Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Arem ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thái Nguyên, năm 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG THỊ HIỀN
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI AREM
Ở HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8 22 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Thu Quỳnh
Thái Nguyên, năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu Quỳnh. Các số liệu, những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Tác giả luận văn
TS. Nguyễn Thu Quỳnh Dương Thị Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Tình hình
sử dụng ngôn ngữ của người Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên để hoàn thành luận văn này.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Thu Quỳnh –
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo (bộ phận Sau Đại học), Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo, cán bộ và nhân dân xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình.
- Lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bố Trạch,
Phòng Dân tộc – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Bố Trạch.
- Đặc biệt, cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô đã động viên, cổ vũ,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tuy nhiên
cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 4
6. Bố cục của luận văn.................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN................................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................ 6
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ, tình hình sử dụng
ngôn ngữ ...................................................................................................................... 6
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dân tộc Chứt, ngôn ngữ và tộc người Arem........
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn..................................................................................... 12
1.2.1. Một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài ................................................... 12
1.2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 20
1.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI AREM Ở HUYỆN
BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................ 25
2.1. Dẫn nhập .............................................................................................................. 25
2.2. Thực trạng lưu truyền ngôn ngữ giữa các thế hệ của người Arem...................... 25
2.2.1. Kết quả khảo sát................................................................................................ 25
2.2.2. Miêu tả, phân tích ............................................................................................. 26
2.3. Thực trạng về khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem trong môi trường đa
ngữ .............................................................................................................................. 28
2.3.1. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem nói chung.................................... 28
iv
2.3.2. Khả năng sử dụng ngôn ngữ ở người Arem theo sự phân biệt về giới tính............ 30
2.3.3. Khả năng sử dụng ngôn ngữ ở người Arem theo sự phân biệt về độ tuổi 33
2.3.4. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem theo sự phân biệt về học vấn ... 36
2.3.5. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem theo sự phân biệt về nghề nghiệp ... 40
2.4. Thực trạng về phạm vi sử dụng ngôn ngữ của người Arem................................ 43
2.4.1. Phạm vi sử dụng trong gia đình........................................................................ 43
2.4.2. Phạm vi sử dụng ngoài cộng đồng.................................................................... 48
2.5. Thực trạng về chức năng/ vị thế của các ngôn ngữ được người Arem sử dụng......... 52
2.5.1. Kết quả khảo sát................................................................................................ 52
2.5.2. Miêu tả, phân tích ............................................................................................. 53
2.6. Tiểu kết ................................................................................................................ 55
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ VÀ NÂNG
CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI AREM Ở HUYỆN
BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................ 57
3.1. Nguyện vọng, thái độ của người Arem trong việc sử dụng ngôn ngữ ................ 57
3.1.1. Kết quả khảo sát................................................................................................ 57
3.1.2. Miêu tả, phân tích ............................................................................................. 57
3.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn tiếng mẹ đẻ của người Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình ................................................................................................................. 61
3.2.1. Tác động nhận thức, ý thức tự giác cộng đồng................................................. 61
3.2.2. Tác động vào ngôn ngữ .................................................................................... 62
3.2.3. Tác động vào môi trường sử dụng ngôn ngữ.................................................... 66
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Arem ở huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình......................................................................................... 71
3.3.1. Tác động nhận thức của đồng bào Arem về vị trí, vai trò, chức năng của TV...... 71
3.3.2. Tác động vào ngôn ngữ .................................................................................... 71
3.3.2. Tác động vào môi trường sử dụng ngôn ngữ.................................................... 72
3.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 77
KẾT LUẬN................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 81
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTV cộng tác viên
DTTS dân tộc thiểu số
GV giáo viên
GD giáo dục
HS học sinh
TMĐ tiếng mẹ đẻ
TV tiếng Việt
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng lưu truyền ngôn ngữ của người Arem.................................255
Bảng 2.2. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem .........................................288
Bảng 2.3. Khả năng sử dụng ngôn ngữ ở người Arem theo sự phân biệt về giới tính....300
Bảng 2.4. Khả năng sử dụng ngôn ngữ ở người Arem theo sự phân biệt về độ tuổi....333
Bảng 2.5. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem theo sự phân biệt về học vấn.366
Bảng 2.6. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người Arem theo sự phân biệt về nghề
nghiệp...........................................................................................................…400
Bảng 2.7. Các ngôn ngữ được sử dụng khi nói chuyện trong gia đình của người Arem..444
Bảng 2.8. Các ngôn ngữ được sử dụng trong ghi chép hàng ngày, cầu cúng và kể
chuyện, ca hát của người Arem...........................................................................466
Bảng 2.9. Các ngôn ngữ được sử dụng khi nói chuyện ngoài cộng đồng của người
Arem...................................................................................................................48
Bảng 2.10. Chức năng/vị thế các ngôn ngữ được người Arem sử dụng .................522
Bảng 3.1. Nguyện vọng, thái độ của người Arem trong sử dụng ngôn ngữ............577
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong văn hóa dân tộc, ngôn ngữ là một thành tố đặc biệt. Nếu ngôn ngữ
cùng với người lao động, đã tạo nên con người thì cũng chính ngôn ngữ, cùng với lao
động, là cội nguồn của mọi nền văn hóa. Đối với đời sống của con người, ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp đồng thời nó cũng là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là đại diện
đặc trưng cho văn hóa, đời sống và phong tục tập quán của một dân tộc cụ thể. Việc
nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ của quốc gia, một
địa phương hoặc một tộc người cụ thể sẽ giúp cho các chính sách ngôn ngữ của mỗi
quốc gia phải thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó, có những bổ sung, điều
chỉnh cần thiết đối với chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc.
1.2. Dân tộc Chứt ở Việt Nam với số dân là 7.513 (người) chiếm 0,0078% so
với dân số Việt Nam [27]. Đây là một trong mười sáu dân tộc rất ít người ở Việt
Nam. Người Chứt phân chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh. Theo thống kê mới
nhất về số người DTTS theo từng dân tộc, giới tính và đơn vị hành chính cấp xã, đến
thời điểm 01/4/2019 của tỉnh Quảng Bình, dân tộc Chứt ở Quảng Bình có số dân là
6.572 (người), phân bố chủ yếu ở các xã miền núi, gần biên giới thuộc 3 huyện Minh
Hoá, Tuyên Hoá và Bố Trạch [60].
Arem là một trong năm nhóm cư dân thuộc dân tộc Chứt. Bốn nhóm còn lại là
nhóm Mày, nhóm Rục, nhóm Sách và nhóm Mã Liềng. Sống biệt lập với các nhóm
khác thuộc dân tộc Chứt nhưng người Arem lại lọt thỏm giữa 4.000 người Ma Coong
ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và họ buộc phải sử dụng tiếng Ma Coong - một
ngôn ngữ có vị thế lấn át tiếng Arem. Trạng thái ngôn ngữ của người Arem là trạng
thái đa ngữ. Vậy nên để hiểu rõ hơn về bức tranh ngôn ngữ của người Arem, tác giả
luận văn đã lựa chọn nghiên cứu về “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Arem ở
huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình”.
1.3. Ngôn ngữ có nguy cơ mai một ở Việt Nam là một vấn đề đã được các nhà
khoa học quan tâm. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về lí luận và thực tiễn các ngôn ngữ
mai một ở Việt Nam chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, đề tài cấp quốc gia:
2
Nghiên cứu chính sách và giải pháp bảo tồn những ngôn ngữ dân tộc thiểu số có nguy
cơ mai một ở Việt Nam (Mã số: ĐTĐLXH - 01/18) đã được thực hiện trong kế hoạch
trong giai đoạn 2018 - 2020. Đề tài do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lí, Trường Đại
học Sư phạm, thuộc Đại học Thái Nguyên là cơ quan thực hiện đề tài. Đề tài tập trung
điều tra nghiên cứu 33 ngôn ngữ được dự báo có nguy cơ tiêu vong. Một trong 33
ngôn ngữ đó là ngôn ngữ Arem. Nội dung nghiên cứu của luận văn giúp cho việc xác
định được thực trạng và phạm vi sử dụng ngôn ngữ của người Arem. Từ đó đánh giá
được chức năng và vị thế của ngôn ngữ Arem đối với các ngôn ngữ khác. Cuối cùng,
có cơ sở thực tế để đánh giá khái quát về mức độ mai một của ngôn ngữ Arem. Qua
đó, đóng góp một phần nhỏ ngữ liệu cho các công trình nghiên cứu về tộc người
Arem.
Từ những lí do trên, đề tài“Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Arem ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng bình” đã được lựa chọn để thực hiện trong luận văn này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu và khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Arem ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn nhằm mô tả những đặc điểm về thực
trạng sử dụng ngôn ngữ của người Arem và đề xuất những giải pháp bảo tồn tiếng mẹ
đẻ, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho người Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình. Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những
căn cứ ban đầu cho việc đưa ra những giải pháp thỏa đáng nhằm bảo tồn ngôn ngữ
của người Arem nói riêng và các ngôn ngữ DTTS có nguy cơ mai một ở Việt Nam
nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, miêu tả, giải thích và phân tích thực trạng sử dụng ngôn ngữ của
người Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn tiếng mẹ đẻ và nâng cao năng lực sử
dụng tiếng Việt cho người Arem, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu và mẫu điều tra
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Arem
ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Số lượng mẫu điều tra được chọn là 115 người Arem ở xã Tân Trạch, huyện Bố
Trạch. Đây là địa phương được cho là quê hương của người Arem, đồng thời cũng là
nơi có số lượng người Arem cư trú đông và tập trung nhiều nhất (so với các địa
phương khác có đồng bào Arem sinh sống).
Tiêu chí lựa chọn mẫu điều tra được luận văn đặt ra là đối tượng phải đảm bảo
độ phủ về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ văn hóa. Cụ thể là:
+ Về giới tính: Số mẫu điều tra phải cân bằng về giới tính nam, nữ.
+ Về độ tuổi: Số mẫu điều tra đa dạng về độ tuổi: dưới 18 tuổi, từ 18 đến 30
tuổi, từ 31 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi.
+ Về nghề nghiệp: Số mẫu điều tra có độ phủ khắp các nhóm nghề nghiệp:
Nông dân, công nhân, trí thức, học sinh.
+ Về học vấn: Luận văn cần lựa chọn mẫu điều tra ở các trình độ: không có
học vấn (không đi học), TH, THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Để tìm hiểu về tình hình sử dụng ngôn ngữ của
người Arem, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề như: thực trạng lưu truyền
ngôn ngữ giữa các thế hệ của người Arem, thực trạng về khả năng sử dụng tiếng mẹ
đẻ của người Arem trong môi trường đa ngữ, thực trạng về phạm vi sử dụng ngôn
ngữ của người Arem, thực trạng về chức năng - vị thế của các ngôn ngữ được người
Arem sử dụng.
Từ kết quả thu được, luận văn đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn và
phát triển TMĐ của người Arem, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong các
hoạt động giáo dục và đời sống xã hội của đồng bào Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
Phạm vi không gian khảo sát: Bản Arem, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
4
Phạm vi thời gian khảo sát: Thời gian khảo sát tại địa bàn diễn ra trong 2 tuần
(từ 01/5/2020 đến 15/5/2020). Sau thời gian khảo sát trực tiếp tại địa bàn, trong quá
trình viết luận văn, tác giả tiếp tục liên lạc với cộng tác viên để cập nhật thông tin cần
thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp ngôn ngữ học điền dã được sử dụng trong việc thu thập tư liệu bao
gồm các thao tác: điều tra bằng bảng hỏi (anket), điều tra bằng thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu, quan sát, ghi chép, ghi âm, ghi hình để nhận xét, đánh giá thông tin
cần thu thập.... Bảng phỏng vấn sâu và nội dung trò chuyện đã được chuẩn bị sẵn với
các phần chính hỏi về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của người Arem, tìm hiểu về nguyện
vọng của người dân để đề xuất giải pháp bảo tồn ngôn ngữ Arem, đồng thời nâng cao
năng lực sử dụng tiếng Việt cho đồng bào Arem.
4.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả (gồm các thủ pháp giải thích bên trong và thủ pháp giải
thích bên ngoài) được sử dụng khi trình bày thực trạng, mô tả những đặc điểm về tình
hình sử dụng ngôn ngữ của người Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ đó
luận văn phân tích về cảnh huống ngôn ngữ của tộc người Arem. Trên cơ sở đó, phân
tích, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, nâng cao năng lực sử dụng TV, TMĐ
của người Arem.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ như thủ pháp
khảo sát, thống kê để định lượng các yếu tố có liên quan đến tình hình sử dụng ngôn
ngữ, từ đó có cơ sở để rút ra các nhận xét, kết luận về đối tượng được khảo sát. Dữ liệu
thu thập được trong các phiếu điều tra xã hội học được xử lí bằng phần mềm SPSS.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lí thuyết
Trên thực tế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ DTTS của các
nhà ngôn ngữ học. Những công trình nghiên cứu này có nhiều đóng góp quan trọng,
làm cơ sở cho việc bảo tồn, lưu giữ và xác định thành phần dân tộc của các tộc người
khác nhau. Kết quả nghiên cứu của luận văn Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người
Arem ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình sẽ cung cấp thêm tài liệu cho nghiên cứu
cảnh huống ngôn ngữ ở một địa phương theo định hướng nghiên cứu của ngôn ngữ
học xã hội.