Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH TÂM
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hành chính, Mã số 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cửu Việt
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân
với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số
liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn
gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính
khách quan và trung thực.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TAND: Toà án nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………1
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM THANH TRA NHÀ NƯỚC
VÀ TỔ CHỨC THANH TRA HUYỆN……………………5
1.1. Khái quát về thanh tra nhà nước………………………….………….5
1.1.1. Khái niệm “thanh tra nhà nước”………………..………..……..…….5
1.1.1.1. Bản chất của khái niệm “thanh tra nhà nước”….……………..5
1.1.1.2. Mục đích của thanh tra……………………………...……………6
1.1.1.3. Đặc điểm của thanh tra………………………………………..…7
1.1.2. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước ..................................................9
1.1.3. Khái niệm “thanh tra hành chính”…………….…………………… 10
1.1.4. Khái niệm “thanh tra chuyên ngành”……………………………. ...12
1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tổ chức
thanh tra và thanh tra huyện từ năm 1945 đến trước
Luật Thanh tra 2004……………………………………………………….. 13
1.2.1. Giai đoạn 1945 – 1954.........................................................................13
1.2.2. Giai đoạn 1955 – 1975 ........................................................................14
1.2.3. Giai đoạn 1976 đến trước 1990...........................................................16
1.2.4. Theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990................................................17
1.3. Tổ chức Thanh tra huyện theo Luật thanh tra năm 2004..............19
1.3.1. Vị trí của Thanh tra huyện.............................................................19
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện..................................19
1.3.3. Tổ chức và công tác nhân sự của Thanh tra huyện.....................27
1.3.3.1 Chánh thanh tra..............................................................................27
1.3.3.2 Phó Chánh thanh tra huyện…………………………………….27
1.3.3.3 Thanh tra viên…………………………………………………….27
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA HUYỆN .........................33
2.1 Thủ tục thanh tra...............................................................................33
2.1.1. Xây dựng Chương trình, kế hoạch thanh tra……………………..33
2.1.2 Quyết định thanh tra…………………….…………………………….37
2.1.2.1 Việc thanh tra và ra quyết định thanh tra...................................37
2.1.2.2. Phân loại Quyết định thanh tra...................................................40
2.1.3. Tiến hành thanh tra………………………………………………….42
2.1.4 Kết luận thanh tra và việc thực hiện kết luận thanh tra,
quyết định xử lý về thanh tra……………...………………………………..49
2.1.4.1 Kết luận thanh tra…………..……………………………………49
2.1.4.2 Việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý
về thanh tra………..………………………………………………………50
2.1.5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra …………..53
2.1.5.1 Về quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng thanh tra…..………53
2.1.5.2 Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thanh tra……….…………..54
2.2. Mối quan hệ giữa Thanh tra huyện với các cơ quan
hữu quan về hoạt động ................................................................................55
2.2.1. Mối quan hệ giữa Thanh tra huyện với Thanh tra tỉnh ................55
2.2.1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra ………………...…56
2.2.1.2 Hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra……………………………..57
2.2.1.3. Hướng dẫn chế độ, chính sách, tổ chức biên chế…………….58
2.2.2 Mối quan hệ giữa Thanh tra huyện với cơ quan điều tra
hình sự, Viện kiểm sát nhân dân huyện ...............................................60
2.2.2.1. Phối hợp chung………………………………………………60
2.2.2.2 Về phối hợp theo vụ việc……………………………………...….61
2.3. Công tác văn thư - lưu trữ tại cơ quan Thanh tra huyện..............66
KẾT LUẬN………..………………………………………………………….70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là một
giai đoạn trong chu trình quản lý, có vai trò xem xét, đánh giá hiệu quả của
quản lý nhà nước. Thanh tra có sứ mệnh tìm ra các kiến nghị nhằm khắc
phục kịp thời những sơ hở, yếu kém, đề xuất những biện pháp đổi mới và
nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm
quản lý tốt, hiệu quả hơn. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới mà trọng tâm là
đổi mới kinh tế, yêu cầu hệ thống hành chính nhà nước phải có sự thay đổi
phù hợp, từ đó vai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan
trọng, để Nhà nước thể hiện tốt vai trò quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa .
Việc ban hành Luật Thanh tra ngày 26 tháng 5 năm 2004 là một sự
kiện quan trọng trong lịch sử phát triển và xây dựng của ngành thanh tra.
Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật là cơ sở pháp lý cho việc
củng cố, hoàn thiện thêm một bước về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
huyện, góp phần rất quan trong quản lý nhà nước tại địa phương.
Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội nhập quốc tế, sự
biến động nhanh của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nước và
yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, đòi hỏi việc tổ chức và hoạt
động ngành thanh tra nói chung, Thanh tra huyện nói riêng phải có thay đổi
cho phù hợp sự phát triển. Sau năm năm thực hiện Luật thanh tra, những
quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều hạn
chế, kiềm hãm hoạt động thanh tra, chưa là động lực, tạo sức bật lớn cho
Thanh tra huyện phát huy hết năng lực trong hoạt động, đáp ứng yêu cầu
của cải cách nền hành chính nhà nước.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đòi hỏi phải nghiên cứu
những cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn để làm cơ sở vững chắc cho tiến
trình sửa đổi Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan sắp đến.
2
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của
Thanh tra huyện” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, tôi được biết trên phạm vi cả nước chưa có một đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề này.
Thanh tra Chính Phủ tổ chức nhiều buổi hội thảo chuẩn bị cho việc
sửa đổi Luật thanh tra, cấp Nhà nước có các đề tài nghiên cứu khoa học
như: Cấp Nhà nước có đề tài “Cơ sở khoa học xác định mô hình và cơ cấu
tổ chức Thanh tra nhà nước các cấp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
nhà nước” (mã số 98-98-101/ĐT) do Nguyễn Văn Liêm - Vụ trưởng Vụ tổ
chức - cán bộ Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài (nghiệm thu năm
1999), đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống thanh tra nhà nước
theo hướng cải cách hành chính” (mã số 95-98-043/ĐT) do Trần Đức
Lượng - Vụ trưởng Vụ II Thanh tra Nhà nước làm chủ nhiệm đề tài
(nghiệm thu năm 1996). Đề tài luận văn thạc sĩ về “Thanh tra xây dựng
quận, huyện; thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại TP.HCM” tại
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của Lý Thanh Long.
Tất cả các đề tài, luận văn đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho việc
hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra nói chung, là tài liệu
tham khảo cho tác giả nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở quy định của pháp luật thanh tra và từ thực tiễn tỉnh An
Giang trong 03 năm trở lại đây, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng tổ
chức và hoạt động của Thanh tra huyện với những kết quả đạt được, hạn
chế, vướng mắc trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trong
hoạt động và mối quan hệ với các cơ quan hữu quan. Từ đó, đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước tại địa phương theo hướng cải cách hành chính nhà nước.