Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Đoàn Phương Thảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN PHƯƠNG THẢO
THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN PHƯƠNG THẢO
THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành Kinh tế Tài chính, Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LOAN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
---***---
Tôi tên là: Đoàn Phương Thảo
Sinh ngày: 07 tháng 01 năm 1985 – tại Đồng Nai.
Quê quán: Thái Bình.
Hiện đang ở: 189/22E Đình Phong Phú, Phường Tăng Nhơn Phú B,
Quận 9, TP.Hồ Chí Minh
Là học viên cao học khóa XI, niên khóa (2009-2012) của Trường Đại
học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số học viên: 020111090116.
Cam đoan đề tài: “Thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam
Việt”.
Là luận văn thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Tài chính, Ngân
hàng; Mã số: 60.31.12
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Loan.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công
bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong
luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày 22 tháng 5 năm 2013
Ký tên
Đoàn Phương Thảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CSTT Chính sách tiền tệ
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam
FCB Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất
Navibank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW Ngân hàng trung ương
HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
TCTD Tổ chức tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
VPBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
TT
TT BẢNG,
BIỂU ĐỒ,
HÌNH
TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH TRANG
1 Bảng 2.1
Cơ cấu dư nợ Ngân hàng TMCP Nam Việt
2009 – 2012.
29
2 Bảng 2.2
Tốc độ tăng trưởng tài sản, vốn điều lệ, vốn
huy động và dư nợ của NaviBank năm 2011-
2012
30
3 Bảng 2.3
Đầu tư trái phiếu doang nghiệp Ngân hàng
TMCP Nam Việt 2009-2012.
33
4 Bảng 2.4
Tình hình hoạt động đầu tư Ngân hàng
TMCP Nam Việt 2009-2012.
34
5 Bảng 2.5
Tiền gửi thị trường liên ngân hàng Navibank
2011-2012
42
6 Bảng 2.6
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Nam Việt
so với các ngân hàng TMCP khác trên TP.Hồ
Chí Minh giai đoạn từ năm 2009-2012.
47
7 Bảng 2.7
Chỉ số tiền mặt Ngân hàng TMCP Nam Việt
2009 – 2012
52
8 Bảng 2.8
Góp vốn đầu tư của Ngân hàng TMCP Nam
Việt vào các công ty thuộc đối tượng liên
quan cổ đông lớn đến 31/12/2012.
65
9 Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn ngân hàng TMCP
Nam Việt 2009-2012. 27
10 Biểu đồ 2.2
Tốc độ tăng trưởng dư nợ, huy động vốn và
tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Việt
2009-2012.
31
11 Biểu đồ 2.3
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP
Nam Việt từ 2009-2012.
34
12 Biểu đồ 2.4
Thị phần NHTMCP Nam Việt theo kết quả
điều tra
63
13 Hình 2.1
Cơ cấu điều hành quản trị thanh khoản tại
Ngân hàng TMCP Nam Việt
37
MỤC LỤC
Trang bìa phụ Trang
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
Mục lục
Mở đầu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ............................................................................................................... 01
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
....................................................................................................................... 01
1.1.1. Khái niệm về thanh khoản ngân hàng......................................... 01
1.1.2. Vai trò của thanh khoản trong ngân hàng................................... 01
1.1.3. Cung cầu thanh khoản................................................................. 03
1.2. RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........ 08
1.2.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản NHTM.................................... 08
1.2.2. Hậu quả của vấn đề thanh khoản NHTM ................................... 09
1.2.3. Nguyên nhân vấn đề thanh khoản............................................... 09
1.3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.......................................... 11
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá về thanh khoản tại ngân hàng thương mại ..... 11
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng thanh khoản tại ngân hàng thương mại. 15
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI MỘT SỐ NGÂN
HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................. 16
1.4.1. Thanh khoản tại HSBC và ACB – Việt Nam ............................. 16
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thanh khoản đối với NHTM Việt
Nam .............................................................................................................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NAM VIỆT................................................................................. 24
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ
YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT.......... 24
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt .. 24
2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng thương mại Nam
Việt ............................................................................................................... 26
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT...................................................... 35
2.2.1. Tổ chức và quy định nội bộ liên quan đến họat động thanh khoản
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt............................................... 35
2.2.2. Trạng thái thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam
Việt ............................................................................................................... 41
2.2.3. Đánh giá thanh khoản NHTMCP Nam Việt qua các chỉ số thanh
khoản ............................................................................................................. 52
2.2.4. Kết quả khảo sát niềm tin và thị phần khách hàng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Nam Việt ...................................................................... 56
2.3. KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT ......................................... 57
2.3.1. Kết quả đạt được trong thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Nam Việt .............................................................................................. 57
2.3.2. Các hạn chế về thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam Việt và nguyên nhân............................................................................. 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 70
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NGĂN NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO THANH
KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT ..... 71
3.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM
VIỆT.............................................................................................................. 71
3.1.1. Nhóm biện pháp liên quan đến cung cầu thanh khoản ............... 71
3.1.2. Nhóm biện pháp hoàn thiện quy trình quản lý thanh khoản....... 77
3.1.3. Nhóm biện pháp hỗ trợ quản lý thanh khoản.............................. 80
3.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ............... 82
3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô .............................................. 82
3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý ..................................................... 83
3.2.3. Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ .............. 84
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra giam sát nhằm hạn chế tình trạng
lợi ích nhóm................................................................................................... 86
3.2.5. Phối hợp kịp thời với Ngân hàng thương mại trong công tác hỗ trợ
thanh khoản ................................................................................................... 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 89
KẾT LUẬN................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngập trong cuộc khủng hoảng, kinh
tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Bất ổn kinh tế diễn ra liên tục, suốt
năm 2010-2012 các ngân hàng phải chạy đua lãi suất để có thể giữ khách
hàng và huy động vốn. Cuộc chạy đua huy động vốn của các ngân hàng trở
thành đỉnh điểm khi lãi suất thị trường liên ngân hàng có lúc lên đến 30%-
40%. Hàng loạt nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Việt Nam bước đầu chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 mà khởi đầu từ
cuộc khủng khoảng tài chính Mỹ. Theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng cuộc
chạy đua lãi suất của các ngân hàng trong thời gian qua là điều tất yếu, đó là
hậu quả của việc quản lý nguồn tiền không hợp lý mà theo các nhà chuyên
môn thì đó là sự yếu kém về hoạt động quản trị thanh khoản của hầu hết các
NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua.
Một doanh nghiệp không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn thì gọi là
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Còn ngân hàng khi không có khả
năng chi trả các khoản nợ đến hạn hoặc không có khả năng tài trợ các dự án
tốt thì cũng được xem là mất khả năng thanh toán. Việc một doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán có thể ảnh hưởng đến một hoặc vài doanh nghiệp
khác có liên quan. Nhưng một ngân hàng mất khả năng thanh toán không chỉ
ảnh hưởng đến vài ngân hàng khác mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các doanh
nghiệp khác và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ
nền kinh tế.
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đáng lo ngại trong hoạt
động quản trị rủi ro ngân hàng. Nếu ví nền kinh tế như một cơ thể sống thì
ngân hàng và thanh khoản ngân hàng ví như quả tim của cơ thể và nguồn máu
len lỏi đến các nơi nuôi sống cơ thể, thanh khoản có ổn thì nguồn máu mới có
thể được bơm và luân chuyển tuần hoàn suốt cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Ngược lại, thanh khoản yếu ví như một cơ thể bị tắt nghẽn mạch máu, nhẹ thì
một phần cơ thể bị tê liệt, nặng thì cơ thể đó rơi vào sự chết.
Thanh khoản ngân hàng hoặc là làm tê liệt nền kinh tế hoặc là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hiểu được tầm quan trọng của thanh khoản và
muốn đi sâu nghiên cứu những biện pháp khả thi quản lý rủi ro thanh khoản
trong ngân hàng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là là: Thanh khoản tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Nam Việt.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Nam Việt và đề
xuất một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Nam Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Nam Việt.
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Nam Việt từ năm 2009-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê, phương pháp suy luận,
khảo sát, phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu luận văn.
5. Kết quả đạt được trong nghiên cứu:
Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về ngân hàng, ngân hàng
thương mại, các vấn đề về thanh khoản, tâm lý và hành vi ngân hàng trong
quản trị thanh khoản.
Phân tích thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Nam Việt từ đó
đặt ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế các vấn đề thanh khoản tại Ngân
hàng TMCP Nam Việt.
6. Kết cấu của luận văn:
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh khoản tại ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng về thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Nam Việt.
- Chương 3: Giải pháp góp phần ngăn ngừa, hạn chế các vấn đề thanh
khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Khái niệm về thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có
thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.
Một nguồn vốn được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy
động thấp và thời gian huy động nhanh.
Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa
thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh [3].
Trong ngân hàng, thanh khoản bao gồm nhiều phương diện:
- Trong ngắn hạn: Thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể thực hiện
nghĩa vụ thanh toán ngay thời điểm chúng phát sinh liên quan đến khả năng
sinh lãi và đảm bảo thanh khoản.
- Trong dài hạn: Thanh khoản là khả năng ngân hàng huy động đủ
nguồn vốn dài hạn với lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng tài sản.
Thanh khoản của ngân hàng được hiểu đơn giản là khả năng của ngân
hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Một ngân hàng
có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng
mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai sao cho phù hợp với nhu
cầu thanh khoản.
1.1.2. Vai trò của thanh khoản trong ngân hàng
Một đặc tính của thanh khoản là nó phải luôn có mặt vào mọi lúc, các
khoản thanh toán phải được chi trả vào ngày đến hạn, hoặc nếu không thể trả
được, ngân hàng sẽ bị xem như không có khả năng thanh khoản. Theo thống