Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Tuyến Đường Giao Thông Đồng Văn Khe Tiền Huyện Bình Liêu Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây Bình Liêu là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh
Quảng Ninh. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa thông thương với Trung
Quốc, với lợi thế có cửa khẩu biên giới Hoành Mô, huyện Bình Liêu đã có
những bước phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt là giao thông vận tải.
Tuy nhiên huyện lại nằm ở vị trí địa lý không thuận lợi, địa hình phức
tạp nhiều núi cao, suối sâu nên mạng lưới giao thông còn chắp vá, chưa đồng
bộ. Vì vậy, việc giao lưu kinh tế, văn hoá ngay trong nội huyện vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Một số xã vùng sâu, vùng xa có đời sống kinh tế chủ yếu là tự
cung tự cấp, văn hoá tinh thần còn nghèo nàn, lạc hậu.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với tinh thần tự phát huy
nội lực, huyện Bình Liêu đã chủ trương xây dựng dự án “Tuyến đường Đồng
Văn – Khe Tiền” thuộc địa phận xã Đồng Văn, một xã vùng cao, khó khăn có
12km đường biên giới của huyện. Tuyến đường được xây dựng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn xã Đồng Văn một
triển vọng tốt cho phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội, đảm bảo an ninh biên
giới.
Sau 4 năm học tập và rèn luyện, được sự đồng ý của Trường Đại Lâm
Nghiệp, Khoa Công nghiệp PTNT, bộ môn Công trình và sự giúp đỡ của Ban
quản lý dự án công trình huyện Bình Liêu - Quảng Ninh, tôi tiến hành thực hiện
khoá luận tốt nghiệp:
“Thiết kế tuyến đƣờng giao thông Đồng Văn – Khe Tiền - Huyện Bình
Liêu – Tỉnh Quảng Ninh”.
2
Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƢỜNG
1.1. Vị trí địa lý
Đồng Văn là xã miền núi, rẻo cao và dân tộc nằm ở phía Đông của huyện
Bình liêu - Quảng Ninh. Xã có chiều dài đường biên giới giáp với khu Phòng
Thành – Quảng Tây – Trung Quốc 12 km và cách trung tâm thị trấn Bình Liêu
25 km.
Tuyến đường Đồng Văn – Khe Tiền có tổng chiều dài là 5,8 km thuộc
địa phận xã Đồng Văn. Điểm đầu tuyến đặt tại UBND xã Đồng Văn. Điểm cuối
tuyến đặt tại bản Khe Mai giáp với xã Quảng Sơn – Hải Hà – Quảng Ninh.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Điều kiện khí hậu
Khí hậu vùng đoạn tuyến đi qua thuộc vùng khí hậu đặc trưng của miền
Đông Bắc Việt Nam. Các đặc trưng chính như sau:
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,5°C.
+ mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tháng
lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình là 9°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối đạt
2,4°C.
+ mùa nóng bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 4 và kéo dài đến hết
tháng 10. Tháng nóng nhất là tháng 6 với nhiệt độ cao tuyệt đối đạt 31,5°C.
b. Lượng mưa
Xã là khu vực có lượng mưa trung bình so với lượng mưa ở khu vực
huyện. Theo số liệu điều tra tại trạm khí tượng thuỷ văn huyện Bình Liêu:
+ Tổng lượng mưa năm đạt 1428,6mm.
+ Tổng số ngày mưa trung bình năm là 96 ngày.
3
Mùa mưa ở khu vực thường bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng
năm. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 7 có lượng mưa 360,5 mm và lượng mưa
ngày lớn nhất là 109,4 mm.
c. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm của khu vực biến đổi trong khoảng khá cao từ
80°C ~ 85°C. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất là những tháng mùa hè, độ ẩm đạt
85°C. Thời kỳ có độ ẩm thấp nhất vào tháng 1, khoảng 80°C.
d. Gió
Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió
mùa Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,8 ÷ 2,2 m/s. Tốc độ
gió lớn nhất có thể đạt từ 35 ÷ 40 m/s.
e. Thủy văn
Xã có suối Khe Tiền chảy ra hệ thống sông Tiên Yên và hệ thống nhiều
khe suối nhỏ dồn về sông chính. Mùa mưa lũ từ tháng 5 đến tháng 11. Mưa lũ
nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
Thủy chế các sông suối khá phức tạp mà sự tương phản chính là sự phân
phối dòng chảy không đồng đều trong năm.
+ Về mùa mưa do sườn lưu vực suối có độ dốc lớn, cây cối thưa thớt nên
thời gian tập trung nước nhanh tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ lớn khi
mưa to.
+ Về mùa khô, dòng chảy cạn, mực nước suối thấp.
1.2.2. Điều kiện địa hình – địa chất khu vực đặt tuyến
- Địa hình: Khu vực có địa hình chủ yếu bám theo sườn đồi có độ dốc
ngang lớn, đi quanh co có nhiều góc chuyển hướng nhỏ. Độ dốc dọc tự nhiên
trung bình trên toàn tuyến khoảng 7%. Tuyến có hướng dốc dần lên phía cuối
tuyến. Khu vực tuyến đi qua hai bên là nhà dân, đồi trồng cây công nghiệp và
ruộng canh tác nông nghiệp.
- Địa chất: Nhìn chung, trên phạm vi toàn tuyến cấu tạo địa chất tương
đối ổn định. Tuyến hầu hết nằm trên nền đất đồi kiến tạo tự nhiên từ các thành
4
phần sét, á sét pha lẫn sỏi sạn. Đây là loại địa chất tốt, thuận lợi cho việc đặt
nền móng công trình, có khả năng chịu tải cao. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình
như đã nêu ở trên nên nhiều đoạn phải đào sâu để đảm bảo độ dốc, nền đường
được mở rộng sẽ gặp phải một số vách đá cứng dẫn đến khó khăn trong thi
công và từ đó kinh phí xây dựng cũng sẽ tăng lên.
1.2.3. Tình hình dân sinh – kinh tế - văn hoá - xã hội
- Dân số: Toàn xã có hơn 2.368 người (năm 2005), gồm 433 hộ, trong đó
nam: 49,1%, nữ: 50,9%.
- Dân tộc: Bao gồm 4 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Dao
chiếm 75%, còn lại là dân tộc Tày, Sán Chỉ và Hoa.
- Lao động: Trong độ tuổi lao động chiếm 45,5% dân số xã. Phần lớn
(khoảng 95%) là lao động giản đơn phổ thông, chủ yếu là nông lâm nghiệp,
chưa được qua đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật về nông lâm nghiệp và đào tạo
ngành nghề.
- Văn hoá, xã hội: Trình độ dân trí thấp, đời sống văn hoá còn nghèo nàn,
một số phong tục tập quán còn cổ hủ, lạc hậu.Dân cư sống rải rác ở thôn bản,
giao thồng đi lại còn khó khăn.
- Kinh tế: Chủ yếu là sản xuất nông lâm. Các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn xã mới phát triển manh mún, đơn lẻ, chưa tạo được thế phát
triển tập trung. Thương mại – dịch vụ và các hoạt động dân sinh đã có nhưng
chưa phát triển mạnh. Hầu hết các sản phẩm nông lâm nghiệp đều mang tính tự
cung tự cấp chưa trở thành hàng hoá.
1.2.4. Tình hình vật liệu địa phƣơng
Các loại vật liệu địa phương bao gồm: Đất đắp nền, xi măng, thép, gỗ cốt
pha, cát, đá và các vật liệu khác. Xung quanh khu vực xây dựng có nhiều mỏ
vật liệu đủ để đáp ứng nhu cầu cho công trình. Cụ thể như sau:
- Đất đắp nền đường tận dụng từ các vị trí đào mở rộng.
- Xi măng, sắt thép các loại mua tại các đại lý thị trấn Bình Liêu, cự ly
vận chuyển đến đầu công trình là 22 km.
5
- Đá 1×2 mua tại cảng Mũi Chùa, cự ly vận chuyển đến đầu công trình là
68 km.
- Cấp phối suối khai thác tại khu vực Km32 – QL 18C, cự ly vận chuyển
đến đầu công trình là 30 km.
- Cát khai thác tại Km12 – QL18C, cự ly vận chuyển đến đầu công trình
là 47 km.
- Đá đầu sư các loại khai thác tại hai suối xung quanh tuyến.
1.2.5. Hiện trạng mạng lƣới giao thông và sự cấp thiết của việc xây dựng
tuyến đƣờng
1.2.5.1. Hiện trạng mạng lƣới giao thông
a. Bình diện tuyến
Tuyến đường Đồng Văn – Khe Tiền có chiều dài 5,8 km là trục giao
thông của xã Đồng Văn, là trục nối giữa trung tâm huyện, xã với bản Khe Mọi
và Khe Tiền. Đoạn từ Km1 ÷ Km1+992,65 trước đây là đường dất được mở để
phục vụ cho Quốc phòng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1979
nhưng hiện tại đã bị cây cối mọc rậm rạp, che kín, nhiều đoạn chỉ có các lối
mòn nhỏ.
Do tuyến đi qua vùng núi khó khăn nên tỉ lệ bán kính đường cong nhỏ
tương đối lớn. Việc cải tạo các đường cong này tương đối khó khăn nên sẽ làm
cho các khối lượng nền cũng như các công trình phòng hộ khác tăng thêm.
b. Mặt cắt dọc
Tuyến hiện tại chạy tương đối sát địa hình, cắt qua nhiều suối vừa và
nhỏ, độ dốc dọc tự nhiên lớn đặc biệt có đoạn lên đến trên 45%.
c. Nền đường
Nền đường rộng trung bình từ 3 ÷ 3,5 m. Hiện tại nền đường đã bị nước
phá hỏng, có nhiều đoạn đất đá sạt lở lấp nền đường với khối lượng lớn.
d. Mặt đường
Toàn bộ mặt đường thuộc đoạn Km1 ÷ Km1+992,65 đều là mặt đường
đất đá cấp phối, cây cỏ mọc che kín lối đi.
6
e. Các công trình giao thông
Hệ thống an toàn giao thông và công trình thoát nước trên tuyến chưa có
gì. Vì vậy, vào mùa mưa lũ có thể gây gián đoạn giao thông trong nhiều ngày.
1.2.5.2. Sự cấp thiết phải xây dựng tuyến
Với hiện trạng đường cũ như trên không thể đáp ứng được nhu cầu giao
thông trong hiện tại và tương lai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội trong khu vực. Do vậy, việc xây dựng tuyến đường
Đồng Văn – Khe Tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra cho toàn xã Đồng
Văn một triển vọng tốt:
+ Thông thương kinh tế với trung tâm huyện và các vùng lân cận. Từ đó
tạo đà phát triển thêm nhiều loại hình kinh tế khác, giải quyết lao động nông
nhàn, tăng lượng vật chất cho xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo trong khu
vực.
+ Tạo thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá giữa các thôn bản trong xã với
nhau, giữa xã Đồng Văn với trung tâm huyện và các vùng lân cận, đưa các
thành tựu khoa học ứng dụng cho vùng sâu, vùng xa, góp phần tăng năng suất
lao động, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống tinh thần cho người dân.
+ Góp phần cải tạo và dần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong huyện,
lưu thông của người và phương tiện được thuận lợi, mau chóng, rút ngắn sự
phát triển không đồng đều giữa các vùng trong toàn huyện.
Do đó, việc đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến đường là hết sức cấp thiết.
1.2.6. Những căn cứ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 14/2006/HĐKT giữa Ban quản lý dự án
công trình huyện Bình Liêu và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Thái Bình
Dương (TP.Hạ Long) về việc Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật thi công công trình
“Đường Đồng Văn – Khe Tiền ” thuộc địa phận xã Đồng Văn - Bình Liêu.
- Căn cứ luật xây dựng số 16/2003 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.
7
- Căn cứ quyết định số 904/QĐ – UB ngày 3/4/2003 của UBND tỉnh
“V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Đồng Văn – Khe Tiền, huyện
Bình Liêu”.
- Căn cứ nghị định 16/2005 – NĐCP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về
Quản lý đầu tư xây dựng công trình
- Căn cứ nghị định 209/2005 – NĐCP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
8
Chƣơng 2
TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
CƠ BẢN CỦA TUYẾN ĐƢỜNG
2.1. Xác định cấp hạng và chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đƣờng
Một mạng lưới đường tốt là mạng lưới phù hợp với hướng vận chuyển
hành khách và hàng hoá, đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật – kinh tế. Vì
vậy việc xác định cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng
quyết định đến giá thành xây dựng và sử dụng. Nếu xác định đúng sẽ làm tổng
chi phí xây dựng và sử dụng là nhỏ nhất và tuyến đường sẽ phục vụ tối đa.
Ngược lại, nếu xác định không đúng thì tổng chi phí xây dựng và vận chuyển
sẽ tăng.
Để xác định cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường, tôi đã dựa vào các
nguyên tắc sau:
- Xét tới tầm quan trọng về kinh tế, chính trị của tuyến đường.
- Xét tới điều kiện địa hình, địa chất thực tế nơi xây dựng tuyến đường.
- Xét tới năng lực thông hành của tuyến hiện tại và khả năng đầu tư trong
tương lai của dự án.
- Xét tới khả năng đầu tư của vốn xây dựng.
- Xét tới kiến nghị của chủ đầu tư xây dựng.
Tuyến đường Đông Văn – Khe Tiền được xây dựng sẽ thúc đẩy kinh tế
xã, huyện đi lên và góp phần tăng cường quan hệ mậu dịch Việt – Trung, đảm
bảo an ninh quốc phòng.
Qua điều tra giao thông về nhu cầu vận tải hiện tại và dự báo nhu cầu
vận tải đến năm 2023, tôi sử dụng công thức tính lưu lượng theo thời gian:
Ntk =
1
. .(1 )
n Ni ai q
( xe/ngđ) (2.1)
Trong đó:
Ntk: Lưu lượng xe tính toán trong năm tương lai (xcqđ/ngđ)
Ni
: Lưu lượng xe loại “i” năm đầu tiên (xe/ngđ)