Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân phường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỒ ĐĂNG QUANG
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ HIẾN PHÁP
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG
Chuyên ngành: Luật Hành chính và Hiến pháp
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Nhật Thanh
Học viên: Nguyễn Hồ Đăng Quang
Lớp: cao học khóa 27
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn cao học “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân phƣờng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất
cứ ai. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực, tất cả những tham khảo và
kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm
về luận văn của mình.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Hồ Đăng Quang
DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt Ký hiệu Từ đƣợc viết tắt
1 HĐND Hội đồng nhân dân
2 Luật HĐGS Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân năm 2015
3 Luật TCCQĐP Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
4 PGS.TS Phó Giáo sư Tiến sĩ
5 ThS Thạc sĩ
6 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
7 TS Tiến sĩ
8 TT/HĐND Thường trực Hội đồng nhân dân
9 UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
10 UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƢỜNG ..................................6
1.1. Khái quát quá trình phát triển của Hội đồng nhân dân phƣờng ..............6
1.2. Tổ chức của Hội đồng nhân dân phƣờng ....................................................9
1.2.1. Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân phường...................................................9
1.2.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân phường.................................................................9
1.2.3. Thường trực Hội đồng nhân dân phường:.......................................................11
1.2.4. Các ban của Hội đồng nhân dân phường.........................................................13
1.3. Hoạt động của Hội đồng nhân dân phƣờng ..............................................14
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường ................14
1.3.2. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương .........................................16
1.3.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường......................................17
1.3.4. Hoạt động tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân phường .............................19
1.4. Các mối quan hệ công tác của Hội đồng nhân dân phƣờng.....................20
1.4.1. Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng nhân dân phường với Đảng ủy phường
......................................................................................................................................20
1.4.2. Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng nhân dân phường với Ủy ban nhân dân
phường .........................................................................................................................22
1.4.3. Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng nhân dân phường với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam phường.........................................................................................................23
1.5. Kết Luận .........................................................................................................24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN PHƢỜNG - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................................26
2.1. Thực trạng tổ chức của Hội đồng nhân dân phƣờng................................26
2.1.1. Thực trạng về tổ chức đại biểu Hội đồng nhân dân phường...........................26
2.1.2. Thực trạng về Thường trực Hội đồng nhân dân phường.................................30
2.1.3. Thực trạng về tổ chức các ban của Hội đồng nhân dân phường ..................32
2.2. Thực trạng về hoạt động của Hội đồng nhân dân phƣờng ......................34
2.2.1. Thực trạng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương .....34
2.2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phường .................37
2.2.3. Thực trạng hoạt động tiếp xúc cử tri ................................................................44
2.3. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân phƣờng
.............................................................................................................................46
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân...................................................................................46
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................47
2.4. Kiến nghị hoàn thiện...................................................................................49
2.4.1. Tổ chức mô hình tổ đại biểu Hội đồng nhân dân phường ở mỗi khu phố.......49
2.4.2. Tăng cường chất lượng tổ chức kỳ họp của Hội đồng nhân dân phường.......50
2.4.3. Tăng cường chất lượng hoạt động bầu đối với các chức danh thuộc thẩm
quyền của Hội đồng nhân dân ....................................................................................52
2.4.4. Nâng cao tỷ lệ chuyên trách và chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
phường .........................................................................................................................53
2.4.5. Tăng cường tính tự quyết của Hội đồng nhân dân phường.............................55
2.5. Kết luận........................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực
hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng,
nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý
hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ Trung ương
đến địa phương là công tác lâu dài, cần cả hệ thống chính trị và người dân quan tâm,
không ngừng chung tay nghiên cứu, tìm ra mô hình phù hợp với Việt Nam trong
điều kiện hội nhập và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh
mẽ nhưng vẫn phải giữ vững định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà
nước và Nhân dân đã lựa chọn. Trong 74 năm từ khi thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, hiện là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta đã có
đạt nhiều thành quả trong lý luận và thực tiễn xây dựng chính quyền địa phương nói
chung và Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng. Ngoài ra, việc thực hiện Nghị quyết
số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII (kỳ họp thứ
4) về “Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường”
đã mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý giá về việc phân cấp quản lý Nhà
nước (dù nghị quyết này không còn được áp dụng từ năm 2016).
Bên cạnh những thành quả đạt được, mô hình tổ chức chính quyền địa
phương của chúng ta vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục, nhất là ở
cấp phường - cấp trực tiếp làm việc với Nhân dân, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến
cuộc sống, quyền và lợi ích của Nhân dân. Từ khi tái lập Hội đồng nhân dân quận,
huyện, phường ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, Hội đồng nhân dân các
phường đã từng bước phát huy vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân. Tuy vậy,
trong 03 năm thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng nhân dân, Thường trực và các ban Hội
đồng nhân dân phường đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Việc xem xét, quyết định
những vấn đề quan trọng, nhất là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng
cơ bản có lúc còn mang tính hình thức; hoạt động giám sát hiệu quả chưa cao, nhiều
kiến nghị thông qua hoạt động giám sát chưa được các cơ quan có trách nhiệm giải