Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện nghi xuân - tỉnh hà tĩnh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỌC N N
ỌC SƯ P M
K OA LỊC SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở
huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Huế
Người hướng dẫn : Nguyễn Xuyên
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt
động tích cực của con người. Cùng với quá trình phát triển về kinh tế, thì du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội ở
các nước. Du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là cầu nối hữu
nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Sự xuất hiện của ngành kinh tế du lịch đã và đang
tạo ra những bước phát triển đột phá mới cho nền kinh tế của nhân loại. Du lịch
cũng đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng ở nhiều
quốc gia và trên quy mô toàn cầu.
Việt Nam không chỉ có sông dài, biển rộng, tiềm năng du lịch tự nhiên
phong phú mà trên mảnh đất có hình “ngọn lửa lúc cuồng phong” này lịch sử phát
triển đã để lại một hệ thống di tích nhân văn phong phú và đa dạng, có sức cuốn
hút mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế và hàng triệu trái tim người Việt Nam. Ngành
du lịch Việt Nam đang được chú trọng đầu tư và đang diễn ra hết sức sôi động, góp
phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.
à Tĩnh là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền đất nước, tỉnh
có vị trí chiến lược trong hoạt động phát triển kinh tế và an ninh quốc gia. à Tĩnh
một mãnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, nơi đây
có tiềm năng du lịch khá phong phú với những thắng cảnh đẹp nổi tiếng cùng hệ
thống di tích văn hóa có giá trị. ây chính là cơ sở để à Tĩnh giáo dục truyền
thống yêu nước, quảng bá văn hóa của dân tộc đồng thời là điều kiện để à Tĩnh
phát triển du lịch.
Nghi Xuân, một xã ven biển ở phía ông-Bắc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có hoạt
động du lịch ra đời sớm và tương đối phát triển của tỉnh. Những năm vừa qua hoạt
động du lịch đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây và có tác động rất lớn đến
cuộc sống người dân địa phương, đồng thời du lịch Nghi Xuân đã góp phần vào sự
phát triển và quảng bá du lịch à Tĩnh. Tuy nhiên trong thời gian qua ngành du
lịch Nghi Xuân phát triển chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của
tỉnh nhà. Kết quả thu được chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch của huyện Nghi
Xuân. Các di tích, danh thắng chưa được khai thác đúng mức. Ngành du lịch chưa
được quy hoạch, đầu tư chưa hợp lý trong việc khai thác, bảo tồn các giá trị tài
nguyên để phát triển du lịch.
Do vậy việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng du lịch huyện Nghi Xuân và
đưa ra các giải pháp phát triển du lịch là rất cần thiết, góp phần đưa ngành du lịch
nơi đây phát triển. ồng thời góp phần giáo dục, tuyên truyền cho các thế hệ về
truyền thống, văn hóa của quê hương, biết bảo tồn những giá trị truyền thống đó.
Qua đó làm cho Nghi Xuân ngày càng phát triển giàu đẹp.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, cùng lòng đam mê và mong
muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển du lịch địa
phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát
triển du lịch ở huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
à Tĩnh là tỉnh mới phát triển du lịch trong thời gian gần đây nên việc tìm
hiểu, nghiên cứu về du lịch vẫn còn hạn chế.
Trong cuốn “Non nước Việt Nam” (2009) do Tổng cục du lịch soạn thảo,
cuốn sách đả giới thiệu khái quát về tỉnh và tiềm năng du lịch của tỉnh à Tĩnh.
Trong đó có nhắc đến những địa danh nổi tiếng của huyện Nghi Xuân, đó là: “ ền
Củi, ình ội Thống, di tích lưu niệm Nguyễn Công Trứ, khu lưu niệm Nguyễn
Du, bải biển Xuân Thành”.
- Cuốn sách “Hướng về 180 năm Hà Tĩnh”(2010) PGS-TS Phan Xuân Biên,
NXB Sở V TT&DL à Tĩnh. Trong cuốn sách này ở chương 5 đã giới thiệu về
các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, chân dung nhân vật tiêu biểu của Hà
Tĩnh, trong đó có nói đến các danh lam thắng cảnh như sông La, Núi ồng Lĩnh,
biển Xuân Thành, nói đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…
- Khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động du lịch biển và sinh kế của người dân xã
Xuân Thành - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh” Lê Thị Dung (2008)- SP Vinh.
Trong đề tài này tác giả đã trình bày cũng như đánh giá khá chi tiết về hoạt động
du lịch biển tại xã Xuân Thành.
- Khóa luận tốt nghiệp “ Bước đầu đánh giá tiềm năng tự nhiên và nhân văn
phục vụ phát triển du lịch Hà Tĩnh” Nguyễn Văn Tuấn (2008)- SP à Nẵng.
Trong đề tài này có giới thiệu một số tài nguyên tự nhiên và nhân văn của huyện
Nghi Xuân như: khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành.
Ngoài ra còn có các bài viết về du lịch à Tĩnh đăng trên các báo, các tạp
chí.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu có liên quan chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu khái quát các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và danh nhân tiêu biểu,
chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và đánh giá chi tiết tiềm năng
các tài nguyên du lịch tại huyện Nghi Xuân. ặc biệt chưa đề ra định hướng và
giải pháp phát triển du lịch tại huyện Nghi Xuân. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về du lịch, từ thực tiễn của du lịch huyện Nghi Xuân, tỉnh
à Tĩnh, đề tài tìm hiểu, phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch huyện Nghi Xuân,
từ đó đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào việc phát
triển du lịch tại Nghi Xuân. Qua đề tài nay cũng góp phần vào việc tuyên truyền,
giáo dục và nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị du
lịch trong phát triển du lịch một cách bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tiến hành tìm hiểu vấn đề liên quan đến du lịch, từ lí luận đến thực tiễn về
du lịch huyện Nghi Xuân. Qua đó khẳng định cho thấy vai trò quan trọng của du
lịch đối với sự phát triển của kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân.
- Thu thập các tài liệu, số liệu và xử lý nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến
hoạt động du lịch của tỉnh huyện Nghi Xuân. ánh giá các tiềm năng, hoạt động
du lịch, tình hình đầu tư và các chính sách phát triển du huyện Nghi Xuân.
- Từ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của huyện Nghi Xuân, đề tài
đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch
huyện Nghi Xuân trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả những tài nguyên du lịch về
tự nhiên và nhân văn trên địa bàn huyện Nghi Xuân nhằm phục vụ cho hoạt động
du lịch.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: ề tài tìm hiểu các tài nguyên du lịch huyện Nghi Xuân để
phát triển du lịch. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng chung và cụ thể, đề xuất
một số giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch tại địa
Nghi Xuân.
- Về không gian: ề tài tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu tại các địa điểm có
tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện để thu tập số liệu, đánh giá hiện trạng và tiềm
năng phát triển của các tài nguyên du lịch này nhằm phát triển du lịch. ề tài tiến
hành tìm hiểu tại các xã có tài nguyên du lịch có giá trị và ý nghĩa như: Xuân ội,
Xuân Trường, Xuân an, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Mỹ, Tiên iền,
Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Hải, Cổ ạm, Xuân Liên, Xuân iang, Cương
Gián, huyện Nghi Xuân – tỉnh à Tĩnh.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Việc tìm hiểu tài nguyên du lịch đánh giá hiện trạng du lịch Việt Nam là
vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà chuyên gia nghiên cứu
thuộc nhiều ngành khoa học hiện nay. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tôi đã tiến
hành khai thác một số nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu thành văn:
+ Sách chuyên ngành
+ Các bài viết trên báo chí
+ Các bài báo cáo, tạp chí của tĩnh huyện
- Tài liệu thực địa: Nguồn tài liệu này rất quan trọng cho đề tài. Thông qua
việc đi thực địa, tôi có cơ hội tìm hiểu, thu thập thêm thông tin về các tài nguyên
du lịch của huyện cũng như hiểu sâu sắc và có cái nhìn đa chiều về thực trạng du
lịch của huyện Nghi Xuân.
- Trong quá trình làm đề tài, tôi cũng đả tìm kiếm và tham khảo thêm thông
tin về du lịch huyện Nghi Xuân thông qua các trang thông tin điện tử như:
+ Http://www. Vietnamtourims.vn
+ Http://www. Svhttdl.hatinh.gov.vn
+ Http:www. Nghixuan.gov.vn
+ Http:www. Tailieu.vn
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
ể tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi nhiều nguồn tài liệu từ các cơ
quan, tổ chức khác nhau. Vì thế cần phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn những tài
liệu cần thiết liên quan đến đề tài. Sau đó tiến hành phân tích, xử lý các thông tin
và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn nhằm đưa ra các dự báo, các chiến lược,
giải pháp trong tương lai.
5.2.2. Phƣơng pháp thực địa
ây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế. Quá
trình thực địa còn giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu phong phú hơn. ây là
một phương pháp không thể thiếu, nó giúp cho thông tin trở nên chính xác hơn.
5.2.3. Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp
Là phương pháp nhằm định hướng, thống kê các đối tượng quy hoạch phân
tích các mối tương quan để phát hiện ra các yếu tố trong hệ thống lãnh thổ du lịch
và sự tác động qua lại giữa chúng, đánh giá số lượng của các yếu tố. Từ đó mà có
được những nhận định đúng đắn và mang tính khách quan.
5.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã hỏi ý kiến của chính quyền các xã, huyện,
cán bộ trong ngành du lịch của huyện, sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của giáo
viên hướng dẫn khóa luận để vận dụng vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài nhằm đạt
kết quả cao nhất.
6. Đóng góp của đề tài
ề tài tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống du lịch huyện Nghi
Xuân trên các mặt sau: Tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển
du lịch cho địa phương.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu đề tài này cũng đã góp phần vào việc khai thác
các tiềm năng sẵn có của địa phương nhằm định hướng cho việc xây dựng các
công trình du lịch trong tỉnh, các quy hoạch mang tính bền vững nhằm phát huy
nguồn lực và các sản phẩm chính có sức hấp dẫn du khách để phát triển du lịch tại
huyện Nghi Xuân.
Qua nghiên cứu đề tài này đả góp phần cung cấp nguồn tư liệu mới, góp
phần giới thiệu, quảng bá du lịch Nghi Xuân với du khách gần xa, là nguồn tư liệu
giúp các nhà đầu tư và quy hoạch sử dụng khi có nhu cầu tìm hiểu.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà
Tĩnh
Chương 3: ịnh hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Nghi Xuân - à Tĩnh