Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch tại bán đảo sơn trà - đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỌC N N
ỌC SƯ P M
K OA LỊC SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tiềm năng thực trạng và giải pháp phát triển dịch
vụ du lịch tại Bán đảo Sơn Trà - à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Huy
Người hướng dẫn : Lưu Trang
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đà Nẵng, một trong những thành phố biển xinh đẹp của miền Trung, từ lâu đã
được du khách trong và ngoài nước biết đến như một thành phố du lịch nổi tiếng
với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và con người hài hòa, thân thiện. Đà Nẵng đang
phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch và đang rất thu hút khách du lịch, đặc biệt
là tại Bán đảo Sơn Trà- một nơi chứa tiềm năng du lịch rất lớn cho việc phát triển
nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn.
Khu bảo tồn thiên nhiên ở bán đảo Sơn Trà- thuộc phường Thọ Quang, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng- thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam với hệ
sinh thái điển hình rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới có tính đa dạng sinh
học rất cao và nhiều loài quý hiếm. Đây cũng là nơi có nhiều phong cảnh kỳ vĩ,
nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vịnh nhỏ... hàng năm thu hút hàng ngàn du khách. Đây là
những nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, tạo tiền đề cho việc phát triển các sản
phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn cho vùng. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh du
lịch khốc liệt như hiện nay, dịch vụ du lịch chính là một trong những yếu tố quyết
định đến việc thu hút du khách,nhưng trong những năm qua, Đà Nẵng chỉ mới chú
trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn
đơn điệu. Các sản phẩm du lịch thu hút chính của Đà Nẵng vẫn là Bảo tàng Chăm,
Bà Nà, suối Mơ, Ngũ Hành Sơn… Việc nghiên cứu phát triển du lịch ở Bán đảo
Sơn Trà để tạo ra các sản phẩm du lịch mới đặc trưng, hấp dẫn và lôi cuốn du
khách lưu lại lâu hơn với thành phố là cần thiết, không chỉ góp phần phát triển dịch
vụ du lịch tại Sơn Trà mà còn thúc đẩy du lịch Đà Nẵng phát triển mạnh hơn.
Do đó, em xin chọn đề tài “Tiềm năng thực trạng và giải pháp phát triển
dịch vụ du lịch tại Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng” .
Em hi vọng kết quả đề tài này sẽ có những đóng góp tích cực vào sự phát
triển dịch vụ du lịch tại bán đảo Sơn Trà nói riêng và sự phát triển của ngành du
lịch thành phố Đà Nẵng nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khai thác, phát triển các dịch vụ du lịch từ lâu đã có nhiều đề tài nghiên cứu.
Bởi nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển các dịch vụ du lịch là
cốt lõi của việc phát triển du lịch của mỗi địa phương. Tùy điều kiện và hoàn cảnh
của mỗi vùng miền, mỗi địa điểm mà các nhà nghiên cứu có những bước đi cụ thể
để đưa đề tài đi vào thực tiễn.
Bán đảo Sơn Trà là một trong những điểm trọng tâm trong việc phát triển sản
phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Đà Nẵng. Vì vậy hàng loạt các nghiên cứu
về lịch sử địa lý, đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, khai thác các dịch vụ, đánh
giá tác động môi trường, quy hoạch không gian du lịch sinh thái…được thành phố,
các tổ chức và các công ty du lịch đầu tư vào Đà Nẵng đã được tổ chức nghiên cứu
một cách khoa học bài bản. Ngoài ra một số thông tin còn được đăng tải trên trang
wed của các công ty, các tổ chức nghiên cứu và xuất bản một số sách về du lịch
bán đảo Sơn Trà, thông tin du lịch Đà Nẵng như: Đề án : Xây dựng sản phẩm du lịch
Sơn Trà của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng (2011). Quách Tấn, (2004),
Danh thắng miền Trung, NXB Thanh niên, Duyên hải miền Trung đất và nguời,
(2004), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Mạnh Thường, (2005), Việt Nam văn
hóa và du lịch, NXB Thông tấn, Nhiều tác giả, (2010) …. Một số nghiên cứu cá
nhân còn được đăng lên tạp chí như đề tài Quy hoạch du lịch sinh thái tại bán đảo
Sơn Trà của Ths Nguyễn Thanh Tưởng số 1/2012 tạp chí Du Lịch Việt Nam, Tạp
chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng….
Như vậy việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ
du lịch tại bán đảo Sơn Trà đã có những bước đi quan trọng, có nghiên cứu bài bản
và có cơ sở khoa học. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước, tôi đã cố gắng sưu tầm, tập hợp lại và mô tả một cách đầy đủ, khoa học;
góp phần tích cực vào sự phát triển của đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đây là một đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng của việc phát
triển dịch vụ du lịch hiện nay tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, để từ đó có thể đưa
ra các giải pháp phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp tại đây, góp
phần đa dạng các sản phẩm du lịch của thành phố. Vì thế, mục tiêu của đề tài là :
- Tổng hợp và hệ thống các tài nguyên du lịch hiện có của bán đảo Sơn Trà.
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển dịch vụ du lịch tại Bán đảo Sơn
Trà hiện nay thông qua các dữ liệu thu thập được.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
tại Sơn Trà.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: tham khảo các tài liệu, ấn phẩm
để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu của Sở
văn hóa, thể thao, du lịch Đà Nẵng; Ban Quản Lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển
Đà Nẵng và một số nguồn khác.
- Phương pháp khảo sát thực địa để thu thập một số thông tin cần thiết cho
việc đề xuất các giải pháp phát triển.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp
phát triển dịch vụ du lịch tại Bán đảo Sơn Trà. Do giới hạn về thời gian cũng như
khả năng thực hiện nên chỉ khảo sát một số khu du lịch và tour du lịch đang khai
thác tại đây.
Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ không gian khu vực Bán đảo Sơn Trà. Giới hạn
tại các khu vực đã được cho phép khai thác phát triển du lịch theo Quyết định
191/2004/QD-UB.
- Khu vực đỉnh Sơn Trà
- Tuyến du lịch vòng quanh Bán đảo Sơn Trà
- Khu du lịch Tiên Sa và phụ cận.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 phần chính:
Chương 1: Bán đảo Sơn Trà và tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở bán
đảo Sơn Trà – TP Đà Nẵng
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch ở Bán Đảo Sơn
Trà
Chương 1: Vài nét về bán đảo Sơn Trà và tiềm năng phát triển dịch vụ
du lịch ở bán đảo Sơn Trà –TP à Nẵng
1.1 Vài nét về bán đảo Sơn Trà
1.1.1. iều kiện tự nhiên bán đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà nằm ngang hướng Đông Tây, có ngực nối với đất liền. Bán
đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Tây Bắc giáp vịnh Đà
Nẵng, Đông Bắc và Đông Nam giáp biển đông, Tây Nam giáp đất liền và Cảng
Sông Hàn. Có dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây, các sườn chạy theo hướng
Bắc Nam chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối. Chu vi bán đảo khoảng 60 km,
chiều dài khối núi là 13 km, chỗ rộng nhất 5 km, chỗ hẹp nhất 1,5 km, trong đó ¾
giáp biển. Đỉnh cao nhất của bán đảo Sơn Trà có độ cao 696m so với mặt nước
biển, ngoài ra còn có đỉnh cao 647 m và 621 m. Từ trên những đỉnh cao này có thể
quan sát được các khu vực dân cư quanh bán đảo và thành phố Đà Nẵng, đặc biệt
có thể quan sát các cảnh quan đẹp như đảo Ngọc, đèo Hải Vân của tỉnh Thừa
Thiên Huế, đảo Cù Lao Chàm của tỉnh Quảng Nam.
Bán đảo Sơn Trà là tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Nẵng.
Sơn Trà được ví von như một cây nấm với đầu nấm là khu rừng nhiệt đới Sơn Trà,
còn thân nấm là những bãi cát vàng cùng những rạn san hô đầy màu sắc đắm mình
dưới biển xanh.
Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Tháng nóng nhất là các tháng 5, 6, 7, 8.
Nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27,7-29,70C, những ngày có gió mùa Tây Nam
nhiệt độ có khi lên đến 28 – 390C.
Tổng lượng mưa năm là 22.368 mm/năm; lượng mưa lớn nhất tập trung vào
tháng 7, 8, 9, 10,11,12; lượng mưa thấp nhất tập trung vào tháng 2,4.
Độ ẩm không khí trung bình: 82 %; độ ẩm cao tập trung các tháng
1,2,10,11,12 (84% - 88%); độ ẩm thấp nhất tập trung vào tháng 5,6,7 (77%).
Tốc độ gió: Cao tập trung vào tháng 9,10 (13m/s – 14m/s); thấp nhất tập
trung vào tháng 1,2,3,4,11,12 (4m/s – 7m/s).
Tổng số giờ nắng trong năm: 2000 – 2.260,8 giờ/năm.
Sơn trà có khoảng 20 con suối chảy quanh năm hoặc theo mùa bao gồm:
- Ở sườn Bắc Sơn Trà: Có suối Hải đội 8, Tiên Sa, Suối lơn, Suối sâu, Suối
ông Tám, Suối ông Lưu, và Suối Bãi Bắc.
- Ở sườn Nam Sơn Trà: có suối Bãi Con, Bãi Chẹ, Suối Đá Bằng, Suối Bãi
Xếp, Suối Heo, Suối Mân Quang ...
Trong các suối kể trên có hai con suối lớn nhất là Suối Đá, và Suối Heo, hai
con suối này cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu cho nhân
dân ở quanh Sơn Trà.
Với kiểu khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nắng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6,
việc triển khai các hoạt động du lịch gắn với môi trường thiên nhiên rất thuận lợi.
Hệ thống suối phân bố ở các sườn Bắc và Nam của bán đảo Sơn Trà cũng là một
lợi thế để đa dạng sản phẩm du lịch, tuy nhiên, phần lớn các suối tương đối nhỏ,
trữ lượng nước ít và đặc biệt không có nước vào mùa khô. Chỉ có một số suối có
tiềm năng để khai thác cho mục đích du lịch như suối Ôm, suối Sâu...
1.1.2. ặc điểm lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội quận Sơn Trà – TP à Nẵng
1.1.2.1 Sơ lƣợc lịch sử, chính trị - văn hóa quận Sơn Trà
Sơ lƣợc lịch sử quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
Quận Sơn Trà được thành lập từ tháng 1/1997, có vị trí khá đặc biệt trên bản
đồ thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp với sông Hàn, phía nam giáp với quận Ngũ
Hành Sơn, phía đôn và phía bắc giáp với Biển Đông. Nằm về phía đông thành phố
Đà Nẵng, trãi dài theo hạ lưu hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ 16°04’51”
đến 16°09’13” vĩ độ Bắc, và từ 108°15’34” đến 108°18’42” kinh độ Đông. Sơn
Trà có 3 mặt giáp biển và sông, có vị trí quan trọng về kinh tế, có cảng Tiên Sa cửa
khẩu giao lưu kinh tế quốc tế không chỉ của TP Đà Nẵng mà của cả khu vực Đông
Nam Á; có bờ biển đẹp và rừng Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng. Với
yếu tố đó, Sơn Trà có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, nhất là
kinh tế du lịch.
Cũng như những dòng sử chung của thành phố Đà Nẵng, vùng đất Sơn Trà
trước kia thuộc đất của vương quốc Chăm, thế kỉ 15 bắt đầu có những dòng người
Việt di cư về phương nam, vùng đất phía đông sông Hàn dần được khai phá. Suốt
4 thế kỉ dưới vương triều nhà Nguyễn, Sơn Trà có địa thế quan trọng trong việc
trấn thủ cửa ngỏ ra vào của Đà Nẵng. Năm 1858 quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng