Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành phần sâu hại rau đậu và thiên địch của chúng; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng ngừa ruồi đụ lá liriomyza sativae blanchard vụ xuân năm 2010 tại gia lâm - hà nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
TẠ PHƯƠNG THẢO
THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGÔ, SẮN TRONG BẢO QUẢN
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA MỌT CÀ PHÊ
(ARAECERUS FASCICULATUS DEGEER) TRONG BẢO QUẢN SẮN KHÔ VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SINH HỌC TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN NĂM 2007
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI - 2007
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Tạ Phương Thảo
ii
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh đã tận tình
hướng dẫn và dành nhiều thời gian quí báu giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thày cô giáo Bộ môn Côn
trùng – Khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện sự giúp đỡ và có những góp
ý sâu sắc trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn, sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ
Phòng Bảo quản – Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa
học cao học và thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ về cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thiện luân văn này.
Tác giả luận văn
Tạ Phương Thảo
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vii
Danh mục chữ viết tắt ix
1. Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích –yêu cầu 4
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
3.1. Thời gian nghiên cứu 27
3.2. Địa điểm điều tra 27
3.3. Đối tượng nghiên cứu 27
3.4. Vật liệu nghiên cứu 27
3.5. Dụng cụ thí nghiệm 27
3.6. Hóa chất và chế phẩm sinh học 27
3.7. Xử lý thống kê sinh học 28
3.8. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40
4.1. Thành phần sâu mọt, nhện và thiên địch trong kho bảo quản
ngô tại huyện Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 40
iv
4.2. Thành phần sâu mọt, nhện và thiên địch trong kho sắn bảo
quản tại huyện Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 45
4.3. Kết quả nghiên cứu về mọt cà phê (A. fasciculatus). 50
4.3.1. Một số đặc điểm hình thái của mọt cà phê (A. fasciculatus) 50
4.3.2. Thời gian phát dục của mọt cà phê (A. fasciculatus) nuôi trên
sắn 55
4.3.3. Khả năng sinh sản của mọt cà phê (A. fasciculatus) 60
4.3.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của mọt cà phê
(A. fasciculatus) 61
4.5. Kết quả thử nghiệm phòng trừ mọt cà phê (A. fasciculatus)
bằng các tác nhân sinh học tại Phòng bảo quản – Viện CĐNN
& công nghệ STH năm 2007 ii
4.5.1. Khảo sát hiệu lực nấm Metarhizium anisopliae trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) ii
4.5.2. Khảo sát hiệu lực của nấm Beauveria bassiana (B.b) trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) iv
4.5.3. Khảo sát hiệu lực chế phẩm thanh hao hoa vàng trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) vii
4.5.4. Khảo sát hiệu lực của lá xoan ấn Độ, lá xoan, lá cơi trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) viii
4.6. Kết quả mô hình bảo quản sắn lát quy mô hộ gia đình tại xã
Trường Yên – huyện Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 xii
5. Kết luận và kiến nghị xx
Tài liệu tham khảo xxii
v
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Thành phần sâu mọt, nhện hại trong kho bảo quản ngô tại
Huyện Chương Mĩ -Hà Tây năm 2007 42
4.2. Thành phần thiên địch trong kho ngô bảo quản tại Huyện
Chương Mĩ -Hà Tây năm 2007 43
4.3. Thành phần sâu mọt, nhện hại trong kho sắn bảo quản tại huyện
Chương Mĩ - Hà Tây năm 2007 46
4.4. Thành phần thiên địch trong kho sắn bảo quản tại huyện
Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 49
4.5. Kích thước trung bình các pha phát dục của mọt cà phê
(A. fasciculatus ) 50
4.6. Thời gian phát dục của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên sắn 56
4.7 . Khả năng sinh sản của mọt cà phê (A. fasciculatus) 60
4.8. ảnh hưởng của các mức thủy phần sắn lát đến số lượng mọt cà
phê (A. fasciculatus) 62
4.9. ảnh hưởng của thủy phần ngô hạt đến số lượng mọt cà phê (A.
fasciculatus) 64
4.10. Khả năng gây hại của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên 5 giống
sắn tại phòng thí nghiệm. 68
4.11. Sự lựa chọn thức ăn của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên 4 loại
sắn chế biến. 69
4.13. Hiệu lực của nấm M. anisopliae trừ mọt cà phê (A. fasciculatus) iii
4.14. Hiệu lực chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus). v
vi
4.15. Hiệu lực chế phẩm thanh hao hoa vàng trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) vii
4.16. Hiệu lực lá xoan ấn Độ, lá xoan ta, lá cơi trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) ix
4.17. Thành phần và mật độ sâu mọt ở mô hình bảo quản sắn lát tại
Chương Mĩ - Hà Tây quy mô hộ gia đình năm 2007 xiii
4.18. Chất lượng sắn lát KM 94 trước và sau bảo quản tại Chương
Mĩ - Hà Tây quy mô hộ gia đình năm 2007 xv
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 4.1: Điều tra thành phần sâu mọt trên ngô tại huyện Chương Mĩ
– Hà Tây. 41
Hình 4.2: Điều tra thành phần sâu mọt trên sắn tại huyện Chương Mĩ
– Hà Tây. 45
Hình 4.3: Hình thái pha trứng mọt cà phê (A. fasciculatus ) 47
Hình 4.4: Hình thái sâu non tuổi 2 của mọt cà phê (A. fasciculatus ) 52
Hình 4.5: Hình thái sâu non tuổi 3 của mọt cà phê (A. fasciculatus ) 52
Hình 4.6: Vị trí gây hại sâu non của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên sắn. 52
Hình 4.7: Hình thái nhộng mọt cà phê (A. fasciculatus) ở các ngày tuổi. 54
Hình 4.8: Trưởng thành mọt cà phê (A. fasciculatus ) 55
Hình 4.9. Vòng đời của mọt cà phê (A. fasciculatus ) 54
Hình 4.10: ảnh hưởng của các mức thuỷ phần sắn lát đến số lượng
mọt cà phê (A. fasciculatus ) 58
Hình 4.11: Thí nghiệm ảnh hưởng của các mức thuỷ phần sắn lát đến
số lượng mọt cà phê (A. fasciculatus ) 58
Hình 4.12: ảnh hưởng của thuỷ phần ngô hạt đến số lượng mọt cà phê
(A. fasciculatus ) 60
Hình 4.13: Thí nghiệm ảnh hưởng của thủy phần ngô hạt đến sự phát triển
của mọt cà phê (A. fasciculatus) tại Viện CĐNN & công nghệ STH. 67
Hình 4.14: Khả năng gây hại của của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên
5 giống sắn sau 90 ngày bảo quản 62
Hình 4.15: Sự lựa chọn thức ăn của mọt cà phê (A. fasciculatus )
trên 4 loại sắn 65
viii
Hình 4.16: Thí nghiệm về sự lựa chọn thức ăn của 71
mọt cà phê (A. fasciculatus) trên 4 loại sắn khác nhau 71
Hình 4.17: Một số hình ảnh về các chủng nấm mốc gây hại trên sắn lát. i
Hình 4.18: Sắn lát bị mọt A. fasciculatus phá hại i
Hình 4.19: Hiệu lực của nấm M. anisopliae trừ mọt cà phê (A. fasciculatus
)71
Hình 4.20: Thí nghiệm thử hiệu lực nấm B.b trừ mọt cà phê (A.
fasciculatus) tại Viện CĐNN & công nghệ STH năm 2007 vi
Hình 4.21: Hiệu lực của chế phẩm thanh hao hoa vàng trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) viii
Hình 4.22: Hiệu lực của lá xoan ấn Độ, lá xoan, lá cơi trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) ở tỷ lệ 1% x
Hình 4.23: Hiệu lực của lá xoan ấn Độ, lá xoan, lá cơi trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) ở tỷ lệ 2% xi
Hình 4.24: Kết quả triển khai mô hình bảo quản sắn lát quy mô hộ gia
đình năm 2007 tại Chương Mĩ – Hà Tây xv
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viện CĐNN & công nghệ STH :Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ
sau thu hoạch
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
GCJ Guchungjing
THHV Thanh hao hoa vàng
TLHH Tỷ lệ hao hụt
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đa
dạng và phong phú. Hàng năm, ngành nông nghiệp đã đóng góp khoảng 22%
tổng sản phẩm trong nước (GDP), mang lại công ăn việc làm cho 60% lực
lượng lao động xã hội và đóng góp bình quân 30% giá trị xuất khẩu (tính cả
thuỷ sản) của quốc gia. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự sản tự tiêu, hàng
năm phải nhập hàng trăm nghìn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên xây dựng nền
nông nghiệp sản xuất hàng hoá với nhiều ngành hàng xuất khẩu chiếm vị thế
cao trên thị trường thế giới [2].
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực vùng nhiệt đới,
không những ở Việt Nam mà sắn còn được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngay từ năm 1988, ngành nông nghiệp Việt Nam đã tham gia Chương trình
sắn Châu Á (CIAT).
Tại hội thảo về sắn châu Á lần thứ sáu họp tại thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam được đánh giá là nước có bước tiến tiến lớn về phát triển cây sắn
trong 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất cao và
hàm lượng tinh bột lớn như các giống KM 94, KM 60, KM 98... Năng suất
sắn bình quân cả nước là 106,4 tạ/ha năm 2001. Diện tích trồng sắn cũng
không ngừng mở rộng đến năm 2002 đã có 270 nghìn ha. Theo số liệu thống
kê năm 2005, diện tích sắn cả nước đạt 423,8 nghìn ha, năng suất đạt
156,8tạ/ha và sản lượng khoảng 8,5 triệu tấn sắn củ tươi. So với năm 2000,
diện tích tăng 1,8 lần, năng suất tăng 2,0 lần, sản lượng tăng 3,2 lần. Tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 16% và diện tích, 25% về năng suất và 44% về sản
2
lượng. Hiện nay khối lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 200.000
tấn/năm, đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Thái Lan và Indonesia [30].
Bên cạnh đó, củ sắn chứa nhiều tinh bột nên thường được chế biến
thành bột sắn khô. Tinh bột sắn nhiều công dụng hơn, ngoài việc làm thực
phẩm trực tiếp cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công
nghiệp lớn như để làm hồ in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm
bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy. Đồng thời tinh bột sắn
cũng dùng trong sản xuất cồn, mạch nha, bột nêm, mì chính, sản xuất men và
làm chất phù trợ cho sản xuất thuốc, công nghệ lên men vi sinh và chế biến
các thực phẩm khác như bánh phở, mỳ sợi.... Từ một cây lương thực, cây sắn
(mì) đã trở thành một cây nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến
tinh bột, hoá thực phẩm và thức ăn gia súc [30].
Cây ngô (Zea mays) là một trong những cây lương thực quan trọng trong
nền nông nghiệp thế giới và của Việt Nam. Ở nước ta, ngô được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau, ngô là sản phẩm được đánh giá có tầm quan trọng
thứ hai sau lúa. Năm 2004 diện tích trồng ngô là 990 nghìn ha, sản lượng ngô
là 3,45 tấn; năm 2005 diện tích 1.039.000 ha và sản lượng 3,69 tấn. Trong
chăn nuôi, ngô là nguyên liệu hết sức quan trọng, chính vì vậy phát triển sản
xuất ngô có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi. Phát triển
chăn nuôi là hướng đi quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp.
Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để phấn đấu cho
những mùa màng bội thu ở giai đoạn trước thu hoạch, thì đôi khi chúng ta lại
quên đi những mất mát xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch. Đó là sự mất mát về
số lượng và hư hỏng về chất lượng của giai đoạn sau thu hoạch chưa được chú ý
đúng mức.
3
Theo tài liệu của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) hàng năm trên thế
giới có tới 6 -10% số lượng lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất. Ở Mỹ,
tổn thất lương thực hàng năm là 5% so với tổng sản lượng lương thực sản
xuất. Các nước châu Phi, Mỹ La Tinh con số thiệt hại là 10%, các nước có trình
độ bảo quản còn thấp và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới thì tổn thất lên tới 20%
[9].
Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch (1994- 1998)
tổn thất bảo quản ở hộ nông dân thì thiệt hại này từ 3,6% - 6% (có những nơi
lên đến 15 - 27%) do sâu mọt và chuột phá hại. Năm 2001 tổn thất sau thu hoạch
của hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội vào khoảng từ 5,7 đến 6,5%
[29].
Kết quả điều tra của Trần Văn Chương và cộng sự [2] về tổn thất ngô
sau thu hoạch trung bình là 15%, cá biệt ở miền núi lên tới 20%-25% sau 6
tháng bảo quản. Mức tổn thất bình quân chung cả nước về ngô: 18 –19% [2].
Trong bảo quản sắn khô, sau thời gian bảo quản 2 - 3 tháng thì bắt đầu xuất
hiện côn trùng gây hại, chúng phát triển nhanh và gây tổn thất lớn về số lượng
cũng như chất lượng, mức độ tổn thất 14 - 18% [16].
Như vậy, tổn thất sau thu hoạch trên ngô và sắn ở nước ta tương đối
cao và thiệt hại sâu mọt gây ra là không nhỏ. Nếu chúng ta làm giảm được tổn
thất sau thu hoạch thì chúng ta đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho
toàn xã hội, tăng thu nhập quốc dân. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu hại kho
có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, là việc làm cần thiết của thực tế
hiện nay.
Theo kết quả điều tra của cục BVTV từ năm 1996-2000, một trong
những loài gây hại nguyên phát phân bố rộng rãi ở Việt Nam, xuất hiện phổ
biến ở kho bảo quản sắn là loài mọt cà phê (Araecerus fasciculatus) [18],
[13].