Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Pà Thẻn ở Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----o0o----
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
CỦA NGƢỜI PÀ THẺN Ở HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----o0o----
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA
NGƢỜI PÀ THẺN Ở HÀ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố ở
bất kì công trình nào khác.
Tác giả
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Thông, ngƣời đã tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp, các
bạn học viên trong lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu đầu tay này.
TÁC GIẢ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
TRANG
Lời cam đoan ...........................................................................................
Lời cảm ơn ..............................................................................................
Mục lục......................................................................................................
Bảng quy ƣớc viết tắt trong luận văn .......................................................
Danh mục các bảng trong luận văn ..........................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn ............................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ ............................. 9
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU... 9
1.1.1. Cảnh huống ngôn ngữ ............................................................... 9
1.1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ ..................................................................... 11
1.1.3. Song ngữ, đa ngữ ...................................................................... 12
1.1.4. Năng lực giao tiếp ..................................................................... 15
1.1.5. Ngôn ngữ và giới tính ............................................................... 16
1.1.6. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ ......................................................... 17
1.1.7. Truyền thông ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ................. 19
1.2. DÂN TỘC PÀ THẺN Ở HÀ GIANG VÀ TIẾNG PÀ THẺN.......... 20
1.2.1. Các dân tộc ở Hà Giang và ngƣời Pà Thẻn................................ 20
1.2.2. Tiếng Pà Thẻn ........................................................................... 24
TIỂU KẾT ................................................................................................ 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH SƢ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG SINH
HOẠT HẰNG NGÀY Ở NGƢỜI PÀ THẺN ...............................................
27
2.1. ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT ............................................................... 27
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOÀN CẢNH GIAO TIẾP TRONG SINH
HOẠT HẰNG NGÀY Ở NGƢỜI PÀ THẺN ..........................................
28
2.3. NĂNG LỰC NGÔN NGỮ TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở
NGƢỜI PÀ THẺN................................................................................
29
2.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời
Pà Thẻn qua quan sát .....................................................................
29
2.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời
Pà Thẻn qua các bảng hỏi ..............................................................
30
2.3.2.1. Số lƣợng các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày ở ngƣời Pà Thẻn và vai trò của các ngôn ngữ ........................
30
2.3.2.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở
ngƣời Pà Thẻn ..........................................................................................
34
TIỂU KẾT ................................................................................................ 47
CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG NHÀ
TRƢỜNG VÀ TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG Ở NGƢỜI
PÀ THẺN ...............................................................................................
49
3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG NHÀ TRƢỜNG Ở
HỌC SINH PÀ THẺN..............................................................................
49
3.1.1. Đối tƣợng khảo sát .................................................................... 49
3.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục ở địa phƣơng có đồng bào Pà
Thẻn ..........................................................................................................
50
3.1.3. Năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà Thẻn ........ 51
3.1.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà
Thẻn qua quan sát ................................................................................
51
3.1.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thẻn qua các bảng hỏi .........................................................................
3.1.3.3. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong nhà trƣờng ở học sinh Pà
Thẻn qua bài kiểm tra .......................................................................................
57
3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN HÓA
TRUYỀN THÔNG Ở NGƢỜI PÀ THẺN ...............................................
59
3.2.1. Đối tƣợng khảo sát .................................................................... 59
3.2.2. Khái quát về văn hóa truyền thông ở địa phƣơng có đồng bào Pà
Thẻn .....................................................................................................
59
3.2.3. Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà
Thẻn...........................................................................................................
61
3.2.3.1. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở
ngƣời Pà Thẻn qua quan sát .....................................................................
61
3.2.3.2. Tìm hiểu năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở
ngƣời Pà Thẻn qua các bảng hỏi ..............................................................
62
TIỂU KẾT ................................................................................................ 71
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC NGÔN NGỮ Ở NGƢỜI PÀ THẺN ........
73
4.1. SỰ ĐỊNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Ở CỘNG
ĐỒNG PÀ THẺN ........................................................................
73
4.1.1. Ý kiến của ngƣời Pà Thẻn ......................................................... 73
4.1.2. Ý kiến của những nhà quản lí và công chức ở địa phƣơng có
đồng bào Pà Thẻn .....................................................................................
78
4.1.3. Ý kiến của ngƣời nghiên cứu .................................................... 82
4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA TỪ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI PÀ THẺN ...................................................
87
4.2.1. Những luận điểm chính trong đƣờng lối chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS ......................................
87
4.2.2. Những vấn đề đƣợc đặt ra hiện nay đối với ngôn ngữ của ngƣời 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Pà Thẻn ..........................................................................................
4.2.2.1. Những vấn đề đƣợc đặt ra đối với ngôn ngữ các DTTS ở
Việt Nam nói chung .................................................................................
89
4.2.2.2. Những vấn đề đƣợc đặt ra đối với ngôn ngữ của ngƣời Pà
Thẻn ở Hà Giang.......................................................................................
93
4.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC NGÔN NGỮ Ở NGƢỜI PÀ THẺN ...................................
95
4.3.1. Phƣơng hƣớng chung ................................................................ 95
4.3.2. Những giải pháp cụ thể ............................................................. 96
4.3.2.1. Giáo dục song ngữ ............................................................... 96
4.3.2.2. Sử dụng tiếng Pà Thẻn trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng và trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ .............................................
97
4.3.2.3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ của ngƣời Pà
Thẻn ..........................................................................................................
98
4.3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các giá trị văn hóa của
dân tộc Pà Thẻn ........................................................................................
99
4.3.2.5. Cải thiện các điều kiện vật chất ........................................... 100
TIỂU KẾT ................................................................................................ 101
KẾT LUẬN ............................................................................................. 104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 108
PHỤ LỤC ................................................................................................ 114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 DTTS Dân tộc thiểu số
2 CHNN Cảnh huống ngôn ngữ
3 TMĐ Tiếng mẹ đẻ
4 TV Tiếng Việt
5 HS Học sinh
6 GV Giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1 Các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời Pà
Thẻn
Bảng 2.2 Năng lực ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày ở ngƣời Pà Thẻn
Bảng 2.3 Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về giới tính
Bảng 2.4 Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về độ tuổi
Bảng 2.5 Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về học vấn
Bảng 2.6 Năng lực ngôn ngữ ở ngƣời Pà Thẻn theo sự phân biệt về nghề nghiệp
Bảng 3.1 Hệ thống giáo dục của huyện Quang Bình – Hà Giang
Bảng 3.2 Các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng ở HS Pà Thẻn
Bảng 3.3 Năng lực ngôn ngữ ở HS Pà Thẻn theo sự phân biệt về lớp
Bảng 3.4 Năng lực ngôn ngữ ở HS Pà Thẻn theo sự phân biệt về giới tính
Bảng 3.5 Những lỗi thƣờng gặp của HS Pà Thẻn
Bảng 3.6 Các ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà
Thẻn
Bảng 3.7 Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về loại hình văn hóa truyền thông
Bảng 3.8 Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về độ tuổi
Bảng 3.9 Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về học vấn
Bảng
3.10
Năng lực ngôn ngữ trong văn hóa truyền thông ở ngƣời Pà Thẻn theo
sự phân biệt về nghề nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Pà Thẻn (hay còn gọi là Pà Hƣng) là một trong 53 DTTS ở Việt
Nam. Với dân số 6.811 ngƣời (theo kết quả điều tra dân số tháng 4 năm 2009),
ngƣời Pà Thẻn cƣ trú chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Cũng nhƣ
nhiều dân tộc khác ở miền Bắc nƣớc ta, tộc ngƣời này có quá trình di cƣ từ Trung
Quốc. Họ đến Việt Nam cách đây khoảng 200 – 300 năm cùng với các nhóm
Dao. Hiện nay, ngƣời Pà Thẻn vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa đặc sắc, góp phần
tạo nên sự đa dạng cho bức tranh các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Là một thành tố của văn hóa, ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng góp phần
làm nên bản sắc văn hóa tộc ngƣời. Ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn cũng vậy.
Song, ngôn ngữ của tộc ngƣời này lại đang đứng trƣớc nguy cơ tiêu vong, một
phần do ngƣời Pà Thẻn có số dân không đông và họ vẫn chƣa có chữ viết chính
thức, ngôn ngữ chỉ tồn tại dƣới dạng khẩu ngữ. Mặt khác, tình hình sử dụng ngôn
ngữ của họ lại chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu, để từ đó có phƣơng hƣớng và các
biện pháp bảo tồn và phát triển thành tố văn hóa này. Vì thế, thiết nghĩ, việc tìm
hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn hiện nay là cần thiết.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ trong vốn văn hóa truyền thống
của các dân tộc và liên kết cộng đồng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến ngôn ngữ các DTTS. Theo đó,
các DTTS có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc mình bên
cạnh việc nắm bắt và sử dụng tốt tiếng Việt; Các cán bộ công chức ở vùng DTTS
phải biết ngôn ngữ của dân tộc nơi mình sinh sống… Do đó, việc tìm hiều tình hình
sử dụng ngôn ngữ của các DTTS nói chung, của ngƣời Pà Thẻn nói riêng chủ yếu
hƣớng đến một trạng thái song ngữ văn hóa cho đồng bào, đồng thời còn góp phần
giúp cho ngƣời các dân tộc khác (trong đó có cán bộ công chức ngƣời Kinh) học tập
và sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Pà Thẻn đƣợc tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Là một ngƣời sinh ra và hiện đang là cán bộ ở tỉnh Hà Giang, tác giả của
luận văn này luôn muốn đóng góp công sức cho việc nâng cao chất lƣợng đời
sống văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó có cộng đồng dân tộc Pà
Thẻn. Muốn thực hiện đƣợc điều đó, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay
là phải nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cho các dân tộc này. Mặt khác, công
tác và gắn bó với HS DTTS, bản thân tôi cũng luôn trăn trở với kết quả dạy và
học của GV cũng nhƣ HS Pà Thẻn. Thực trạng song ngữ ở HS là rất phổ biến và
hầu hết là trạng thái song ngữ tự nhiên. Muốn giáo dục tốt cho HS Pà Thẻn, trƣớc
hết phải từ giáo dục ngôn ngữ, và muốn vậy trƣớc hết cần phải tìm hiểu tình hình
sử dụng ngôn ngữ của các em, từ đó có đƣợc những biện pháp hợp lí trong công
tác giáo dục này.
Từ những lí do thực tế trên, đề tài “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của
ngƣời Pà Thẻn ở Hà Giang” đã đƣợc chọn làm hƣớng nghiên cứu của luận văn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về ngôn ngữ DTTS trƣớc hết phải kể đến lịch sử nghiên cứu
CHNN. Nhƣ đã nói, CHNN có vai trò quan trọng, là căn cứ để đƣa ra các chính
sách về dân tộc, về ngôn ngữ. Chính vì thế từ lâu, CHNN đã trở thành mối quan
tâm, thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Ở nƣớc ngoài, phải
kể đến V.Y.U.Mikhailchenko với một số công trình tiêu biểu nhƣ: Những vấn đề
dân tộc - ngôn ngữ ở Liên bang Nga; Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách
ngôn ngữ // Cảnh huống ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa
dân tộc. Và một số tác giả khác cũng đề cập tới vấn đề này nhƣ: A.E.Karlinskij,
V.C.Rubalkin…
Ở Việt Nam có thể nhắc đến các tác giả: Trần Trí Dõi với Nghiên cứu các
ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1999); Hoàng Văn Ma, Vũ Bá Hùng với
Vài nét về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam (1978); Lý toàn
Thắng – Nguyễn Văn Lợi với bài viết Về sự phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
số ở Việt Nam trong thế kỉ XX (2001); Tạ Văn Thông với Tìm hiểu ngôn ngữ các
dân tộc ở Việt Nam (chủ biên) (2009) và một số bài viết về ngôn ngữ các DTTS.
Nhìn chung trong tất cả các công trình nghiên cứu, các tác giả đã tập trung
miêu tả những khía cạnh khác nhau của CHNN của một ngôn ngữ nào đó hoặc
những khía cạnh khác nhau của tình hình sử dụng một ngôn ngữ nào đó trên lãnh
thổ Việt Nam.
Có thể khẳng định, tình hình sử dụng ngôn ngữ của các DTTS tại những
khu vực nhất định của Việt Nam cũng đã đƣợc quan tâm trong thời gian qua.
Hằng năm trong những báo cáo tổng kết công tác giáo dục dân tộc hay bảo tồn
phát triển ngôn ngữ các DTTS của các Bộ, Ban, Ngành liên quan cho đến các
địa phƣơng có đồng bào DTTS sinh sống, có thể thấy không ít những báo cáo
về tình hình sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn, báo cáo của Sở GD - ĐT Ninh
Thuận về Tình hình sử dụng tiếng dân tộc Chăm trong đời sống hằng ngày
tại Ninh Thuận có khẳng định: Trong sinh hoạt giao tiếp “người Chăm thường
giao dịch với nhau bằng tiếng nói của dân tộc mình. Tuy nhiên hiện nay vốn từ
Chăm của một số người nhất là giới trẻ có xu hướng ngày càng nghèo nàn. Trong
giao tiếp thường khi họ phải vay mượn tiếng phổ thông để thông đạt với nhau…”
[61, tr.2]. Trong lễ hội, cầu cúng, “tiếng Chăm và chữ Chăm được dùng khá
thuần túy” [61, tr.2]. Trong văn học nghệ thuật, “họ cũng dùng tiếng nói và chữ
viết riêng của dân tộc mình để truyền tụng cho nhau…” [61, tr.2].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một dân tộc cụ thể, có thể kể đến
Nguyễn Hữu Hoành với các bài viết Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời
Hmông, Tình hình giao tiếp ngôn ngữ của các DTTS trên địa bàn xã Noong
Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; Tạ Văn Thông với bài Tình hình sử
dụng ngôn ngữ trong trƣờng tiểu học Chiềng Xôm; Tạ Văn Thông và Nguyễn
Hữu Hoành với bài Đời sống ngôn ngữ của ngƣời Dao. Ngoài ra còn khá nhiều
công trình nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ nhƣ: Hoàng Văn Ma với
Cảnh huống tiếng Nùng (2002); Phạm Văn Hảo, Vũ Bá Hùng và Hà Quang Năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
với bài nghiên cứu Cảnh huống tiếng Thái (2002)… Mặc dù có thể có những
cách tiếp cận khác nhau, song hầu hết các tác giả đều đã đƣa ra những số liệu cụ
thể, khẳng định tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các vùng DTTS ở nƣớc ta hiện nay
là khá phức tạp, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp...
Hà Giang là một tỉnh có hơn 20 dân tộc sinh sống. Cảnh huống ngôn ngữ ở
Hà Giang có nhiều điểm đáng chú ý. Song, trong thời gian qua, vấn đề này lại chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Gần đây nhất có luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Cảnh
huống ngôn ngữ ở Hà Giang (2010) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền. Đây
có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ nói chung ở
tỉnh Hà Giang xét theo các tiêu chí định lƣợng, định chất và định giá. Đồng thời,
tác giả cũng trình bày về tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc cụ thể
nhƣ: Hmông, Tày, La Chí.
Nhƣ đã nói, dân tộc Pà Thẻn là dân tộc có truyền thống phong phú, cƣ trú
khá tập trung, phần lớn là ở Hà Giang. Từ văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đến
đời sống ngôn ngữ của tộc ngƣời này đều có rất nhiều điểm đáng chú ý.
Tên gọi Pà Thẻn đã xuất hiện từ rất sớm, năm 1905 trong công trình nghiên
cứu về dân tộc học của A. Bonifacy. Đến năm 1906, L.de.Lajonquiere cũng viết
về ngƣời Pà Thẻn trong cuốn sách Mán Pa - teng. Hai tác giả này đều liệt Pà
Thẻn vào khối Mán cùng với ngƣời Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu. Họ đã mô tả một
số nét sinh hoạt và văn hóa của ngƣời Pà Thẻn, đồng thời so sánh ngôn ngữ của
dân tộc này với ngƣời Dao. Tuy nhiên, những mô tả trên vẫn chƣa đủ cơ sở để coi
Pà Thẻn là một nhóm của dân tộc Dao.
Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây, một số công trình nghiên cứu về
ngƣời Pà Thẻn cũng đã đƣợc xuất bản, chẳng hạn nhƣ: Sổ tay về các dân tộc ở
Việt Nam (1983) của Trần Mạnh Cát; Pà - Tẻn và mối quan hệ Mèo - Dao ở
Việt Nam (1993) của Phan Hữu Dật; Các dân tộc ở Hà Giang (2004) của Lê
Duy Đại - Triệu Đức Thanh; Văn hóa phong tục Pà Thẻn - bảo tồn và phát
huy (2006) - Ninh Văn Hiệp (chủ biên). Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ