Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong các tội xâm phạm sở hữu theo luật Hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGÔ TRANG T O
PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
THEO UẬT SỰ V ỆT NAM
LUẬN VĂ THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊ ƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, ĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜ G ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
T EO UẬT SỰ V ỆT M
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tƣờng Vy
Học viên: Ngô Trang Th o
Lớp: Cao họ uật Liêu h 1
TP. HỒ CHÍ MINH, ĂM 2020
LỜI CAM ĐO
Tôi xin cam đoan luận văn “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong các
tội xâm phạm sở hữu theo h h iệ Nam” là công trình nghiên cứu do
chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Tƣờng Vy. Các nội
dung, thông tin được trình bày trong luận văn là trung thực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Tác gi
Ngô Trang Th o
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS năm 1999 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
BLHS năm 2015 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
CQĐT Cơ quan điều tra
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
HĐTP Hội đồng thẩm phán
HSPT Hình sự phúc thẩm
HSST Hình sự sơ thẩm
QĐGĐT Quyết định giám đốc thẩm
QHXH Quan hệ xã hội
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
C ƢƠ G 1. DẤU HIỆU “CỐ Ý PHẠM TỘI TỪ 05 LẦN TRỞ LÊN VỀ
CÙNG MỘT TỘI PHẠM” XÁC ĐỊNH TÌNH TIẾT PHẠM TỘI CÓ
TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU..
........................................................................................................................... 6
1.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu “Cố ý ph m tội
từ 05 lần trở lên về cùng một tội ph m” trong tình tiết ph m tội có tính chất
chuyên nghiệp................................................................................................ 6
1.2. Thực tr ng áp dụng dấu hiệu “ ố ý ph m tội từ 05 lần trở lên về cùng
một tội ph m” trong tình tiết ph m tội có tính chất chuyên nghiệp đối với
các tội xâm ph m sở hữu ............................................................................... 8
1.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu
hiệu “ ố ý ph m tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội ph m” trong tình tiết
ph m tội có tính chất chuyên nghiệp đối với các tội xâm ph m sở hữu ...... 21
KẾT LUẬ C ƢƠ G 1................................................................................. 23
C ƢƠ G 2. DẤU HIỆU “ GƢỜI PHẠM TỘ ĐỀU LẤY CÁC LẦN PHẠM
TỘI LÀM NGHỀ SINH SỐNG VÀ LẤY KẾT QU PHẠM TỘI LÀM
NGUỒN SỐ G C Í ” TRO G T T ẾT PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT
CHUYÊN NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU................... 24
2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu “ngƣời ph m tội
đều lấy các lần ph m tội làm nghề sinh sống và lấy kết qu ph m tội làm
nguồn sống hính” trong tình tiết ph m tội có tính chất chuyên nghiệp ..... 24
2.2. Thực tr ng áp dụng dấu hiệu “ngƣời ph m tội đều ấy các lần ph m tội
làm nghề sinh sống và lấy kết qu ph m tội làm nguồn sống hính” trong
tình tiết ph m tội có tính chất chuyên nghiệp đối với các tội xâm ph m sở
hữu............................................................................................................... 26
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu
hiệu “ngƣời ph m tội đều ấy các lần ph m tội làm nghề sinh sống và lấy kết
qu ph m tội làm nguồn sống hính” trong tình tiết ph m tội có tính chất
chuyên nghiệp đối với các tội xâm ph m sở hữu ......................................... 36
KẾT LUẬ C ƢƠ G 2................................................................................. 38
KẾT LUẬN...................................................................................................... 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH O
PHỤ LỤC
1
P Ầ MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy các
tội xâm phạm sở hữu có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả và thiệt hại
to lớn cho xã hội. Người phạm tội thực hiện nhiều hành vi xâm phạm đến quyền sở
hữu tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng khi quyết định hình phạt đối với
người phạm tội thì thực tiễn xét xứ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc áp dụng
tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đối với các tội xâm phạm sở hữu.
Tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định trong BLHS
với hai vai trò là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt và tình tiết tăng nặng
TNHS. Tuy nhiên, về việc hướng dẫn cách hiểu, áp dụng tình tiết này vào thực tiễn
vẫn còn những điểm chưa được thống nhất. Vấn đề này chỉ được đề cập đến ở mục
5 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/20006 của Toà án nhân dân tối cao.
Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất, chưa
hướng dẫn cụ thể từng trường hợp. Dẫn đến hệ quả là thực tiễn xét xử áp dụng
không thống nhất tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong quá trình
quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích những vấn đề liên quan đến “phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp”, quy định của pháp luật hình sự đối với tình tiết này
như thế nào, thực tiễn và những vướng mắc khi áp dụng tình tiết, từ đó đưa ra kiến
nghị hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là rất cần
thiết. Chính vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp trong các tội xâm phạm sở hữu theo u t s ệt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về tình tiết “phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp”đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa
học của các cơ sở đào tạo luật dưới nhiều hình thức khác nhau như giáo trình, sách
chuyên khảo, khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học, bài
báo khoa học… Có thể kể tên một số công trình nổi bật như sau:
Ở cấp độ giáo trình, có thể kể tên một số công trình sau: “Giáo trình Lu t
Hình s Việt Nam: Phần các tội phạm (quyển 1, 2)” của Trường Đại học Luật
TP.HCM, Nxb Hồng Đức năm 2013; “Giáo trình Lu t Hình s : T p 2 – Phần các
2
tội phạm” của tác giả Phạm Mạnh Hùng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2016;
“Giáo trình Lu t Hình s : Phần các tội phạm” của Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân năm 2018, “G áo trình Lu t Hình s : Phần c u g” của
Trường Đại học Luật TP. HCM, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam năm 2014.
Ở cấp độ sách chuyên khảo, có sách “C ươ g XX - Các tội xâm phạm sở hữu
trong Giáo trình lu t hình s Việt Nam (Phần các tội phạm)” do GS.TS. Nguyễn
Ngọc Hòa (chủ biên), Nxb Công an nhân dân năm 2010; sách “Định tội danh đối
với các tội xâm phạm sở hữu (Bộ lu t hình s ăm 1999 được sửa đổi, bổ sung ăm
2009)” của tác giả Lê Đăng Doanh, Nxb Tư pháp năm 2011.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có đề tài “Vấn đề phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp trong Lu t Hình s Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Minh năm 2010…
Ở góc độ các bài báo khoa học, có bài viết “Vấn đề định tội danh trong các
tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 112 năm 1997, bài viết “Cần thống nhất nh n thức áp dụng tình
tiết:“Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” tại c ươ g XIV “Các tội
xâm phạm sở hữu” trong Bộ lu t Hình s 1999” của tác giả Phan Hồng Thủy đăng
trên Tạp chí Kiểm sát số 9 năm 2004, bài viết “Bàn về định tội danh đối với một số
tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Lê Văn Luật đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý
số 01 năm 2006, bài viết “Về áp dụng tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đọat tài
sản, c ưa được xóa án tích mà còn vi phạm tại một số đ ều lu t về các tội xâm
phạm sở hữu” của tác giả Quách Thành Vinh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số
9 năm 2007, bài viết “Xác định hành vi chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt” của tác giả Đỗ Ngọc Lợi đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 4 năm
2013, bài viết “Cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu của BLHS ăm 1999” của tác giả Lê Đăng Doanh, Phạm Tài Tuệ đăng trên Tạp
chí Tòa án nhân dân số 14 năm 2014, bài viết “Về áp dụng “t tiết định k u g”,
“t tiết phạm tội nhiều lầ ” trong các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn
Thanh Hải đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2014, bài viết “Những
đ ểm mới của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ lu t hình s ăm 2015” của tác giả
Mai Thị Thanh Nhung đăng trên Tạp chí Luật học số đặc biệt năm 2016, bài viết
“Một số đề xuất hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ lu t
Hình s ăm 2015” của tác giả Phan Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Khoa học pháp
lý số 8 năm 2016; bài viết “Một số đ ểm mới của Bộ lu t Hình s (sửa đổi) 2015
về các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Trường Giang đăng trên Tạp chí
3
Luật sư Việt Nam số 7 năm 2017, bài viết “Dấu hiệu pháp lý và cách phân loại
các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Trường Giang đăng trên Tạp chí
Luật sư Việt Nam số 11 năm 2017…
Các công trình nghiên cứu nói trên đã làm rõ những nội dung nhất định liên
quan đến tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” từ quy định pháp luật đến
thực tiễn áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, những công trình này đều được thực hiện
trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực
thi hành và quan trọng hơn là những công trình nghiên cứu nêu trên chưa phân tích
làm rõ được tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm
sở hữu gặp những hạn chế gì trong quá trình áp dụng pháp luật.
Hiện nay, công trình nghiên cứu về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp vẫn chỉ là số ít, đặc biệt là các công trình nghiên cứu liên quan đến việc áp
dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu
từ thực tiễn dưới góc độ của một luận văn ứng dụng thì chưa có công trình nào cả.
Do đó, công trình nghiên cứu đề tài “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong các
tội xâm phạm sở hữu”của tác giả, một phần sẽ kế thừa những nội dung nghiên cứu
từ những công trình đã được công bố và bên cạnh đó đề tài tiếp tục phân tích, làm
rõ các vấn đề liên quan đến việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu trong thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong các tội
phạm xâm phạm sở hữu.
3. Mục đí h và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đí h nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập,
vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu. Trên cơ sở những phát hiện
thiếu sót, vướng mắc đó đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp
luật hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về các vấn đề
pháp lý này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải
quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu.
4
+ Chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc quy định và áp dụng các quy
định của luật hình sự về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu.
+ Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự và hướng
dẫn áp dụng pháp luật hình sự về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu.
4. Đối tƣợng và ph m vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Ph m vi nghiên cứu: Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, đề tài chủ
yếu tập trung nghiên cứu về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam, đặc biệt là quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) cũng như là thực tiễn xét xử các vụ án về vấn đề này ở các địa phương trên
lãnh thổ Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương
pháp chủ đạo, được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của
pháp luật liên quan đến vấn đề áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu; tổng hợp, phân tích các vấn đề pháp lý có
liên quan từ thực tiễn áp dụng pháp luật. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp
tổng hợp để tóm tắt nội dung của mỗi chương và đưa ra kết luận chung cho toàn
luận văn.
Thứ hai, phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá các quy định pháp
luật về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong các tội
xâm phạm sở hữu: so sánh quy định của các văn bản pháp luật có liên quan về việc
áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm sở
5
hữu để đánh giá, chỉ ra bất cập pháp luật và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về vấn đề việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong
các tội xâm phạm sở hữu.
6. Ý nghĩ khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc áp dụng
tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong các tội xâm phạm sở hữu có ý
nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm .
Chính vì thế, nội dung của đề tài đáp ứng được điều kiện về tính mới cũng như có
khả năng ứng dụng cao.
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện các
quy định pháp luật về vấn đề định tội danh, quyết định hình phạt. Bên cạnh đó, đề
tài có thể làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà khoa học, các sinh viên, học
viên cao học chuyên ngành luật hình sự và những người làm công tác thực tiễn như
luật sư, kiểm sát viên, điều tra viên... Những kiến nghị của luận văn sẽ góp phần
tích cực vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả xét
xử các vụ án về việc áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong
các tội xâm phạm sở hữu trong thực tế, vừa tránh bỏ lọt tội phạm, vừa tránh làm oan
người vô tội.
7. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
hai chương:
Chƣơng 1. Dấu hiệu “Cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm”
khi xác định tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong các tội xâm phạm
sở hữu.
Chƣơng 2. Dấu hiệu “Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề
sinh sống và lấy kết quả phạm tội làm nguồn sống chính” trong tình tiết phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp đối với các tội xâm phạm sở hữu.