Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------
NGUYỄN THỊ HOÀI
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
Hà Nội - 2013
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------
NGUYỄN THỊ HOÀI
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62.31.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1.PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Phú
Hà Nội - 2013
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa
ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã
hội, môi trƣờng và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực.
TCLTKT hợp lí đƣợc xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng
đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục đƣợc tình
trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng nhƣ giải quyết tốt tình trạng
phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ
để hƣớng tới sự phát triển bền vững. [105,tr.349]
Nghệ An là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ (BTB), có diện tích tự nhiên
lớn nhất cả nƣớc, điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH không ít, nhƣng vẫn bị
xếp vào một trong những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế thấp của cả nƣớc. Cơ
cấu kinh tế của tỉnh chậm phát triển với 28,4% GDP nông nghiệp, lao động nông
nghiệp chiếm hơn 2/3 trong tổng số lao động toàn tỉnh, gần 87% dân cƣ sống ở
nông thôn, thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ bằng 62,3% trung bình chung cả nƣớc
(năm 2010). Ngƣời dân xứ Nghệ thông minh, sáng tạo, chịu thƣơng chịu khó nhƣng
chỉ số phát triển con ngƣời vẫn chỉ ở mức trung bình.
Cho đến nay, Nghệ An đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể
phát triển KT - XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức TCLTKT chủ
yếu đã hình thành và phát triển nhƣ trang trại, vùng CMH; KCN, trung tâm công
nghiệp; điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; khu kinh tế, trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh
tế… Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chƣa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chƣa
phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Đây là
một trong những nguyên nhân chính lý giải vì sao phát triển KT – XH của tỉnh Nghệ
An còn ở trình độ thấp.
Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An”
nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT
hợp lý hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hƣớng công
4
nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là
nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đề tài làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng TCLTKT theo ngành,
theo không gian ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất một số định hƣớng và giải pháp
nhằm TCLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững trong tƣơng lai.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợ c đặt ra là:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các chỉ
tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh.
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ An.
- Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Nghệ An theo ngành và theo không gian trong
giai đoạn 2001 – 2010.
- Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các hình
thức TCLTKT tỉnh Nghệ An một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến TCLTKT tỉnh Nghệ
An và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian.
+ Đối với các hình thức TCLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức
tiêu biểu của TCLT các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về
công nghiệp, luận án kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; về nông nghiệp,
hình thức đƣợc lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, TCLT du lịch đƣợc
xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô
thị du lịch, tuyến du lịch.
+ Đối với các hình thức TCLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một số
hình thức đang đƣợc triển khai và đặc trƣng cho Nghệ An - tỉnh có lãnh thổ lớn nhất
nƣớc ta là: Khu kinh tế (KKT), trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu
vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các tiểu vùng đã đƣợc tỉnh quy hoạch (dựa
5
trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là
các tiểu vùng: Phía Đông, Tây Bắc và Tây Nam.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nghệ An với 17 huyện, 2 thị
xã (TX) và 1 thành phố (TP), trong đó có chú ý so sánh với vùng BTB và cả nƣớc.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010 và tầm nhìn đến 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1. Ở nước ngoài
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở
thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội
theo lãnh thổ, nhƣ: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen
(1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung
tâm " của W.Christaller (1933)... Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên
cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hƣởng của các trung tâm
trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị [115].
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về TCLT nền sản xuất đƣợc tiến hành sâu rộng
hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn
mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ.
Năm 1947, nhà bác học ngƣời Nga N.N. Koloxopski đã đƣa ra lý thuyết về
phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận
và những giải pháp thực tiễn về TCLT cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên,
xem tổ hợp nông – công nghiệp nhƣ những thành phố hạt nhân [dẫn theo 106]. Lí
thuyết này cũng khẳng định tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất
khép kín để có giải pháp phân bố chúng. Nghiên cứu của Koloxopski đã đƣa ra một
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành có hiệu quả, cho phép nghiên cứu vùng một
cách đầy đủ và toàn diện hơn.
Ở Anh, trong các công trình tiêu biểu của Peter Haggett và các cộng sự nhƣ:
“Phân tích không gian trong địa lý kinh tế” (1965), “Các mô hình địa lý” (1967) và
“Địa lý học: một sự tổng hợp hiện đại” (1975), TCLTKT đƣợc nghiên cứu theo
hƣớng mô hình hóa, áp dụng các phƣơng pháp định lƣợng.
6
Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng đƣợc coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào
những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các
công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler,
J.Adams và P.Gould…
Nhìn chung, những nghiên cứu trên tập trung tìm các quy luật TCLT ở các cấp,
quan tâm đến tính chất đúng đắn của việc bố trí các điểm dân cƣ trong sự tƣơng quan
với phát triển kinh tế để tạo ra một mạng lƣới tối ƣu các điểm đó. Mặc dù còn nhiều
hạn chế về phƣơng pháp luận và thiên về quan điểm kinh tế chủ nghĩa hoặc quá lạm
dụng các mô hình toán học, vật lý làm mất đặc trƣng cơ bản của khoa học Địa lý kinh
tế nhƣng những công trình này đã cơ bản đƣa ra đƣợc những hƣớng nghiên cứu về
tính kết cấu và các mối liên hệ để xác định quy luật khách quan của sự phân bố. Theo
đó, Địa lý kinh tế mô tả đƣợc thay thế bởi Địa lý cấu trúc (Địa lý kinh tế hiện đại),
đánh dấu một bƣớc phát triển mới của Địa lý học [dẫn theo 35].
Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại
diện cho hƣớng nghiên cứu này là Paul Krugman – một nhà kinh tế học ngƣời Mỹ.
Trong nghiên cứu của mình [116], ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc
gia lấy công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông,
để tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải
thấp, sản xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc
xác định đó phụ thuộc vào tính CMH của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm
hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của
sản xuất vào thu nhập quốc gia.
Báo cáo phát triển thế giới 2009 [42] – quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy
tầm quan trọng và xu hƣớng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành
phố với sự di cƣ và CMH. “Không nƣớc nào trở nên giàu có mà không phải thay
đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trƣởng, con ngƣời cơ động,
thƣơng mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nƣớc phát triển
trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho
những nơi năng động nhất trong khối các nƣớc đang phát triển” [42, tr.20].
7
4.2. Ở Việt Nam
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nƣớc, bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố và
TCLTKT, chẳng hạn nghiên cứu xây dựng KCN Việt Trì, khu gang thép Thái
Nguyên, KCN Biên Hòa, Quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng bò sữa
Ba Vì... [theo 30].
Trong những năm 70, nghiên cứu TCLTKT tiếp tục đƣợc triển khai mà kết
tinh là Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kì 1986 –
2000 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Công trình đã lập tổng sơ đồ phát triển và phân
bố lực lƣợng sản xuất cho cả nƣớc, sơ đồ phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất
cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh... Từ năm 2001 đến nay, công tác nghiên
cứu lãnh thổ đƣợc gọi là Quy hoạch tổng thể KT - XH vùng và tỉnh, thuộc sự chỉ
đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ [theo 30].
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nghiên cứu về TCLTKT
đƣợc tiến hành rộng rãi và thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học.
Trong đó, tiêu biểu là GS. Lê Bá Thảo với đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà
nƣớc do ông làm chủ nhiệm: “Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam”[63]. Trong
công trình này, các nhà khoa học tiếp cận một cách hệ thống về tổ chức không gian
lãnh thổ Việt Nam, trả lời cho câu hỏi “Nên tổ chức không gian của lãnh thổ Việt
Nam nhƣ thế nào để phục vụ mục tiêu CNH – HĐH làm cho Việt Nam đến năm
2020 có thể trở thành một nƣớc công nghiệp”. Cụ thể, các tác giả đã bàn về những
khía cạnh ảnh hƣởng đến sự phân bố và các mối liên hệ không gian giữa các ngành
kinh tế, đƣa ra sơ đồ định hƣớng TCLT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính bền vững
của môi trƣờng, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng khác nhau.
Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ KT – XH: một số vấn đề lý luận và ứng dụng”
[106] và cuốn “Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu
sang)”[105], các tác giả đã giới thiệu một cách tổng quát các vấn đề cơ bản về tổ
chức không gian KT - XH. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định đƣợc nội dung,
các hình thức TCLTKT, đƣa ra các giải pháp để đảm bảo phƣơng án tổ chức không
8
gian đƣợc thực hiện và phân tích các mối quan hệ giữa tổ chức không gian KT - XH
với các vấn đề nhƣ: phát triển cơ cấu lãnh thổ, xóa bỏ những vùng nghèo, lạc hậu,
CNH – HĐH đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng và đẩy mạnh sự tham gia vào phân công
lao động quốc tế.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng
đã đƣợc một số nhà khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội trình bày trong các giáo
trình nhƣ Địa lý KT - XH đại cương [84], Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam [67,70].
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về TCLTKT cũng đã thực hiện ở quy mô cấp
vùng, liên tỉnh…, xác định các trung tâm kinh tế - cực phát triển và các tuyến trục
kinh tế, nhƣ Nghiên cứu cơ sở khoa họ c phụ c vụ TCLT và đề xuất các giải pháp
phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của thủy điện Sơn La [1],
TCLTKT trọ ng điểm miền Trung Việt Nam [34], Nghiên cứu TCLT miền núi biên
giới phía Bắc phục vụ phát triển KT – XH thời kỳ CNH – HĐH đến năm 2020 (ví
dụ tỉnh Lào Cai) [35], TCLT Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam [44], TCLT
đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm [65]…
Một số đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ cũng đề cập đến TCLTKT cả về mặt lý
luận và thực tiễn với việc đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực ngành nhƣ TCLT trồng và
chế biến sắn ở các tỉnh Đông Nam Bộ [60], TCLTCN [47], TCLT du lịch [39,66…].
Gần đây nhất đã có hai luận án tiến sĩ nghiên cứu về TCLTKT trên địa bàn
cấp tỉnh. Trong luận án “TCLTKT theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh
Phúc” [54], tác giả Ngô Thúy Quỳnh (2009) đã đánh giá TCLTKT cấp tỉnh theo
ngành: công nghiệp (KCN tập trung, CCN, điểm công nghiệp), du lịch (khu du
lịch), nông, lâm nghiệp và đô thị bằng một hệ thống chỉ tiêu cụ thể. Tác giả Hoàng
Quý Châu (2011) nghiên cứu “TCLTKT tỉnh Bình Định” [19] với nhiều hình thức
cả theo ngành và theo không gian, trong đó chú trọng đến phát triển hành lang kinh
tế, gắn kết việc khai thác lãnh thổ ven biển với các lãnh thổ phía Tây của tỉnh và với
các quốc gia láng giềng.
4.3. Ở tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu về TCLTKT tỉnh Nghệ An có các quy hoạch ngành và quy hoạch
9
tổng thể phát triển KT – XH đƣợc thực hiện theo các giai đoạn phát triển 1986 – 1990,
1991 – 2000, 2001 – 2010 và 2011 - 2020. Trong đó, Quy hoạch tổng thể phát triển KT
– XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 [91] xác định bộ khung phát triển kinh tế theo lãnh
thổ chung cho toàn tỉnh, bao gồm KCN, trang trại, khu du lịch, đô thị, tiểu vùng kinh tế
.v.v...; Đề án "Phát triển KT - XH miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010" [96] và Báo
cáo tổng hợp về chiến lược biển Nghệ An [95] nghiên cứu TCLT theo không gian với
hai vùng miền Tây và ven biển; Quy hoạch phát triển KKT Đông Nam [7] định hƣớng
phát triển lãnh thổ trọng điểm vào khu vực ven biển của tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH Thành phố Vinh đến năm 2020 vạch ra kế hoạch phát triển cho trung tâm
kinh tế của tỉnh; các công trình còn lại nghiên cứu TCLTKT theo ngành: công nghiệp,
nông nghiệp, du lịch…[89,90,58,]
Nghiên cứu về Nghệ An dƣới góc độ Địa lý học đã có một số luận án tiến sĩ,
tiêu biểu là: tiến sĩ Đào Khang trong luận án Đánh giá đất đai đồi núi Nghệ An và
đề xuất các mô hình sử dụng đất đai cho lâm – nông nghiệp (10 huyện miền
núi)[36] đã phân tích đánh giá đất đai vùng đồi núi Nghệ An và đề xuất một số mô
hình lâm – nông nghiệp nhằm khai thác hiệu quả hơn không gian đồi núi của tỉnh.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh (1995) Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các tuyến
điểm du lịch tỉnh Nghệ An [20], đã xác định hệ thống các tuyến điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, làm cơ sở cho tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh.
Tiến sĩ Lƣơng Thị Thành Vinh (2011) trong luận án Tổ chức lãnh thổ công
nghiệp tỉnh Nghệ An [103] đã nghiên cứu một cách tổng hợp tổ chức lãnh thổ công
nghiệp của tỉnh Nghệ An, trong đó tập trung đánh giá hình thức nổi bật nhất là KCN.
Gần đây nhất (10/2012) là công trình nghiên cứu về TCLT nông nghiệp Nghệ
An [62] đƣợc công bố bởi tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Thanh. Tác giả nghiên cứu sản
xuất nông nghiệp theo không gian ở tỉnh Nghệ An dƣới 3 hình thức chính: trang
trại, vùng CMH, tiểu vùng nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu là trang
trại do vai trò nổi bật của hình thức TCLTKT này trong quá trình CNH – HĐH
nông nghiệp nông thôn tỉnh Nghệ An.
Dựa trên những kết quả của các công trình nghiên cứu về TCLTKT trên thế
giới và ở Việt Nam cũng nhƣ tỉnh Nghệ An, đề tài đã kế thừa hệ thống cơ sở lí luận
và thực tiễn về TCLTKT. Từ đó, vận dụng, bổ sung, cập nhật những vấn đề về
10
TCLTKT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống về
TCLTKT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tƣợng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình
thức TCLTKT không phải đƣợc tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự
gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát
triển trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể
tổng hợp lãnh thổ mới thấy hết đƣợc hiệu quả cũng nhƣ tác động tƣơng hỗ qua lại
giữa các hình thức này.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Mỗi hình thức TCLTKT là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó. Trong
mỗi hình thức TCLTKT lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một hệ thống
hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng. Khi nghiên cứu phải đặt trong hệ thống
ấy để thấy đƣợc đặc thù cũng nhƣ sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức của từng
hình thức tổ chức. Từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm cần thiết trong TCLTKT
để quá trình này mang lại những hiệu quả cao hơn.
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Các hình thức TCLTKT hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố
quá khứ, hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế vận
động và phát triển không ngừng. Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề xuất các
phƣơng án phù hợp với sự phát triển của tƣơng lai. Vận dụng quan điểm này vào
nghiên cứu vấn đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức TCLTKT.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững. TCLTKT cũng phải đảm bảo nguyên tắc
đó. Điều này đồng nghĩa với việc TCLTKT phải đặt ra kế hoạch và cơ chế quản lý
phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn lực tự
11
nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tƣợng này không bị suy thoái cả về số
lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCLTKT, tác giả
cũng chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát
triển và bảo vệ môi trƣờng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý phân tích tài liệu
Có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu của tác giả, đây
là những nguồn tƣ liệu quý giá làm tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu
vấn đề. Để có đƣợc những tài liệu đó, tác giả đã tự thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
nhƣ: từ các báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các cơ quan ban ngành ở
Tỉnh Nghệ An: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công Thƣơng, Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Chi cục Thống Kê, ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, UBND các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Tƣơng
Dƣơng, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Thái Hòa; từ thầy cô giáo, các đồng nghiệp; từ
sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet...
Trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích
các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hƣớng kế thừa có chọn
lọc và phát triển mới.
5.2.2. Phương pháp so sánh
Trong nghiên cứu địa lý nói chung, nghiên cứu TCLTKT nói riêng, việc sử
dụng phƣơng pháp so sánh là rất quan trọng, nó cho phép ngƣời nghiên cứu có
những nhận định đúng đắn khi đặt các đối tƣợng, lãnh thổ nghiên cứu trong một thể
tổng hợp (không gian) ở các cấp khác nhau (có điều kiện tƣơng đồng), đồng thời có
thể thấy đƣợc sự biến đổi phát triển theo thời gian, từ đó có đƣợc sự dự báo về xu
hƣớng phát triển của đối tƣợng nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến
nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập đƣợc không có hoặc có nhƣng
chƣa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Các đối tƣợng tác giả phỏng vấn bao gồm: các
cán bộ chuyên trách ở các phòng ban, nông dân, công nhân, khách du lịch...
12
Đồng thời, tác giả cũng đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học
am hiểu về lĩnh vực TCLTKT và các vấn đề liên quan. Đặc biệt là từ các chuyên gia
của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Nghệ An, các giảng viên
chuyên ngành địa lý KT - XH của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Các vấn đề
đƣợc tác giả đã lấy ý kiến bao gồm: Cơ sở lí luận của TCLTKT, quản lí tài nguyên
thiên nhiên trong phát triển kinh tế, phát triển các hình thức TCLTKT (thực tiễn và
kinh nghiệm), phát triển liên ngành, liên lãnh thổ, một số định hƣớng và giải pháp
phát triển TCLTKT. Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã
góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện các nội nghiên cứu của đề tài.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành bốn đợt thực
tế nhằm thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và kiểm chứng những nhận định trong
các báo cáo cũng nhƣ thấy đƣợc thực tế nguồn lực, mức độ khai thác nguồn lực và
phát triển kinh tế ở một số địa bàn của tỉnh Nghệ An. Đợt 1 kéo dài 5 ngày (từ 26/2
– 2/3/2010), ở các huyện thuộc tiểu vùng Tây Nam (cụ thể là huyện Tƣơng Dƣơng
và Kỳ Sơn). Đợt 2 kéo dài 3 ngày (từ 20/4 – 22/4/2010), khảo sát thực tế ở huyện
Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò (tiểu vùng phía Đông). Đợt 3 kéo
dài 4 ngày (từ 30/8 – 2/9/2010), quan sát nghiên cứu trên thực địa ở các huyện Quỳ
Hợp, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa (tiểu vùng Tây Bắc). Đợt 4 kéo dài 2 ngày (từ
ngày 18/12 – 19/12/2010), khảo sát thực địa ở KKT Đông Nam, KCN Bắc Vinh.
5.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Để phục vụ cho việc phân tích thông tin và mô hình hóa không gian đối với
các đối tƣợng trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phần mềm Map Info
và Arc View. Nội dung và đối tƣợng đƣợc tác giả đƣa lên bản đồ bao gồm: tài
nguyên thiên nhiên, dân cƣ và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển
cửa các hình thức TCLTKT phổ biến, mô hình TCLTKT Nghệ An trong tƣơng lai.
5.2.6. Phương pháp dự báo
Trong việc xây dựng phƣơng hƣớng phát triển TCLTKT Nghệ An, tác giả đã
tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Quy hoạch tổng thể
phát triển theo ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Nghệ An do Sở Kế
13
hoạch và Đầu tƣ, UBND tỉnh Nghệ An thực hiện. Đồng thời sử dụng phép ngoại
suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đƣa ra đƣợc những dự báo có tính khả thi.
6. Những đóng góp của luận án
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT để vận
dụng vào địa bàn cấp tỉnh, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cấp
tỉnh theo ngành và theo không gian;
- Làm rõ đƣợc những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hƣởng đến TCLTKT
tỉnh Nghệ An;
- Phân tích, đánh giá đƣợc một số hình thức TCLTKT tỉnh Nghệ An, trong đó vận
dụng hệ thống chỉ tiêu để làm rõ thực trạng của một số hình thức theo góc độ ngành
(đô thị du lịch) và theo không gian (KKT, trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế) trong
giai đoạn 2001 – 2010;
- Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp TCLTKT tỉnh Nghệ An đến 2020, bao
gồm hệ thống giải pháp chung và các giải pháp cụ thể đối với từng hình thức
TCLTKT.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận án gồm 150 trang,
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT
- Chƣơng 2: Các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng TCLTKT tỉnh Nghệ An giai đoạn
2001 – 2010
- Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp TCLTKT tỉnh Nghệ An đến 2020
14
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
LÃNH THỔ KINH TẾ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các lý thuyết có liên quan
1.1.1.1. Phân công lao động xã hội
Phân công lao độ ng xã hộ i là mộ t qu á trình liên tục , hình thành và phát triển
cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại , đƣợ c khởi đầu và kết thúc bởi sƣ̣ trao đổi
hàng hóa [106]. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa (CMH) sản
xuất và từng ngành nghề riêng biệt làm cho hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng,
phong phú và rộng khắp.
Phân công lao độ ng xã hộ i đƣợ c biểu hiện cụ thể dƣới hai hình thƣ́ c cơ bản
nhất là phân công lao độ ng theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ.
Phân công lao độ ng xã hộ i theo ngành là việc tổ chức lao động xã hội theo các
ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu của xã hội . Nó phát triển từ
thấp đến cao ; tƣ̀ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ , phản ánh trình độ phát
triển nền kinh tế củ a mộ t lãnh thổ cụ thể [106]. Phân công lao độ ng xã hộ i theo
ngành có xu hƣớng tạo ra sản phẩm hàng hóa v ới số lƣợng ngày càng lớn và chất
lƣợ ng ngày càng cao. Tƣ̀ đó tạo ra sƣ̣ chuyển biến tƣơng ƣ́ng về phân công lao độ ng
xã hội theo lãnh thổ.
Phân công lao độ ng xã hộ i theo lãnh thổ là việc tổ chức lao động xã hội theo
ngành gắn với lãnh thổ , làm cho lãnh thổ có chức năng tƣơng đối riêng và công
năng tƣơng đối khác nhau . Quá trình thực hiện cụ thể hóa phân công lao động xã
hộ i theo lãnh thổ cũng chính là việc tiến hành phân công lao độ ng xã hộ i ở các cấp
lãnh thổ nhỏ hơn và đồng thời với việc phát huy tác dụng của các mối liên hệ kinh
tế giƣ̃a các lãnh thổ [106].
Phân công lao độ ng xã hộ i theo lãnh thổ , mộ t mặt tạo ra sƣ̣ cân đối hợ p lý giƣ̃a
các vùng trong một quốc gia , giƣ̃a các địa phƣơng , các thành phố trong một vùng ,
mặt khác, với sƣ̣ chuyên môn hóa – sản xuất những ngành riêng biệt lại tạo ra màu
sắc riêng (tính khác biệt) cho mỗi vùng – lãnh thổ.
15
Phân công lao độ ng xã hộ i theo lãnh thổ đƣợc coi là cơ sở khoa họ c để xem xét
cách kết hợp sản xuất với tự nhiên trên phạm vi các cấp lãnh thổ (huyện, tỉnh, vùng,
quốc gia và cả quốc tế ...). Do đó có thể thấy rằng phân công lao độ ng xã hộ i có mối
liên hệ mật thiết với TCLTKT, là cơ sở nền tảng để TCLTKT.
1.1.1.2. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến TCLTKT
a. Lý thuyết định vị công nghiệp (1909)
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về vấn đề định vị của các xí nghiệp công nghệp
ở Đức, năm 1909, A.Weber công bố Über den Standort der Industrie (Theory of the
Location of Industries – lý thuyết về sự định vị trong công nghiệp). Trong công
trình của mình, dựa trên nguyên tắc “Cực tiểu hoá chi phí, cực đại hóa lợi nhuận”,
A.Weber đƣa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp. Theo ông, để xác
định địa điểm bố trí một xí nghiệp công nghiệp cần phải quan tâm tới ba yếu tố
chính: vận tải, lao động và tập trung. Cụ thể: chi phí vận tải rẻ nhất (đƣợc coi là
nguyên nhân căn bản), chi phí về nhân công rẻ nhất và là nơi có xí nghiệp tập trung
để có thể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền.[29]
Lý thuyết của A.Weber thực ra là “một hệ quy chiếu của kinh tế học thuần túy
trong lĩnh vực không gian”, chứng minh tầm quan trọng của sự định vị trong việc
làm giảm các chi phí nói trên. Những đề xuất của A. Weber tuy đơn giản nhƣng có
giá trị thực tế, cắt nghĩa đƣợc một cách hợp lý sự định vị công nghiệp của một hay
một vài xí nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay với sự lớn mạnh của nền công nghiệp thế
giới và của từng quốc gia, hình thức sử dụng không gian mới của công nghiệp đã
xuất hiện và phát triển nhanh. Hình thức định vị mới đó bao gồm nhiều xí nghiệp
đƣợc xây dựng tập trung trên cùng một phạm vi lãnh thổ và đƣợc biểu hiện dƣới
nhiều hình thức, nhƣ: KCN tập trung, khu chế xuất hay CCN.[63]
Trong điều kiện CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, định vị công
nghiệp dựa trên ba yếu tố trên là chƣa đủ, chúng không đảm bảo sự phát triển lâu
dài bởi tác động môi trƣờng do hoạt động công nghiệp là rất lớn. Do đó, bố trí
không gian sản xuất công nghiệp còn phải chú ý đến đánh giá tác động môi trƣờng
và các biện pháp khắc phục.
b. Lý thuyết “Vị trí trung tâm” (1933)
W.Christaller và A.Losch, hai nhà bác học ngƣời Đức đã góp phần to lớn