Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở quảng ngãi.
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1175

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở quảng ngãi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

NGUYỄN THỊ MỸ TUYẾT

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI

PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở

QUẢNG NGÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước thì du

lịch không chỉ là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn

bẩy, thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo

động lực cho sự tích lũy của nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện

chính sách mở cửa và là cầu nối với thế giới bên ngoài, tăng cường tình hữu

nghị, hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.

Dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, hòa cùng xu thế

phát triển chung của khu vực và quốc tế. Trong những năm gần đây du lịch Việt

Nam đã có những bước chuyển biến khẳng định mình. Trong số nguồn tài

nguyên phong phú đó có một loại tài nguyên mà chúng ta không thể không nhắc

đến đó là nguồn tài nguyên biển. Ngày nay biển không chỉ tạo ra các nguồn lợi

kinh tế to lớn từ việc khai thác thủy sản, khoáng sản, dầu khí… mà nó còn là

nơi phát triển du lịch rất hấp dẫn. Trong giai đoạn hiện nay du lịch biển đang

trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh

quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người

dân cũng như tăng nguồn ngân sách trung ương và địa phương.

Như trong cuộc hội thảo (10/2007) về quản lý và phát triển du lịch biển,

đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là

một trong năm đột phá về kinh tế biển ven biển. Mà thế mạnh thuộc về các tỉnh

thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó phải kể đến một số địa phương có bề

dày trong phát triển du lịch biển, đảo như Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (

Bình Thuận), Quảng Nam, Đà Nẵng… và quả là thiếu sót nếu không nhắc đến

Quảng Ngãi.

3

Tỉnh Quảng Ngãi với đường bờ biển dài 135km, kéo dài từ An Tân đến

Sa Huỳnh nên có nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai, Lệ Thủy,

Minh Tân… Đến đâu cũng hoang sơ với những bãi cát ngập tràn ánh nắng và

làn nước trong xanh. Vẻ đẹp của các bờ biển nơi đây từ xưa đã làm say đắm

biết bao người, để rồi thi sĩ Xuân Diệu đã thốt ra nhận xét bằng hai câu thơ:

“ Hỏi mình biển đẹp vô ngần

Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh” [16;108].

Nhưng một sự thật đáng buồn rằng cho đến nay những bãi tắm xinh đẹp

ấy vẫn như những nàng tiên đang say ngủ vì chưa được đầu tư khai thác một

cách có hiệu quả. Các dự án khu du lịch hầu như chỉ được triển khai trên giấy

mà không được thực hiện trong thực tiễn. Một số dự án khác thì khai thác một

cách hời hợt vừa không mang lại hiệu quả kinh tế vừa làm nguồn tài nguyên

dần mai một.

Bên cạnh những ưu đãi của thiên nhiên cho khu vực duyên hải Nam

Trung Bộ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng thì thiên nhiên cũng rất khắc

nghiệt với nơi này. Mỗi năm vào mùa mưa bão, Quảng Ngãi trở thành nơi gánh

chịu bão nặng nề nhất. Biển cho Quảng Ngãi nguồn lợi dồi dào, những bãi biển

trãi dài hàng cây số… Nhưng cũng chính biển đã gây ra bao mất mát, bao hậu

quả khôn lường.

Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng gió này, chứng kiến

bao sự đổi thay của quê hương sau nhiều năm phát triển đổi mới đi lên. Là một

người con của đất mẹ Quảng Ngãi như tôi không tránh khỏi những boăn khoăn

trăn trở.

Hơn nữa, sau những năm tháng chúng tôi được học tập ở giảng đường đại

học. Được tiếp thu vô vàng kiến thức quý báu từ thầy cô, chúng tôi mong muốn

biến quá trình đào tạo đó thành quá trình tự đào tạo. Để tăng cường kỹ năng làm

4

việc độc lập của mình, cũng như có cơ hội được cọ xát thực tế nhằm tích lũy

kinh nghiệm trong quá trình làm việc sau này.

Xuất phát từ những lý do trên và yêu cầu thực tiễn đặt ra, chúng tôi lựa

chọn đề tài “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở

Quảng Ngãi” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu

Liên quan đến đề tài của chúng tôi đã có các công trình nghiên cứu tiêu

biểu như:

- “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển – đảo vùng du lịch Bắc

Bộ” của TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh. Công trình này đã tìm ra những nguyên

nhân cơ bản của vấn đề không tương xứng giữa sản phẩm du lịch Việt Nam nói

chung và sản phẩm du lịch biển đảo nói riêng so với nguồn tài nguyên nổi trội

của nó.

- “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch quốc gia vùng biển

miền Trung Việt Nam”. Cũng do TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh làm chủ nhiệm.

Đây là đề tài được thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 với mục tiêu đề xuất các

giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu du lịch quốc gia biển

miền Trung một cách hiệu quả và bền vững. Đề tài đã cung cấp một lượng

thông tin lớn, thể hiện bức tranh toàn cảnh về các khu du lịch biển vùng Bắc

Trung Bộ. Đồng thời đề xuất một số sản phẩm du lịch mới dựa trên đặc trưng

của vùng biển này như các sản phẩm từ muối, cát, rác, mưa – bão – lụt… giúp

đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm mới các hình ảnh các khu du lịch biển

miền Trung.

- “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi

và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ”. Do TS Trần Văn Siêu thực hiện. Đề tài

đã đánh giá thực trạng phát triển cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và thách thức đối với du lịch biển đảo Quảng Ngãi và vùng duyên hải Nam

5

Trung Bộ. Từ đó rút ra những bài học thực tiễn nhằm định hướng phát triển bền

vững cho du lịch biển đảo Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung

Bộ.

- “Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi”, luận án tiến sĩ

của tác giả Trần Đăng (2002). Ông đã dành phần lớn dung lượng của luận án để

nói về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn (Quảng Ngãi). Luận án đã chỉ ra

được những nét đẹp truyền thống của lễ khao lề thế lính Hoàng sa. Đồng thời

khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của lễ này đối với sự phát triển du

lịch của Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây mặc dù chưa đề cập

nhiều đến tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển Quảng

Ngãi. Tuy nhiên đó là nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho chúng tôi trong quá

trình thực hiện khóa luận.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Quảng Ngãi với những tiềm năng vốn có của mình trong thời gian gần

đây đã có nhiều sự đầu tư và nổ lực để khai thác nguồn tài nguyên đó song vẫn

chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, đó là một sự lãng phí và mất mát lớn

cho địa phương. Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích,

đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch biển đảo tại Quảng Ngãi. Đồng thời,

trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm góp phần thúc

đẩy du lịch của quê hương ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát

triển du lịch biển nói chung, trên cơ sở đó đánh giá được những thuận lợi, khó

khăn cũng như những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại.

6

- Tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi, hiện

trạng khai thác vùng biển đảo Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua trong phục

vụ cho việc phát triển du lịch.

- Dựa trên việc nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch biển

đảo tại Quảng Ngãi từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp thích hợp cho sự phát

triển của du lịch biển ở Quảng Ngãi những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn để

phục vụ cho phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Quảng Ngãi với rất nhiều bãi biển đẹp. Nhưng trong đề tài này tôi chỉ xác

định phạm vi nghiên cứu là một số bãi biển tiêu biểu như biển Dung Quất, Sa

Huỳnh, Mỹ khê, Khe Hai, Đảo Lý Sơn.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Do đề tài tìm hiểu về một vấn đề còn quá mới mẽ nên việc tìm kiếm tài

liệu về vấn đề này còn rất hạn chế, việc tìm hiểu nguồn tư liệu còn gặp nhiều

khó khăn. Để thực hiện đề tài trên đây tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu, tài liệu

và các trang web điện tử:

- Nguồn tư liệu thành văn:

+ Các bài viết trong sách báo.

+ Sách chuyên ngành.

+ Tạp chí du lịch.

+ Khóa luận tốt nghiệp.

- Tài liệu điền dã:

+ Khảo sát.

7

+ Chụp ảnh.

+ Phỏng vấn

- Nguồn tư liệu trên internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu và

thông tin có liên quan. Từ đó chúng tôi đã khái quát hóa, mô hình hóa các vấn

đề cần được trình bày để đạt yêu cầu đề tài đưa ra một cách tốt nhất có thể.

5.2.2. Phương pháp thống kê

Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian

dài ngắn cũng không giống nhau. Chính vì thế, các tài liệu ấy cần được thống

kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả

cao.

5.2.3. Phương pháp thực địa

Đây là một trong những phương pháp chủ đạo phục vụ cho việc nghiên

cứu đề tài tài. Thông qua phương pháp này các số liệu, thông tin thu được có

phần chính xác cao hơn, kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Đồng thời

kiểm tra lại độ chính xác của các tư liệu đã sử dụng nghiên cứu.

5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh

Do lãnh thổ du lịch được phân bố trong không gian rộng lớn và gồm

nhiều thành phần khác nhau do vậy việc thực hiện không thể bao quát hết toàn

vẹn lãnh thổ, phương pháp này sẽ bổ trợ cho việc nghiên cứu có kết quả hơn.

Phương pháp biểu đồ, bản đồ giúp cụ thể hóa số liệu và cho thấy được

mức độ phát triển của du lịch biển đảo Quảng Ngãi theo thời gian, không gian

phát triển như thế nào.

5.2.5. Phương pháp chuyên gia

8

Việc tranh tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ chuyên

ngành du lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm

quý báu để vận dụng vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra

phức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.

6. Đóng góp của đề tài

Là một sinh viên mới nghiên cứu, tham vọng của chúng tôi không có gì

lớn. Chỉ muốn đánh giá một vài tiềm năng, thực trạng du lịch biển ở một số

điểm du lịch ở Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp.

Đồng thời hoàn thiện khả năng tự học trong thời gian học tập ở nhà

trường.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu cần thiết cho những ai quan

tâm.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kết

cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch biển

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng du lịch biển tại Quảng Ngãi

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch

biển Quảng Ngãi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!