Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ DẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thúy
Học viên: Bùi Thị Dậu
Lớp: Cao học luật, Khóa1, Kon Tum
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học “Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc
trường hợp ít nghiêm trọng” theo luật hình sự Việt Nam” là hoàn toàn trung thực
và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Thúy.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Dậu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự
TNHS : Trách nhiệm hình sự
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................6
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng ....................................7
7. Cơ cấu của luận văn ..........................................................................................7
CHƢƠNG 1. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “PHẠM
TỘI LẦN ĐẦU” ........................................................................................................8
1.1. Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần
đầu” trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.................................................................8
1.2. Kiến nghị hƣớng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu”..........................................21
TIỀU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................24
CHƢƠNG 2. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHẠM
TỘI “THUỘC TRƢỜNG HỢP ÍT NGHIÊM TRỌNG” ....................................25
1.1. Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội
“thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng” trong Bộ luật hình sự Việt Nam ..........25
2.2. Kiến nghị hƣớng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội “thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng”
...............................................................................................................................37
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi quy định những chế tài trong các điều luật ở Phần các tội phạm của Bộ
luật hình sự (BLHS), nhà làm luật, một mặt, xuất phát từ tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm, mặt khác, tạo điều kiện để Tòa án có khả năng cá thể
hóa hình phạt đối với người phạm tội. Do đó, BLHS quy định Tòa án có quyền lựa
chọn và quyết định một hình phạt tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo trong từng trường hợp cụ thể.
Do tính đa dạng, phức tạp của tội phạm nên để cá thể hoá trách nhiệm hình
sự được triệt để, các nhà làm luật trước hết phải phân chia tội phạm thành các nhóm
tội, các tội khác nhau, trong mỗi tội có khung hình phạt khác nhau (chỉ có một số ít
tội chỉ có khung hình phạt duy nhất). Trong mỗi khung hình phạt của một tội thì
mức độ nguy hiểm cho xã hội biểu hiện cũng khác nhau. Do đó, nhà làm luật phải
quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chung để áp dụng
cho các trường hợp phạm tội trong một khung hình phạt nhất định. “Các tình tiết
giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một vụ án cụ thể, đối với người
phạm tội cụ thể chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi vụ
án đó và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi một
cấu thành chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy”.1
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là các tình tiết làm giảm
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong phạm vi một khung hình
phạt so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết giảm
nhẹ đó. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một trong những căn cứ để đánh giá tính
chất nguy hiểm của hành vi và khả năng cải tạo giáo dục của bị cáo, là một trong
những căn cứ quan trọng để cơ quan, người tiến hành tố tụng có cái nhìn toàn diện
khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS
không có ý nghĩa trong việc định tội và định khung hình phạt, mà chỉ có ý nghĩa
trong việc lượng hình. Việc ghi nhận quy định này trong BLHS có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng. Bởi vì, nó không những chỉ thể hiện tính nhân đạo, khoan
hồng của luật hình sự mà còn đáp ứng được các yêu cầu của nguyên tắc cá thể hóa
hình phạt trong áp dụng pháp luật đối với người phạm tội.
1 Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.8.
2
“Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” là một tình tiết giảm
nhẹ TNHS thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước là trừng trị kết hợp giáo
dục, vừa đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hình phạt vừa thể hiện rõ tính nhân đạo, khoan
hồng đối với người phạm tội. Đây không phải là tình tiết giảm nhẹ TNHS mới được
quy định trong BLHS năm 2015 mà nó được quy định trong BLHS Việt Nam từ
năm 1985. Về cơ bản, tình tiết này vẫn được giữ nguyên qua nhiều lần BLHS có
sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới và hiện được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51
BLHS năm 2015.
Tình tiết này rất thường được áp dụng trong các bản án hình sự nhưng không
phải tòa án nào cũng áp dụng đúng với bản chất của nó. Có nhiều quan điểm khác
nhau về việc áp dụng tình tiết này, về việc hiểu như thế nào là “phạm tội lần đầu”
và phạm tội “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”?. Trong thực tiễn áp dụng pháp
luật, do cách hiểu không giống nhau nên đã dẫn đến việc áp dụng không thống nhất,
thiếu nhất quán của các Tòa án địa phương, cùng một trường hợp nhưng có tòa án
áp dụng, có tòa án lại không cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS này.
Điều này dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật và không đảm bảo sự công
bằng giữa những người phạm tội.
Mặt khác, trong quy định của pháp luật hình sự, Nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao từ trước đến nay cũng chưa có hướng dẫn áp
dụng nào đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS này. Trong quá trình nghiên cứu, bản
thân học viên cũng có tìm tòi, lục khảo nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy luận văn
hay công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết về tình tiết giảm nhẹ
TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Có một số bài báo
đăng trên các tạp chí chuyên ngành trao đổi về tình tiết giảm nhẹ TNHS này nhưng
chủ yếu dừng lại ở từng vụ án cụ thể chưa có tính khái quát, tổng hợp để có thể áp
dụng đối với tất cả các trường hợp phạm tội. Để tránh những bất cập trong việc áp
dụng tình tiết này trên thực tế thì việc có một cách hiểu nhất quán và một hướng dẫn
áp dụng thống nhất là rất cần thiết. Với những lý do nêu trên, học viên quyết định
lựa chọn đề tài:“Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “phạm tội lần đầu và
thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” trong luật hình sự Việt Nam” làm Luận văn
thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định của BLHS có ảnh hưởng rất quan
trọng đến chính sách xử lý hình sự, ảnh hưởng đến cơ quan Tòa án mà cụ thể là
3
quyết định của Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt đồng thời ảnh hưởng đến
cá nhân người phạm tội, nên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức
độ khác nhau, cụ thể như sau:
Trong thời gian qua đã có một số khóa luận, luận văn, luận án tiến sĩ luật học
ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật như Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học luật Hà Nội có nhiều đề tài nghiên cứu về các tình tiết giảm
nhẹ TNHS trong BLHS Việt Nam nói chung, trong đó có đề cập đến tình tiết giảm
nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” chẳng hạn như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Quang Vinh (2000), Các tình tiết giảm nhẹ
TNHS trong luật hình sự Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Túc
(2002), Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo Điều 46 BLHS Việt Nam; Phạm Thị
Thanh Nga (2004), Tình tiết giảm nhẹ TNHS trong việc định tội danh và quyết định
hình phạt, Luận văn thạc sĩ luật học; Trần Thị Thu Hà (2005), Quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học luật Hà Nội...
Bên cạnh đó, có một số sách nghiên cứu về luật hình sự có đề cập đến tình
tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” như:
Trần Thị Quang Vinh, (2005), Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt
Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia; Uông Chung Lưu chủ biên (2003), Bình luận
khoa học BLHS 1999, Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội; Đinh Xuân Quế (2004), Bình luận khoa học BLHS (phần chung),
Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh; Chủ biên Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam tập 1 của Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm
2005; ThS. Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS, Nxb
Chính trị Quốc gia...
Ngoài ra, còn có một số bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý
chủ yếu dừng lại ở mức độ trao đổi, tranh luận về một số vấn đề lý luận cũng như
thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS mà chưa có sự phân tích một cách hệ
thống để đưa là khái niệm về tình tiết “phạm tội lần đầu” và phạm tội “thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng” như: Nguyễn Như Cường (2004), Về tình tiết giảm nhẹ quy định
điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS, Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao, số 15; Phạm Hồng
Hải (2006), Bàn về nhận thức và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS, Tạp chí kiểm
sát số 17/2006; Trịnh Tiến Việt (2004), Về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS
trong BLHS 1999 và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao số 13, tháng