ với Đảng ủy xã ....................................................................... 42
1.5.3. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã...................................................... 43
1.5.4. Quan hệ với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xã ............... 43
1.5.5. Quan hệ với Trưởng ấp (thôn, khóm) và Tổ trưởng dân phố............... 45
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN XÃ .................................................................................. 46
2.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và độ ngũ cán bộ, công chức. .................. 46
2.1.1. Những mặt tích cực............................................................................... 46
2.1.2. Những tồn tại, hạn chế ......................................................................... 53
2.1.3. Nguyên nhân hạn chế ........................................................................... 54
2.2. Thực trạng hoạt động theo lĩnh vực của Ủy ban nhân dân xã .......... 54
2.2.1. Trong hoạt động tài chính và ngân sách .............................................. 54
2.2.2. Trong hoạt động quản lý đất đai. ........................................................ 57
2.2.3. Trong hoạt động chứng thực ................................................................ 60
2.2.4. Trong hoạt động đăng ký hộ tịch......................................................... 63
2.2.5. Hoạt động điều hành của Ủy ban nhân dân xã ................................... 65
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ............................................................................................ 70
3.1. Quan điểm và sự cần thiết hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy
ban nhân dân xã khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. ............... 70
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng............................................................... 70
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
xã .................................................................................................................... 73
3.2. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Ủy ban nhân dân xã khu vực đồng bằng sông cửu long trong giai
đoạn hiện ...................................................................................................... 75
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Ủy ban nhân dân xã.......... 76
3.2.2. Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã.............. 78
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức xã ...................................................................................... 79
3.2.4. Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở cấp xã................................. 81
3.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ................... 82
3.2.6. Củng cố mối quan hệ của Ủy ban nhân dân xã với nhân dân, huy động
sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào việc giám ............................ 84
KẾT LUẬN ........................................................................ ….. ……….867
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ủy ban nhân dân (UBND) xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa
phương, là cấp gần dân nhất và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội của nhân dân ở địa phương. Uỷ ban nhân dân xã có vị trí, vai
trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cầu nối chuyển tải
và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đến với quần chúng nhân dân. UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền, bảo đảm các
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào thực tế
cuộc sống.
Hoạt động của UBND xã có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng
to lớn với việc củng cố sự phát triển bền vững của xã hội, bảo đảm dân chủ và
nâng cao đời sống nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp
gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc
đều xong xuôi”.1
Tuy nhiên, trên thực tế tổ chức và hoạt động của UBND xã còn chưa
được chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thức
trong hoạt động quản lý vẫn phổ biến. Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức xã còn nhiều hạn chế, luôn rơi
vào trạng thái lúng túng, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và xu thế phát triển
chung của thời đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động của UBND xã chưa cao, chưa
đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Để khẳng định tầm quan trọng của UBND cấp xã trong hệ thống chính
trị ở nước ta. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã đề ra phương hướng “đổi
mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn”.
Nghị quyết chỉ đạo: “Cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo
hướng đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp xã ”.2
1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1995, t. 5, tr. 371.
2 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn.
2
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban
hành Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, trong đó có
UBND cấp xã. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục xây dựng
chiến lược cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của UBND xã trong hệ thống chính trị
ở nước ta nói chung, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và từ thực
tiễn đặt ra những vấn đề phải quan tâm, người viết đã chọn đề tài: “Tổ chức
và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật của mình, nhằm
tiếp tục nghiên cứu góp phần xây dựng ngày càng hoàn thiện hệ thống chính
quyền cơ sở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, việc nghiên cứu này có tầm
quan trọng và thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, không những đáp ứng yêu
cầu cấp bách , mà còn có ý nghĩa lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học liên quan
đến lĩnh vực này, nhưng các nhà khoa học chỉ nghiên cứu dưới nhiều khía
cạnh khác nhau, chẳn hạn như các bài viết: “Bàn về khái niệm chính quyền
địa phương và tên gọi của Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành” của
Phó giáo sư – Tiến sĩ Trương Đắc Linh, đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp
luật số 02/2001; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vùng
đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Huy Kiệm - Phó Vụ trưởng, Cơ
quan đại diện Bộ Nội vụ tại TP.Hồ Chí Minh - Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số
7/2008; “Củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ xã, thôn” của Nguyễn Hữu Đức,
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012; “Đề án công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây nam bộ” của Ban Chỉ
đạo Tây nam bộ. Trong nhiều văn kiện của Đảng cũng luôn đề cập đến chính
quyền cơ sở, điển hình gần đây có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn…
Nhìn chung, các công nghiên cứu khoa học, bài viết nêu trên đã đề cập
nhiều khía cạnh khác nhau về chính quyền cơ sở nói chung và Ủy ban nhân
dân cấp xã nói riêng, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố