Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1883

Tổ chức và hoạt động của chi cục hải quan cửa khẩu đường bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TÔ HOÀNG NHƠN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC

HẢI QUAN CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Hành chính Mã số 60-38-20

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Vũ Văn Nhiêm

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng công trình nghiên cứu mang tính khoa học trong luận văn

thạc sĩ này là do chính tôi thực hiện, hoàn toàn không có sự gian lận nào. Tôi chịu

mọi trách nhiệm về lời cam đoan này./.

Ngƣời viết cam đoan

Tô Hoàng Nhơn

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. ASEAN: The Association of South – East Asian Nations, là Hiệp hội các

quốc gia Đông – Nam Á

2. EU: European Union, là liên minh Châu Âu.

3. GMS: Greater Mekong Subregion, Hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải

người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công

mở rộng ký ngày 26/11/1999 giữa Lào-Thái Lan-Việt Nam sau đó mở rộng

gồm Campuchia-Trung Quốc-Myanmar.

4. HQCK: Hải quan cửa khẩu.

5. HS: Harmonized Commodity Description and Coding System, là hệ thống

hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

6. SHTT: Sở hữu trí tuệ.

7. UBND: Ủy ban nhân dân.

8. VPHC: Vi phạm hành chính.

9. XHCN: Xã hội chủ nghĩa.

10.WAN: Wide Area Networks, là mạng được thiết lập để liên kết các máy

tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau.

11. WCO: World Customs Organization, là Tổ chức Hải quan Thế giới.

12. WTO: World Trade Organization, là Tổ chức Thương mại Thế giới.

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu ..............................................................................................................1

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của Chi cục

Hải quan cửa khẩu đƣờng bộ

1.1. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải quan cửa

khẩu đƣờng bộ

1.1.1. Khái niệm Chi cục Hải quan cửa khẩu........................................................................ 4

1.1.2. Sự cần thiết của việc thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ....................... 6

1.1.3. Địa vị pháp lý, vai trò của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ.............................. 8

1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ...... 10

1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu đƣờng bộ

1.2.1. Quy định về cơ cấu và nhiệm vụ của lãnh đạo cấp Chi cục Hải quan cửa khẩu đường

bộ ......................................................................................................................................... 13

1.2.2. Quy định về cơ cấu và nhiệm vụ của Tổ, Đội thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu

đường bộ .............................................................................................................................. 14

1.3.Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của ngành Hải quan

1.3.1. Gia đoạn 1945 – 1975, Thuế quan Cách mạng Việt Nam ra đời góp phần vào sự

nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước ............................................................................... 19

1.3.2. Giai đoạn 1975 – 1986, Thống nhất lực lượng hải quan trên phạm vi toàn quốc .... 22

1.3.3. Giai đoạn 1986 – đến nay, Hải quan Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

quốc tế ................................................................................................................................. 23

Chƣơng 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chi cục Hải quan cửa

khẩu đƣờng bộ hiện nay

2.1. Thực trạng về tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu đƣờng bộ

2.1.1. Việc thành lập và tên gọi của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ ...................... 27

2.1.2. Cơ cấu của lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ .................................... 30

2.1.3. Cơ cấu của Tổ, Đội thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ ............................ 32

2.1.4. Địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ ............................... 34

2.2. Thực trạng hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đƣờng bộ

2.2.1. Hoạt động làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan ................................. 38

2.2.2. Hoạt động thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ........................................................ 41

2.2.3. Hoạt động kiểm soát hải quan và kiểm soát phòng, chống ma túy ........................... 43

2.2.4. Thực hiện các hoạt động khác .................................................................................. 45

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.1. Nhận xét pháp luật quy định về tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ

............................................................................................................................................. 56

2.3.2. Hạn chế về cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ .................... 58

Chƣơng 3. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đƣờng bộ

3.1. Dự báo tình hình ........................................................................................................ 63

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đƣờng bộ

3.2.1. Hoàn thiện về thể chế ................................................................................................ 65

3.2.2. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức ................................................................................... 69

3.2.3. Các giải pháp khác ................................................................................................... 76

Kết luận ..........................................................................................................80

Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 81

Phụ lục

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh,

liên tỉnh, thành phố, đóng trên địa bàn cửa khẩu biên giới đất liền của Việt Nam

giáp với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, có chức năng trực tiếp thực hiện

các quy định quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu. Tổ chức của các Chi cục

Hải quan cửa khẩu đường bộ trong thời gian qua tương đối phù hợp với khối lượng

công việc và đặc điểm địa lý của từng cửa khẩu mà nó quản lý. Hoạt động của các

Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ đóng vai trò quan trọng vào quá trình phát

triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương

mại và vận tải qua biên giới đường bộ, góp phần bảo vệ nền kinh tế trong nước,

đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực biên giới, đóng góp một phần

nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mô hình tổ chức của Chi cục Hải quan cửa

khẩu đường bộ trong thời gian gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Việc thành lập

Chi cục Hải quan còn mang tính chủ quan, cơ cấu tổ chức của Chi cục chưa tương

xứng với quy mô cửa khẩu mà nó quản lý, bố trí cơ cấu nguồn nhân lực trong Chi

cục chưa hợp lý, trình độ, năng lực của công chức còn nhiều bất cập. Những hạn

chế về tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ làm ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động của nó. Chi phí cho hoạt động tốn kém nhiều mà kết quả mang lại

không tương xứng. Do đó, tổ chức Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ cần phải

được cơ cấu lại cho hợp lý, tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được

giao, phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cửa khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu

quản lý nhà nước về hải quan trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, mở rộng quan hệ thương

mại và giao lưu, hợp tác kinh tế với ba nước có chung biên giới đất liền với Việt

Nam, thì trong tương lai sẽ có nhiều cửa khẩu đường bộ được mở ra và kéo theo là

nhiều Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ được thành lập. Vì vậy, việc nghiên cứu

cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ

mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Từ những phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động

của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Năm 1996, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tác giả Vũ Ngọc Anh

đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ luật học với đề tài Đổi mới và hoàn thiện

pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay. Luận án có đề cập đến vấn đề tổ chức của

2

ngành Hải quan, phương hướng đổi mới và hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt

động hải quan, nhưng ở tầm khái quát cao.

Tại Viện Nghiên cứu Hải quan, tác giả Nguyễn Duy Thông đã có đề tài nghiên

cứu khoa học cấp ngành mã số 09-N2007, Cơ cấu lại hệ thống tổ chức bộ máy

ngành Hải quan để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại đến năm 2012. Công trình

nghiên cứu có đưa ra định hướng việc cơ cấu lại tổ chức các Chi cục Hải quan. Tuy

nhiên, những định hướng đưa ra nhằm khắc phục những bất cập mang tính sự vụ,

chứ chưa đi sâu nghiên cứu giác độ về cơ cấu tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt

động của các Chi cục Hải quan, cụ thể là Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hàng năm, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ của

Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ tiến hành khảo sát về cơ cấu tổ chức của các đơn vị

trong toàn ngành để định mức biên chế mà không đi sâu nghiên cứu riêng về tổ

chức và hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ. Vì vậy, vấn đề tổ chức

và hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ đến nay vẫn chưa được

nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.

Trong đề tài này, tác giả đã kế thừa kết quả đạt được của những công trình

nghiên cứu khoa học nói trên và đưa ra hướng tiếp cận mới có tính hệ thống, chuyên

sâu và toàn diện về sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đối với hiệu quả hoạt động của

Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành

phố trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của Chi

cục Hải quan cửa khẩu đường bộ trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố,

qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong cơ cấu tổ chức của Chi cục đã làm ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu đường bộ

trong thời gian qua. Đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện về

tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường

bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu, phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức của Chi cục Hải quan

cửa khẩu đường bộ và các Tổ, Đội trực thuộc;

- Phân tích và đánh giá thực trạng về tổ chức và hiệu quả hoạt động của Chi

cục Hải quan cửa khẩu đường bộ; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của

những hạn chế, bất cập;

3

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ.

4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn lấy cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa

khẩu đường bộ trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố làm đối tượng

nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các Chi cục Hải quan đóng tại các cửa khẩu

trên biên giới đường bộ giữa Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Lào, Việt Nam￾Campuchia.

Thời gian nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2006 - 6/2011 (từ khi Luật Hải

quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 có hiệu lực thi hành).

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê

nin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các

phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: phân tích, so sánh, lập

phiếu khảo sát, thống kê, tổng hợp, dự báo...

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Quá trình nghiên cứu tác giả đã nêu ra tính tất yếu của việc thành lập Chi cục

Hải quan cửa khẩu đường bộ và việc thành lập các Tổ, Đội thuộc Chi cục; làm rõ

tính quyết định của khách thể quản lý đối với chủ thể quản lý; mối quan hệ phụ

thuộc giữa hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đối với cơ cấu tổ

chức của nó.

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy, học tập môn

“Xây dựng lực lượng hải quan” tại Trường Hải quan Việt Nam hoặc ứng dụng vào

thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ trong

quá trình thực hiện:“ Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan

giai đoạn 2011-2015”.

6. Cơ cấu của luận văn

Luận văn có bố cục gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận, phụ lục và danh mục tài

liệu tham khảo.

Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của Chi cục Hải

quan cửa khẩu đường bộ.

Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu

đường bộ hiện nay.

Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ.

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ

1.1. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải

quan cửa khẩu đƣờng bộ

1.1.1. Khái niệm Chi cục Hải quan cửa khẩu

Từ điển tiếng Việt giải thích “Hải quan” là: “Cơ quan phụ trách việc kiểm soát

và đánh thuế các hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu”.[1]

Theo tìm hiểu, thì nguồn gốc ban đầu Ngành có tên là “Thuế quan” nhưng về

sau đổi thành “Hải quan”. Về lý do đổi tên “Thuế quan” thành “Hải quan” thì theo

ông Nguyễn Chanh[2], người đã tham gia đặt tên cho lực lượng này vào thập niên 50

của thế kỷ trước thì lúc đầu lãnh đạo Bộ Ngoại thương cũng định giữ tên “Thuế

quan”, nhưng những ý kiến phản biện lại cho rằng trong thời buổi này làm gì có

thuế xuất nhập khẩu mà gọi là “Thuế quan”. Sau đó lại có những ý kiến đề nghị lấy

tên là “Douane”, nhưng những mặc cảm của dân ta với “lính douane” thời Pháp

thuộc đã không thể đi đến nhất trí. Lực lượng này không thu thuế thì làm sao lại đặt

tên là “Thuế quan”, nhưng lại được giao những nhiệm vụ khác như kiểm tra đối với

hàng hoá xuất nhập khẩu và công cụ vận tải xuất nhập cảnh, chống buôn lậu qua

biên giới, chống buôn lậu thuốc phiện, bảo vệ chính sách độc quyền ngoại thương

của Nhà nước. Do đó, phải tìm một cái tên khác không liên quan tới thuế và được

biết bên Trung Quốc, người ta gọi lực lượng này là “Hải quan”. Vì vậy, từ “Hải

quan” không dính dáng gì tới thuế, thoả mãn yêu cầu ban đầu do tập thể lãnh đạo

Bộ Ngoại thương đề ra mà nghe lại có vẻ huyền bí. Cuối cùng, ban lãnh đạo Bộ

Ngoại thương lúc đó đã quyết định mượn từ tiếng Trung Quốc đặt tên cho Ngành

này là “Hải quan”. Sở dĩ Trung Quốc dùng từ “Hải quan” tức là “cửa biển” để đặt

tên cho lực lượng này vì từ xưa, việc giao lưu của Trung Quốc với nước ngoài chủ

yếu là qua các cảng biển.

Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, trong trào lưu đổi mới và cùng với nó

là xoá bỏ quan liêu bao cấp, Nhà nước ta đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu và giao cho cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ thu. Kết quả thật

không ngờ, thuế xuất nhập khẩu đã đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách

của Nhà nước. Chính vì nguồn thu của cơ quan Hải quan lớn nên người ta đã định

đổi lại tên “Hải quan” thành “Thuế quan” như trước đây. Nhưng sau khi cân nhắc

kỹ thấy ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao (trước đây), cơ quan Hải

1 Nguyễn Lân, 1998, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, tr. 793, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

2 Nguyễn Chanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương (2005), ý kiến phát biểu trong Hội thảo lịch sử Hải quan, Hà

Nội.

5

quan vẫn thu thuế, và trong tương lai, hàng hóa xuất nhập khẩu có thuế suất dần tiến

tới bằng không. Đến lúc đó, lực lượng này sẽ không còn nguồn thu và lại phải tiếp

tục đổi tên. Với những lý lẽ trên nên ý định thay tên “Hải quan” không được chấp

nhận.

Từ “Hải quan” được hiểu một cách đầy đủ như sau:

Hải quan là cơ quan thay mặt Nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra

nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện

vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu; thu thuế xuất khẩu, nhập

khẩu, thuế gián thu và các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu,

nhập khẩu; phòng, chống ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái

phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

“Cửa khẩu” là từ Hán Việt có nghĩa là cửa ải. Ví dụ như: Ải Nam Quan, miền

biên ải... Cửa khẩu là nơi xa xôi trên biên giới có đường đi sang nước tiếp giáp. Từ

điển Bách khoa có định nghĩa từ cửa khẩu như sau:

Cửa khẩu là cửa ngõ của một quốc gia, nơi người, phương tiện giao thông vận

tải, hàng hóa và những đồ vật khác được phép xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Có

cửa khẩu dành cho đường bộ, có cửa khẩu dành cho đường biển và cửa khẩu dành

cho đường không. Việc đặt cửa khẩu ở đâu và với số lượng bao nhiêu là do Nhà

nước quy định căn cứ vào các tuyến giao thông giữa nước mình với nước ngoài

cũng như căn cứ vào nhu cầu giao lưu quốc tế và những điều kiện khác của nước

mình. Tại cửa khẩu, Nhà nước đặt Trạm kiểm soát Biên phòng và Hải quan để thực

hiện kiểm soát về an ninh, xuất nhập cảnh, y tế, thuế quan…Ở Việt Nam cửa khẩu

dành cho đường bộ được đặt trên toàn bộ biên giới quốc gia và thường đặt tại

những điểm có đường bộ hay đường sắt qua lại.[3]

Theo Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 quy định:

Cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và

cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước láng

giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia.[4]

Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến loại cửa khẩu được thiết

lập trên biên giới đường bộ giữa Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Lào và Việt

Nam-Campuchia.

3 Trung tâm biên soạn từ điển, Từ điển Bách khoa Việt Nam,Tập 1 tr. 635, Hà Nội 1995.

4 Điều 2 Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ.

6

Như vậy, Chi cục HQCK đường bộ là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh,

liên tỉnh, thành phố; có tên gắn liền với tên cửa khẩu; có trụ sở đóng trên địa bàn

cửa khẩu đó; trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với

hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh; thu thuế và

các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, ma

túy; chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong

phạm vi địa bàn cửa khẩu.

Theo thống kê, hiện nay, toàn ngành Hải quan, có 238 Chi cục Hải quan và

đơn vị tương đương[5], trong đó có 45 Chi cục HQCK đường bộ (phụ lục số 01).

* Bản chất, đặc trưng, mục đích hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu

đường bộ

- Bản chất của hoạt động của Chi cục HQCK đường bộ là hoạt động quản lý

hành chính nhà nước chứa đựng yếu tố vũ trang và thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại

và thương mại quốc tế qua lại biên giới đất liền bằng giao thông đường bộ. Vì vậy,

trước đây cơ quan Hải quan đã từng được xác định: “…là công cụ chuyên chính

nữa vũ trang của Đảng và Nhà nước…”[6], là công cụ đối ngoại của Nhà nước (phụ

lục số 02).

- Đặc trưng hoạt động của Chi cục HQCK đường bộ là thực hiện thủ tục hải

quan, kiểm tra, giám sát quản lý, thu thuế xuất nhập khẩu và hoạt động điều tra

chống buôn lậu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với các đối tượng

quản lý của cơ quan Hải quan qua các cửa khẩu đường bộ, theo quy định của pháp

luật hải quan.

- Mục đích hoạt động của Chi cục HQCK đường bộ là bảo vệ chủ quyền an

ninh kinh tế của đất nước và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại và thương mại

quốc tế, du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Tại các cửa khẩu đường bộ, lực lượng

hải quan là một trong các lực lượng chức năng tại cửa khẩu bảo vệ vững chắc chủ

quyền an ninh biên giới quốc gia, an ninh chính trị khu vực cửa khẩu và khu vực

biên giới đất liền, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới đất liền,

nâng cao đời sống cư dân biên giới, thúc đẩy phát triển mối quan hệ láng giềng hữu

nghị với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Tóm lại, Chi cục HQCK đường bộ là đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên

tỉnh, thành phố, là công cụ đối ngoại của Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về hải quan tại cửa khẩu biên giới đường bộ, nhằm mục đích bảo vệ chủ

quyền an ninh kinh tế của đất nước.

1.1.2. Sự cần thiết của việc thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ

5 Nguồn từ Tổng cục Hải quan, kèm theo Công văn số 8427/TCHQ-TCCB ngày 25/6/2010 của Tổng cục Hải quan.

6 Điều 1 Nghị định số 139-HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trưởng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!