Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Quân đội: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Đình Văn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc
sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng
của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã
được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày 23 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngân hàng
Tp.HCM, kết hợp với những trải nghiệm thực tế trong quá trình làm việc tại ngân
hàng TMCP Quân Đội, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình.
Có được thành quả này, trong suốt thời gian qua tôi đã nhận được rất nhiều
sự hỗ trợ, chỉ bảo và giúp đỡ chân thành. Vì vậy, trước tiên, cho phép tôi gửi những
lời cảm ơn chân thành đến người TS. Hoàng Thị Thanh Hằng là người Giảng viên
hướng dẫn đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt những phương pháp nghiên cứu, kiến
thức và kinh nghiệm quý báu để giúp tôi hoàn thiện tốt nhất luận văn của mình.
Kế tiếp, tôi chân thành cảm ơn tất cả các anh/ chị đồng nghiệp trong Ngân
hàng TMCP Quân Đội, và đặc biệt là các anh/ chị Giám Đốc chi nhánh và các
Phòng giao dịch, Khối quản trị rủi ro và Phòng quản trị rủi ro thanh khoản đã cung
cấp những tài liệu quan trọng để tôi có đủ thông tin hoàn thành được luận văn theo
đúng kế hoạch đề ra.
Sau cùng, cho phép tôi gửi lời tri ân chân thành đến gia đình, bạn bè yêu quý
của tôi, dù cuộc sống công việc bận rộn nhưng mọi người đã luôn dành cho tôi sự
ưu ái, luôn bên cạnh hỗ trợ và động viên suốt thời gian vừa qua, tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, với những hạn chế về thời gian thực hiện, những kiến thức và
kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản, giới hạn những
tài liệu được tiếp cận thì luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi
rất mong nhận được được những ý kiến đóng góp, bổ sung, hướng dẫn của Hội
đồng khoa học và Quý thầy/ cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên thực hiện
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị rủi ro thanh khoản là yêu cầu bắt buộc và yếu tố quan trọng giúp
Ngân hàng vừa duy trì thanh khoản ở mức phù hợp với hoạt động kinh doanh của
mình, vừa góp phần sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tăng lợi nhuận. Trong năm 2014 -
2015, thị trường tài chính đã chứng kiến một số ngân hàng mất thanh khoản hoặc
hoạt động yếu kém đã được Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp sáp nhập,
hoặc buộc bị mua lại với giá 0 đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh khó khăn
và thị trường tài chính có nhiều biến động, để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn
thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng nhỏ có thể có những động
thái tăng lãi suất huy động trên cả thị trường một và thị trường liên ngân hàng, từ đó
sẽ ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất thị trường và khả năng thanh khoản của các ngân
hàng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa, Việt Nam
đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn
quản trị rủi ro thanh khoản theo Basel II và kế tiếp là Basel III đang dần được đưa
vào quy định mang tính bắt buộc. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của
ngân hàng đang trở nên cấp thiết và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các ngân
hàng thương mại.
Việc nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội (MB) – đơn vị mà tác giả đang công tác, nhằm vận dụng những kiến thức
đã được học áp dụng vào trong thực tiễn để có những nhìn nhận rõ ràng hơn, cụ thể
hơn về “ Sức khỏe” của ngân hàng, từ kết quả nghiên cứu đó, ngoài việc nâng cao
sự hiểu biết bản thân, còn có thể hỗ trợ cho hoạt động quảng bá hình ảnh của MB,
đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro của
ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh
iv
khoản của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn năm 2010- 2015, từ
đó có cái nhìn tổng quát về những kết quả đã đạt được và chỉ ra những điểm
còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Trên cơ sở đó có
những giải pháp đóng góp cho ngân hàng để hoàn thiện hoạt động quản trị
rủi ro thanh khoản.
Mục tiêu cụ thể: dựa trên mục tiêu tổng quát, tác giả cũng đưa ra một số
mục tiêu cụ thể như sau:
- Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hoá lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản
của ngân hàng thương mại, làm cơ sở lý luận khoa học cho việc đánh giá
thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân
Đội.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn, chỉ tiêu được đối
chiếu theo các quy định hiện hành và các khuyến nghị của Ủy ban Basel II,
và nêu lên những điểm đã đạt được và những điểm còn hạn chế.
- Thứ ba, sau khi xem xét đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản, tác
giả cần có những giải pháp và kiến nghị đóng góp cho việc hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận để nghiên cứu bao gồm: Phương pháp quy nạp, diễn dịch
trong việc phân tích dữ liệu hoạt động kinh doanh và diễn biến của một số
chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương
pháp luận duy vật biện chứng để nhìn nhận, đánh giá thực trạng hoạt động
quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong mối tương quan với các quy
v
định của NHNN, điều kiện về hạ tầng công nghệ và trình độ quản lý từng
thời kỳ của MB. Từ đó, có các giải pháp để giải quyết vấn đề mang tính chất
kế thừa và phát triển nhưng không phủ nhận hoàn toàn những thành tựu mà
Ngân hàng đã đạt được.
- Phương pháp định tính: phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân
tích số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro
thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Các số liệu được thu thập từ
Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội,
bản công bố thông tin từ cơ quan thống kê, tham khảo những ý kiến của các
chuyên gia thông qua các bài nghiên cứu khoa học từ các Tạp chí,…
5. Đóng góp của nghiên cứu
Trước hết, làm sâu sắc thêm cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản
của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích một cách toàn diện thực trạng về quản trị rủi ro thanh
khoản tại ngân hàng TMCP Quân Đội, qua đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân
của nó làm cơ sở đề xuất giải pháp.
Thứ ba, đưa ra hệ thống giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản
tại ngân hàng nghiên cứu.
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Giai đoạn 2010 – 2014 chứng kiến nhiều sự kiện kinh tế nổi bật, đáng chú ý
nhất là sự biến động của ngành tài chính, ngân hàng và định hướng tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng của Chính phủ Việt Nam. Một số ngân hàng đã thực sự bộc lộ rủi
ro có khả năng mất thanh khoản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng
và niềm tin của người gửi tiền. Nguyên nhân của những hệ quả ấy chính là sự xem
nhẹ vai trò của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của mỗi ngân hàng, và đã
được thể hiện trong một số nghiên cứu liên quan. Có thể kể đến một số nghiên cứu
vi
như: (i) Đề tài luận văn thạc sĩ về Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài gòn Thương tín (Sacombank) của tác giả Nguyễn Phúc Quý Thạnh
năm 2013; (ii) Đề tài Luận văn thạc sĩ về Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Nam Á của tác giả Phạm Thị Vũ Lí năm 2013; (iii) Đề tài luận
văn thạc sĩ về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh của Trần Nguyễn Thị Nguyên
Trâm năm 2012.
Nhìn chung, các bài luận văn đã làm sáng tỏ được một số vấn đề sau: Nêu
được những lý thuyết cơ bản về Quản trị rủi ro thanh khoản và những vấn đề liên
quan, đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khủng hoảng
thanh khoản của các ngân hàng lớn trong nước và quốc tế; trình bày quy trình quản
trị, mô hình quản trị rủi ro thanh khoản mà tại mỗi ngân hàng được nghiên cứu đang
áp dụng, từ đó, các tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá được những thành tựu và
hạn chế của mô hình quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Tuy nhiên, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập cụ thể như sau:
+ Tác giả Nguyễn Phúc Quý Thạnh chưa nêu được những nền tảng xây dựng
quy trình quản trị rủi ro thanh khoản là dựa trên những nguyên tắc của NHNN hay
theo những tiêu chuẩn nào của Basel; ngoài ra, tác giả chưa phân tích chi tiết toàn
bộ hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Sacombank từ khâu nhận diện rủi ro
cho đến việc quản lý và giám sát rủi ro. Các bước trong quy trình đề cập khá chung
chung.
+ Luận văn của Phạm Thị Vũ Lí chưa nêu được một số nội dung quan trọng
của quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nghiên cứu như: khẩu vị rủi ro, chính
sách quản trị rủi ro, phương pháp đo lường và nhận diện rủi ro của ngân hàng cụ thể
như thế nào.
+ Luận văn của Trần Nguyễn Thị Nguyên Trâm đánh giá hoạt động quản trị
vii
rủi ro thanh khoản trong phạm vi một chi nhánh ngân hàng thì khá hẹp, chưa phản
ánh được tổng thể thực trạng và hiệu quả của cả hệ thống Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhìn chung, lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại
đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài, đề án có giá trị cao. Các nghiên
cứu trên có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau, nhưng đã trình bày những lý
luận cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản, phân tích thực trạng hoạt động quản trị
rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế các Ngân hàng thương mại thường không thực sự
dành sự quan tâm đúng mức đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản và thực hiện
nó một cách khoa học, hiệu quả. Đồng thời, mỗi Ngân hàng lại có những chiến
lược, phương pháp riêng về quản trị rủi ro thanh khoản. Vì vậy, việc nghiên cứu tại
một ngân hàng cụ thể là Ngân hàng TMCP Quân Đội sẽ góp phần đa dạng thêm sự
hiểu biết cho tác giả hoặc những người nghiên cứu về thực tế việc vận dụng những
lý luận khoa học vào thực tiễn hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân Đội là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng
tín dụng cao và tình hình thanh khoản khá ổn định. Là cơ sở để đánh giá việc áp
dụng mô hình quản trị rủi ro thanh khoản nào sẽ phù hợp trong môi trường kinh
doanh ngân hàng tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được bố cục thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP
Quân Đội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
TMCP Quân Đội
viii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................1
1.1 Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại ...................................................1
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................1
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản.........................................................2
1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của Ngân hàng thương mại .3
1.1.4 Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản.....................................................3
1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại.......................................7
1.2.1 Khái niệm........................................................................................................7
1.2.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản .....................................................7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ...................8
1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản .............................................................13
1.3 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của một số Ngân hàng thương
mại ....................................................................................................................23
1.3.1 Ngân hàng Lehman Brothers .........................................................................23
1.3.2 Ngân hàng Northern Rock .............................................................................24
1.3.3 Ngân hàng TMCP Á Châu.............................................................................26
1.3.4 Ngân hàng TMCP Đại Dương........................................................................27
1.3.5 Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội....................................27
2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ...................................31
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội.........................................................31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................33
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội....................34
2.2 Thực trạng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn từ năm
2010 – 2015.......................................................................................................36
2.2.1 Một số chỉ tiêu thanh khoản của MB trong giai đoạn 2010 - 2015..................36
2.2.2 Trạng thái thanh khoản ròng của MB giai đoạn 2010 -2015...........................47
ix
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
..........................................................................................................................49
2.3.1 Cơ cấu tổ chức Quản trị rủi ro thanh khoản....................................................49
2.3.2 Một số quy định về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
......................................................................................................................51
2.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội........53
2.3.4 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội...........56
2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
..........................................................................................................................67
2.4.1 Những thành tựu đã đạt được.........................................................................67
2.4.2 Một số mặt tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của
Ngân hàng TMCP Quân Đội..........................................................................70
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế........................................................73
3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH
KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI..............................................78
3.1 Quan điểm về hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản.........................................78
3.1.1 Chiến lược phát triển tổng thể của Ngân hàng TMCP Quân Đội....................78
3.1.2 Chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn
2016 - 2020....................................................................................................79
3.1.3 Quan điểm về hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản .....................................79
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
..........................................................................................................................80
3.2.1 Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo ảnh hưởng của diễn biến kinh tế vĩ mô
đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng...............................80
3.2.2 Hoàn thiện các chính sách, quy định, quy trình và các công cụ đo lường rủi ro
thanh khoản ...................................................................................................81
3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng hệ thống dữ liệu Data Warehouse.............84
3.2.4 Bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản.............................................................................................................85
3.2.5 Tăng cường chủ động điều phối bảng cân đối một cách hiệu quả...................86
3.2.6 Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.....................................................89
x
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02
PHỤ LỤC 03
PHỤ LỤC 04
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
HĐQT Hội đồng quản trị
QTRR Quản trị rủi ro
QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản
K.TCKT Khối Tài chính kế toán
P.ALM Phòng Quản lý tài sản – nguồn vốn
ALCO Ủy ban Quản lý tài sản – nguồn vốn
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
USD Đồng đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
JPY Đồng Yên Nhật
LDR Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số khoản mục tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2010 – 2015 của
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Bảng 2.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt giai đoạn 2010 -2015
Bảng 2.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của MB
Bảng 2.4 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản giai đoạn năm 2010 – 2015 của MB
Bảng 2.5 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của MB qua các năm
Bảng 2.6 Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/ tổng huy động thị trường 1 của MB
Bảng 2.7 Khung hạn mức MCO hiện tại của MB
Bảng 2.8 Khung hạn mức các chỉ số thanh khoản hiện tại của MB
Bảng 2.9 Danh sách các báo cáo rủi ro thanh khoản tại MB
Bảng 2.10 Mô tả sơ lược về Ban quản trị khủng hoảng