Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nghiêm Văn Long
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thái Nguyên, năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nghiêm Văn Long
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Việt Tiến
Thái Nguyên, năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các tài liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng trong các công trình nghiên cứu cho bảo
vệ một học vị nào. Nguồn tài liệu được sử dụng cho việc hoàn thành luận văn đã
được sự đồng ý của các cá nhân và tổ chức. Các thông tin, tài liệu trình bày trong
luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nghiêm Văn Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban quản
lí các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công
thương tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên... các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. TS. Nguyễn Việt Tiến - Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo – Bộ phận Sau Đại học, Khoa Địa lí và các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái
Nguyên, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân
đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Học viên
Nghiêm Văn Long (Khóa học 2013 - 2015)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU..........................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do lựa chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................................................4
5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài...............................................................................5
6. Các quan điểm nghiên cứu đề tài ...........................................................................5
7. Các phương pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................6
8. Đóng góp của đề tài..................................................................................................8
9. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
CÔNG NGHIỆP .........................................................................................................9
1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................9
1.1.1. Các quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế và tổ chức lãnh thổ công nghiệp.9
1.1.1.1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế ..............................................................9
1.1.1.2. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ...................................................10
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.............................11
1.1.2.1. Nhân tố bên trong ...........................................................................................11
1.1.2.2. Nhân tố bên ngoài...........................................................................................14
1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ..................................................15
1.1.3.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây ....15
1.1.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở phương Tây ..........................18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
1.1.3.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở châu Á ..................................18
1.1.3.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam...............................19
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................21
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam.........................................................21
1.2.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ...................25
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN .........................................29
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên .29
2.1.1. Nhân tố bên trong .............................................................................................29
2.1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ......................................................................29
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................30
2.1.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội............................................................................34
2.1.2. Nhân tố bên ngoài.............................................................................................44
2.1.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế với sự phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.44
2.1.2.2. Khả năng liên kết vùng của Thái Nguyên ........................................................45
2.1.3. Đánh giá chung.................................................................................................46
2.1.3.1. Thuận lợi.........................................................................................................46
2.1.3.2. Khó khăn .........................................................................................................47
2.1.3.3. Cơ hội..............................................................................................................48
2.1.3.4. Thách thức ......................................................................................................48
2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên..........................48
2.2.1. Khái quát chung................................................................................................48
2.2.2. Tổ chức lãnh thổ các ngành công nghiệp .......................................................55
2.2.2.1. Ngành công nghiệp luyện kim.........................................................................55
2.2.2.2. Ngành công nghiệp cơ khí ..............................................................................57
2.2.2.3. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm......................................58
2.2.2.4. Các ngành công nghiệp khác..........................................................................59
2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ..................................................60
2.2.3.1. Điểm công nghiệp ...........................................................................................60
2.2.3.2. Cụm công nghiệp ............................................................................................61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v
2.2.3.3. Khu công nghiệp .............................................................................................62
2.2.3.4. Trung tâm công nghiệp...................................................................................71
2.2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế ...............................................................76
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG
NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 ............................................79
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
tới năm 2020 ...............................................................................................................79
3.1.1. Quan điểm phát triển công nghiệp...................................................................79
3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp ......................................................................80
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................80
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................81
3.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp ................................................................83
3.1.3.1. Định hướng chung ..........................................................................................83
3.1.3.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp .............................................84
3.1.3.3. Định hướng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp..............87
3.2. Các giải pháp tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 .95
3.2.1. Giải pháp về chính sách ...................................................................................95
3.2.1.1. Thu hút đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng cho các khu công nghiệp .................95
3.2.1.2. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp.......96
3.2.2. Giải pháp về vốn................................................................................................97
3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ....................................................................97
3.2.4. Giải pháp về môi trường...................................................................................99
3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực.........................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
CCN Cụm công nghiệp
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KTXH Kinh tế xã hội
TCLTCN Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế
TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
TP Thành phố
TTCN Trung tâm công nghiệp
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
iv
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
vùng của nước ta năm 2010
24
2
Bảng 2.1. Dân số và nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2005 – 2012
35
3
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh
tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2012
50
4
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá
hiện hành phân theo ngành công nghiệp năm 2005 và năm 2012
51
5
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá
hiện hành phân theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2005 – 2012
52
6
Bảng 2.5. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên năm
2012
52
7
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá
hiện hành phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2012
53
8
Bảng 2.7. Một số chỉ số phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
phân theo các đơn vị hành chính năm 2012
54
9
Bảng 2.8. Sản phẩm công nghiệp cá thể chủ yếu trên địa bàn TP
Thái Nguyên năm 2010 và năm 2011
73
10
Bảng 3.1. Diện tích đất có thể phát triển KCN theo khu vực hành
chính
89
v
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 30
2
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005 - 2012
35
3 Hình 2.3. Bản đồ nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 43
4
Hình 2.4. Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa
các vùng
46
5
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2005 – 20012
49
6
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện
hành tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2012
51
7
Hình 2.7. Bản đồ thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên
57
8
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp thành phố
Thái nguyên so với toàn tỉnh theo giá so sánh năm 2010 giai đoạn
2005 – 2012
71
9 Hình 2.9. Bản đồ tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 75
vi vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu vấn đề TCLTKT có ý nghĩa lí luận và thực tiễn hết sức quan trọng.
Mọi hoạt động của con người trong đó có hoạt động kinh tế đều gắn liền với một
không gian lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, mỗi lãnh thổ lại có những đặc điểm riêng
và có mối quan hệ không gian với các bộ phận lãnh thổ khác. Vì vậy vấn đề đặt ra là
cần phải tổ chức các yếu tố cấu thành nên lãnh thổ như thế nào cho hợp lí để đạt được
mục tiêu phát triển KTXH có hiệu quả.
Ở phạm vi khu vực và trên thế giới, vấn đề TCLTKT đã, đang và sẽ tiếp tục
được nghiên cứu và triển khai trên thực tế ở các mức độ khác nhau vì mục tiêu phát
triển. Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, vấn đề TCLTKT được quan tâm và chú trọng từ Trung ương tới các địa
phương, thể hiện rõ trong các văn kiện của Đại hội Đảng, quy hoạch, đề án, dự án
phát triển...Trong bối cảnh hội nhập, quá trình CNH - HĐH diễn ra mạnh, vấn đề
TCLTCN giữ vai trò chủ chốt và quan trọng hơn cả vì mục tiêu đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục lớn của vùng
TDMNBB; là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du và miền núi với vùng đồng
bằng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành công
nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và giữ vai trò quan trọng. Được biết đến là TTCN
luyện kim đầu tiên và lớn nhất cả nước trong thời kỳ đầu của sự phát triển; với nhiều
lợi thế cho sự phát triển công nghiệp, hiện nay, có thể coi Thái Nguyên là “thủ phủ”
công nghiệp của vùng công nghiệp Miền núi và trung du Bắc Bộ.
Năm 2013 Thái Nguyên trở thành một điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung, bên
cạnh đó là sự hình thành và phát triển các CCN, KCN khá hiệu quả đã đưa Thái Nguyên
trở thành một trung tâm kinh tế nói chung, TTCN nói riêng phía bắc thủ đô Hà Nội.
Mặc dù vậy, vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên vẫn tồn tại những hạn chế nhất
định. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cần có những định hướng, mục tiêu và giải pháp kịp thời
và hợp lí để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo phát triển công nghiệp có hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2
quả và bền vững, nhằm nâng cao vị thế của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản
Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tổ chức lãnh
thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với mong muốn đóng góp những giá trị lí luận và
thực tiễn nhất định về vấn đề TCLTCN tỉnh Thái Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu về vùng lãnh thổ đã được các nhà Địa lí học và Kinh
tế học quan tâm trong các công trình của mình, đặc biệt khi khoa học Địa lí được hình
thành, phát triển vào cuối thế kỷ XIX và trong bối cảnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nửa sau thế kỷ XX. Đã có nhiều trường phái Địa lí, các
nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề vùng lãnh thổ và TCLTKT cùng với đó là sự ra
đời của các lý thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh thổ. Tiêu biểu đó là: thuyết
định vị công nghiệp của A. Weber năm 1909; lý thuyết về “điểm trung tâm” của nhà
Địa lí Đức W. Christaller năm 1933 hay lý thuyết cực phát triển của nhà kinh tế học
người Pháp F. Perroux vào những năm 50 của thế kỷ XX...Các lý thuyết này cùng với
lý thuyết kinh tế của Adam Smith và David Ricardo tiếp tục được phát triển về mặt lí
luận và ứng dụng thực tiễn vào những năm 50 của thế kỷ XX tại các nước châu Âu,
Liên Xô (cũ) và Mỹ, từ đó dẫn đến sự ra đời của khái niệm tổ chức lãnh thổ. Trong
vấn đề, TCLTCN, công trình tiểu biểu và vẫn giữ nguyên những giá trị cho tới ngày
nay là thuyết định vị công nghiệp của A. Weber, giải thích sự tập trung công nghiệp ở
một địa phương là do: chi phí vận tải rẻ nhất, chi phí nhân công rẻ nhất và nơi xí
nghiệp tập trung để có thể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. Bên cạnh đó là
thuyết cực phát triển của F. Perroux, theo đó một lãnh thổ không thể phát triển đồng
đều mà nổi lên các cực phát triển, hạt nhân là các TTCN hay dịch vụ...
Khoa học Địa lí được hiện đại hóa vào nửa sau thế kỷ XX cũng là thời kỳ kinh
tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nhất, TCLTKT trở thành một bộ môn cơ bản
như là lý thuyết và phương pháp quy hoạch lãnh thổ toàn diện, tổng thể để phát triển
KTXH bền vững. Trong cuốn sách “Những vấn đề Địa lí kinh tế hiện nay trên thế
giới” của tác giả Y.U.G. Xauskin vấn đề tổ chức lãnh thổ được quan tâm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3
với ba chương: phân công lao động theo lãnh thổ, tổ chức xã hội theo lãnh thổ và
những vấn đề phân vùng kinh tế liên quan tới phát triển lãnh thổ.
Như vậy, xét trên phạm vi thế giới, vấn đề TCLTKT trong đó có vấn đề TCLTCN
đã được nghiên cứu từ lâu, với các nội dung nổi bật đó là tính kết cấu, mối quan hệ, động
lực phát triển của lãnh thổ và có giá trị thực tiễn lớn lao.
* Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề TCLTKT nói chung, TCLTCN được xác định là chiến lược
sống còn đối với sự phát triển của quốc gia và các vùng lãnh thổ, điều đó được khẳng
định trong các văn kiện quan trọng của Đại hội Đảng. Đây cũng là nội dung nghiên
cứu, hoạt động quan trọng của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương
như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn...Vấn đề TCLTCN được đề cập đến trong các quy hoạch và chiến lược phát triển
cụ thể như: quyết định phê duyệt của thủ tướng Chính phủ “Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
“Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”...
Không chỉ có vậy, đã có rất nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu trong đó vấn đề
TCLTKT được các nhà khoa học lựa chọn làm đề tài của mình. Đặc biệt, nghiên cứu
TCLTCN Việt Nam có cuốn sách: “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam”, của GS.
TS. Lê Thông, PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000. Trong số
các hình thức TCLTCN, các KCN tập trung, KCX, khu công nghệ cao là hình thức tổ
chức đặc biệt được quan tâm nghiên cứu, là nội dung của nhiều chiến lược, quy hoạch
phát triển bởi vai trò động lực của chúng đối với sự phát triển công nghiệp của địa
phương cũng như cả nước. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều có Ban quản lý các KCN để
thực hiện chức nãng quản lí của mình. Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra
“Báo cáo tổng kết 20 xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”,
cho chúng ta cái nhìn tổng quát về sự phát triển của các KCN tập trung ở Việt Nam.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đều tập trung vào cơ sở lí luận và
thực tiễn hình thành, phát triển các hình thức TCLTKT, trong đó có TCLTCN; những
thành tựu đạt được cũng như vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế nước nhà.