Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng thức ăn chăn nuôi Đại gia súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn Thức ăn
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
425.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1149

Tiềm năng thức ăn chăn nuôi Đại gia súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn Thức ăn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KHOA HỌC KỸ THUẬT

Tạp chí chăn nuôi số 8 - 08 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

TIỀM NĂNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC CỦA XÃ BẮC SƠN

(MÓNG CÁI) VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHAI THÁC NGUỒN THỨC ĂN

Hoàng Chung*

, Nguyễn Anh Hùng**

1. MỞ ĐẦU

*

Bắc sơn là xã miền núi của thị xã Móng Cái,

đất đai rộng nhưng chủ yếu là đồi cỏ, đồi sim,

mua và guột. Đất nông nghiệp rất ít, thuộc loại

trung bình, xấu và rất xấu, năng suất cây trồng

thấp. Các đồi cỏ xã Bắc Sơn có nguồn gốc thứ

sinh, do khai thác rừng không hợp lý, do đốt

phá rừng mà thành, gồm nhiều đồi liền dải,

tiếp giáp với chúng là khu rừng còn lại đang

được bảo vệ. Trong các đồi cỏ có nhiều nhóm

thực vật có giá trị kinh tế như hoà thảo, họ

đậu, cây họ cói... thực vật ở đây được sử dụng

chủ yếu cho chăn nuôi gia súc tự do. Những

năm gần đây các cấp lãnh đạo địa phương và

đơn vị quân đội đóng trên địa bàn đã xây dựng

kế hoạch phát triển chăn nuôi để khai thác

thảm cỏ tự nhiên và nâng cao đời sống cho

người dân địa phương, nhưng kết quả đem lại

còn rất hạn chế. Để góp phần sử dụng hợp lý

nguồn tài nguyên thiên nhiên và phục vụ cho

việc phát triển chăn đại gia súc tại xã Bắc Sơn,

chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra có tên

như trên.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU

TRA

2.1. Đối tƣợng

Là các quần xã thực vật tự nhiên và trồng trọt

vùng núi xã Bắc Sơn (Móng Cái) và các yếu tố

môi trường sống như đất và nước (suối, hồ).

2.2. Phƣơng pháp

*

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

** Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội - Đại học Thái Nguyên.

- Thu thập số liệu từ các cơ quan chuyên môn

về: Dân số, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, mùa vụ,

các kiểu thảm thực vật...

- Điều tra tại thực địa: Chúng tôi tiến hành lập

tuyến điều tra đi qua tất cả các kiểu địa hình và

kiểu thảm thực vật, tại mỗi kiểu địa hình và

thảm thực vật đều bố trí các ô tiêu chuẩn

(1m2

/1ô) để thống kê thành phần loài, năng

suất thảm thực vật (theo phương pháp Hoàng

Chung, 2008). Năng suất đồng cỏ được xác

định theo phương pháp Hoàng Chung (2008):

Cắt sát đất lấy cả phần sống và phần chết đem

cân. Phần sống là toàn bộ phần còn xanh, được

cân khi tươi và cả khi sấy khô. Phần chết gồm

toàn bộ phần cành và lá đã chết (kể cả những

phần còn trên cây và phần đã rơi rụng xuống

đất).

- Xác định độ cao của mỗi vùng đất: Bằng

cách tính độ cao so với mặt hồ theo phương

pháp được công bố tại "Hội nghị toàn quốc về

Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 2"

ngày 26/10/2007 và tại "Hội nghị khoa học -

Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên" ngày

29/06/2008.

- Trong phòng thí nghiệm: Đất được phân tích

về: độ ẩm: theo phương pháp sấy. P2O5 (%): đo

trên máy quang phổ tử ngoại khả kiến. K2O

(%): xác định trên máy quang phổ hấp thụ

nguyên tử AAS. pH(KCl): đo trên máy pH. Mùn

và N (%): xác định theo phương pháp Dumas

trên thiết bị phân tích đa nguyên tố CNS

Truspec LECO USA. Xác định tên loài: sử

dụng khoá phân loại của Phạm Hoàng Hộ

(1993); Danh lục các loài thực vật Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!