Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ Thực trạng và giải pháp.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
63
Kích thước
402.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1821

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ Thực trạng và giải pháp.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau

Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông

minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận

văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến

trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển.

Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam

đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo

nhiệt và sôi động hơn.

Và như chúng ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh,

là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản

phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu vực, từng thị

trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế giới nói chung

và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô lớn, mà điều

tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏa mãn một cách

tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và

khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của

công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định kết quả tài chính

cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh giai

đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự

thành công hay thất bại của công ty.

Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu

thụ sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả

Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty

TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn

tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận lợi cũng

như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp

để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty.

GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 1 SVTH: La Thanh Tuyền

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau

Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Thực

Phẩm Rau Quả Cần Thơ và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ

sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích sơ lược tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm

Rau Quả Cần Thơ.

- Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai

năm 2006 - 2007.

- Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty về khối lượng, chủng

loại và giá bán.

- Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường.

- Phân tích những nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa

của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.

- Đề ra một số giải pháp pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của

Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.

1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định

- Thị trường tiêu thụ của Công ty chưa đa dạng

- Số lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty tăng

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao

- Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty tăng

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Số lượng sản phẩm tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào?

- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ?

- Doanh thu tiêu thụ theo thị trường biến động qua hai năm như thế nào?

- Thị trường tiêu thụ ra sao?

- Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các thị trường như thế nào?

GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 2 SVTH: La Thanh Tuyền

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau

Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.

Địa chỉ: Quốc Lộ 91, khu vực 3, phường: An Khánh, Quận: Ninh Kiều, Thành Phố

Cần Thơ.

1.4.2. Thời gian

- Luận văn này được tiến hành và hoàn thành trong khoảng thời gian từ

11.02.2008 đến 25.04.2008.

- Theo qui định là luận văn thực hiện trong thời gian 3 năm nhưng do Công

ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ mới thành lập vào ngày 17/1/2006 nên số

liệu sử dụng để phân tích trong luận văn chỉ có qua 2 năm 2006 và năm 2007.

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào:

- Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình

tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm

Rau Quả Cần Thơ.

- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty là: mì Thiên Hương,

dầu ăn Meizan và bột giặt Net giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu tiêu thụ tại Công ty.

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

- Bùi Thị Hương Giang (2005), luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát ở Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp

phân tích như: thống kê mô tả, hàm hồi quy nhiều chiều, ma trận Swot, phân tích

bảng chéo. Bài viết cho thấy cơ sở lý luận, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Trong đó,

đi sâu về phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ, phân tích hiệu quả sản xuất và

tiêu thụ. Thể hiện ở mặt mạnh là sản phẩm đan lát từ mây tre và lục bình có công

dụng vượt trội so với các sản phẩm thay thế khác trong nông nghiệp, có kênh phân

phối phát triển, lao động lâu năm giàu kinh nghiệm. Nhưng cũng có hạn chế là

thiếu thông tin bán sản phẩm, giá cả không ổn định, quy trình sản xuất thô sơ, chất

GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 3 SVTH: La Thanh Tuyền

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau

Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

lượng sản phẩm không đồng nhất, lợi nhuận thấp. Qua đó, đề ra một số biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát.

- Nguyễn Ngọc Điệp (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh

doanh tại Công ty giày Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số

tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. Luận văn

đưa ra một số cơ sở lý luận, khái quát về Công ty giày Cần Thơ đặc biệt là phân

tích hoạt động kinh doanh. Trong đó, có mặt hạn chế là hoạt động của Công ty

trong ba năm qua không đạt hiệu quả, doanh thu tiêu thụ giảm mạnh do gặp phải

sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngoài, Công ty thực hiện chi phí chưa tốt,

chi phí sản xuất tăng lên do tình trạng sản xuất không liên tục trong năm. Qua đó,

đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

giày Cần Thơ.

- Nguyễn Năng Phúc (2003).“Phân tích kinh tế doanh nghiệp”, nhà xuất bản

tài chính. Bài viết có nói về ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và

lý thuyết phân tích tình hình tiêu thụ.

- Phạm Thị Gái (1997). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà

xuất bản giáo dục. Bài viết cũng có nói về ý nhĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình

tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

- Lê Anh Cường, Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ Huyền, (2005). “Tổ chức

và quản lý tiếp thị - bán hàng”, nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. Bài viết

về các chiến lược và chiến thuật tiếp thị - bán hàng, sách lược phân phối tiêu thụ.

Đặc biệt là một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ.

GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 4 SVTH: La Thanh Tuyền

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau

Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất

cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả

hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước

khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập

thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định

hướng hoạt động tiếp theo. (Nguồn: Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động kinh

doanh”, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh)

2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng

tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý

trong kinh doanh.

Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như

thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện,

chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác

chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp

mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp

cụ thể để cải tiến quản lý.

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn

nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh

nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn

mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định

kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức

năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.

GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 5 SVTH: La Thanh Tuyền

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau

Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra

quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,

đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa

rủi ro.

Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp

phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các

điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho

phù hợp. Ngoài việc, phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính,

lao động, vật tư … Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác

động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … trên cơ sở

phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng

ngừa trước khi xảy ra.

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà

quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài

khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích

họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay … với

doanh nghiệp nữa hay không.

2.1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh

doanh.

- Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã

tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản

xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch

vụ.

- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các

nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh

nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp

ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những

hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị

kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn.

GVHD: Nguyễn Tuấn Kiệt 6 SVTH: La Thanh Tuyền

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!