Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn basel II
PREMIUM
Số trang
202
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1769

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn basel II

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-----*-----

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

THEO CHUẨN BASEL II

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2021

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-----*-----

Nguyễn Thị Thu Hà

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

THEO CHUẨN BASEL II

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 6.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo

2. TS. Đoàn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, 2021

i

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi

cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi

phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Đề tài nghiên cứu này tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo và TS. Đoàn Thị Thanh Hương.

Tác giả Luận án tiến sỹ

Nguyễn Thị Thu Hà

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .................................................................... viii

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án ............................................................................1

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .........................................................................3

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................3

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ......................................................................6

2.2.1. Những nghiên cứu về QTRRHĐ .........................................................................6

2.2.2. Những nghiên cứu về quản trị rủi ro tại Agribank ............................................8

3. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................................10

4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................................11

4.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................11

4.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................11

4.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................12

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................12

5.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................12

5.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................12

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu...........................................................12

6.1. Cách tiếp cận.........................................................................................................12

6.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................14

6.2.1. Phương pháp khảo sát.......................................................................................14

6.2.2. Phương pháp tổng hợp tài liệu.........................................................................16

6.2.3. Phương pháp thống kê ......................................................................................16

6.2.4. Các phương pháp tư duy khoa học..................................................................16

7. Những đóng góp mới của Luận án.........................................................................16

8. Kết cấu Luận án.......................................................................................................17

iii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CHUẨN BASEL II ................................................18

1.1. Rủi ro hoạt động và QTRRHĐ của NHTM......................................................18

1.1.1. Rủi ro hoạt động của NHTM............................................................................18

1.1.2. Quản trị rủi ro hoạt động của NHTM.............................................................23

1.2. Quản trị rủi ro hoạt động của NHTM theo chuẩn Basel II..............................26

1.2.1. Chính sách QTRRHĐ của NHTM theo chuẩn Basel II.................................26

1.2.2. Tổ chức quản trị rủi ro hoạt động của NHTM theo chuẩn Basel II.............34

1.2.3. Quy trình QTRRHĐ của NHTM theo chuẩn Basel II...................................37

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II....43

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động tại một số NHTM trong, ngoài nước

và bài học kinh nghiệm đối với Agribank .................................................................48

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động...........................................................48

1.3.2. Bài học đối với Agribank ..................................................................................61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................65

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II...................................................................66

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK VÀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK66

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Agribank .....................................................66

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank .......................................................................66

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank ............................68

2.1.4. Rủi ro hoạt động tại Agribank.................................................................................................... 70

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK

THEO CHUẨN BASEL II..........................................................................................80

2.2.1. Thực trạng về chính sách quản trị rủi ro hoạt động của Agribank theo

chuẩn Basel II...............................................................................................................80

2.2.2. Thực trạng về tổ chức QTRRHĐ của Agribank ............................................87

2.2.3. Thực trạng về quy trình QTRRHĐ của Agribank.........................................92

2.2.4. Thực trạng về các công cụ QTRRHĐ của Agribank .....................................99

iv

2.2.5. Thực trạng về năng lực và hoạt động đào tạo của cán bộ làm nghiệp vụ

kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro và tuân thủ.....................................................102

2.2.6. Thực trạng về nguồn cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ

hoạt động kiểm toán, giám sát trong QTRRHĐ.....................................................105

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II.................................................................107

2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................107

2.3.2. Hạn chế .............................................................................................................108

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ...........................................................112

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................115

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

TẠI AGRIBANK THEO CHUẨN BASEL II ........................................................116

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO

HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK .............................................................................116

3.1.1. Chiến lược kinh doanh của Agribank giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến

năm 2030.....................................................................................................................116

3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn Basel II.......117

3.1.3. Cơ hội và thách thức khi Agribank triển khai quản trị rủi ro theo chuẩn

Basel II........................................................................................................................118

3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK

THEO CHUẨN BASEL II........................................................................................121

3.2.1. Xây dựng lộ trình và tiến tới áp dụng đầy đủ các chính sách về QTRRHĐ

theo chuẩn quốc tế và thực tiễn hoạt động tại Agribank.......................................121

3.2.2. Kiện toàn mô hình tổ chức quản trị rủi ro hoạt động..................................125

3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện quản trị rủi ro hoạt động theo

chuẩn Basel II.............................................................................................................131

3.2.4. Giảm thiểu chi phí trong triển khai QTRRHĐ ............................................136

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào tạo về QTRRHĐ ...136

v

3.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động và sử dụng công nghệ

hiện đại trong QTRRHĐ...........................................................................................140

3.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................141

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ..........................................................................141

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................141

3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng ...........................................................143

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................144

KẾT LUẬN ................................................................................................................145

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................147

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2 ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

3 AMA Phương pháp đo lường nâng cao

4 ATM Máy rút tiền tự động

5 BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6 BĐH Ban điều hành

7 CNTT Công nghệ thông tin

8 CTMND Giấy chứng minh thư nhân dân

9 HĐQT Hội đồng quản trị

10 HĐRR Hội đồng rủi ro

11 HĐTV Hội đồng thành viên

12 ICAAP Đánh giá mức đủ vốn nội bộ

13 KPMG

Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán Klynveld Peat Marwick

Goerdeler

14 KRI Chỉ số rủi ro trọng yếu

15 KTNB Kiểm toán nội bộ

16 KSNB Kiểm soát nội bộ

17 KVRR Khẩu vị rủi ro

18 LDC Sự kiện tổn thất

19 MSB Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

20 NHB Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc

21 NHTM Ngân hàng thương mại

22 NHNN Ngân hàng Nhà nước

23 RCSA Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát

24 RRHĐ Rủi ro hoạt động

vii

25 QLRRHĐ Quản lý rủi ro hoạt động

26 QTRRHĐ Quản trị rủi ro hoạt động

27 TCTD Tổ chức tín dụng

28 TMCP Thương mại cổ phần

29 Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

30 VNBA Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

31 Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

32 VietinBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

33 VP Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................13

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần của RRHĐ ........................................19

Sơ đồ 1.2. Mô hình cơ bản tổ chức QTRRHĐ ..........................................................36

Sơ đồ 1.3. Quy trình thực hiện RCSA của Vietibank ..............................................53

Sơ đồ 1.4. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro của Land Bank ....................................58

Sơ đồ 1.5. Khung QTRRHĐ của Ngân hàng DBS, Singapore ................................61

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của Agribank..........................................67

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát - Agribank .............89

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ đánh giá mức độ RRHĐ................................................................39

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank.................................................50

Hình 1.3: Công cụ QTRRHĐ tại Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc ...................59

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Nội dung và tiêu chí khảo sát........................................................................15

Bảng 1.1. Minh họa về một số tiêu chí đo lường mức độ RRHĐ chính..................20

Bảng 1.2. Ba trụ cột trong Hiệp định vốn Basel II...................................................27

Bảng 1.3. Chính sách trong QTRRHĐ ......................................................................30

Bảng 1.4. Kế hoạch kiểm soát RRHĐ cơ bản ...........................................................41

Bảng 1.5. Tuyên bố khẩu vị rủi ro tại Vietinbank....................................................49

Bảng 1.6. Phân loại sự kiện RRHĐ theo nghiệp vụ tại Vietinbank ........................51

Bảng 1.7. Ví dụ về xếp loại mức độ RRHĐ trong việc thực hiện công cụ RCSA.53

Bảng 1.8. Các chỉ số rủi ro chính (KRI) ....................................................................54

Bảng 1.9. Danh mục báo cáo dấu hiệu rủi ro chính .................................................55

Bảng 1.10. Tính vốn chịu rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Karafarin ....................60

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank .......................................68

Bảng 2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank..........................70

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các khoản nợ phải thu khó đòi do gian lận nội bộ được

phê duyệt trích lập dự phòng rủi ro từ 2016-2020 ...................................................74

Bảng 2.4. Văn bản định chế của Agribank nhằm hạn chế rủi ro giai đoạn 2015 - 2020 ...83

Bảng 2.5. Thống kê văn bản liên quan đến chính sách quản trị rủi ro tại

Agribank cần sửa đổi/bổ sung/thay thế/ban hành mới liên quan đến QTRRHĐ tại

Agribank.....................................................................................................................874

Bảng 2.6. Số lỗi vi phạm RRHĐ phân loại theo nghiệp vụ tại Agribank giai đoạn

2015-2020......................................................................................................................94

Bảng 3.1. Đề xuất chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận .........................126

Bảng 3.2. Biểu mẫu báo cáo KRI .............................................................................134

x

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về nguyên nhân gây ra RRHĐ đối với Agribank ..71

Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về nguyên nhân RRHĐ do yếu tố bên ngoài ..........73

Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về nguyên nhân RRHĐ do cán bộ ngân hàng........78

Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng của khuôn khổ pháp luật đối

với công tác quản trị rủi ro hoạt động.......................................................................82

Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về chính sách, quy trình hướng dẫn .......................87

Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về tổ chức QTRRHĐ tại Agribank .........................91

Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát cơ chế chia sẻ thông tin về quản trị rủi ro, các vụ

việc sai phạm trong hệ thống Agribank ....................................................................99

Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về các công cụ QTRRHĐ của Agribank...............101

Biểu đồ 2.9. Kết quả khảo sát về năng lực của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm

soát, quản trị rủi ro, tuân thủ tại đơn vị..................................................................103

Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát cán bộ tham gia khóa đào tạo QTRRHĐ ...........104

Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về chất lượng và hạ tầng thông tin, dữ liệu phục

vụ công tác kiểm tra, giám sát ở Agribank trong QTRRHĐ ................................126

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Tính đa dạng và mối liên hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày

càng tăng và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, việc nhiều NHTM đang tham gia sâu, rộng vào

các nền kinh tế trên thế giới đã khiến khả năng kiểm soát rủi ro trở nên khó khăn

(Greuning and Bratanovic, 2020). So với các loại rủi ro khác, RRHĐ có khả năng gây

thiệt hại lớn hơn nhiều lần (Moosa, 2007). RRHĐ có thể tạo nên những thiệt hại lớn

bởi tính đa dạng, liên kết cao, phạm vi không gian và thời gian của loại rủi ro này rất

rộng lớn, không xác định trước (Marshall, 2001).

RRHĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngân hàng sau một loạt sự cố và tổn

thất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín, tài sản có liên quan đến RRHĐ đã xảy ra

trên thế giới như: Ngân hàng Barings, Allied Irish, Citibank và một số công ty khác. Ngân

hàng Barings (thành lập năm 1762 ở Anh) đã bị phá sản vào năm 1995 do RRHĐ từ

một giao dịch viên. Tháng 1/2021, một tòa án ở Mỹ đã phán quyết rằng bên nhận tiền

do Ngân hàng Citibank (Mỹ) chuyển nhầm sẽ không phải hoàn trả số tiền khoảng 500

triệu USD và đã gây ra thiệt hại to lớn cho ngân hàng này. Tại Việt Nam, RRHĐ ngày

càng xuất hiện nhiều hơn, số lượng vụ cướp ngân hàng gần đây gia tăng đột biến với

mức độ nguy hiểm cao. Hơn nữa, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, gây

hậu quả nặng nề, đã làm thay đổi kế hoạch kinh doanh liên tục của hầu hết NHTM trên

thế giới.

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra RRHĐ ngày

càng lớn, khó xác định. RRHĐ tiềm ẩn trong mỗi sản phẩm, dịch vụ và quy trình

nghiệp vụ của ngân hàng, khó dự đoán và gắn liền với văn hóa, đặc điểm của từng

NHTM. Do đó, RRHĐ nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của

cả ngân hàng, khách hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng

là kiểm soát, quản lý được các rủi ro gắn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng,

trong đó có RRHĐ. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài

chính mạnh và quản trị được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ nâng cao uy tín, tạo

2

được niềm tin của khách hàng. Yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro trong từng hoạt động

kinh doanh phải được quản trị, kiểm soát hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh

và tăng lợi nhuận. Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp

ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế,

đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các

chuẩn mực đó (Đào Thị Thanh Tú, 2014).

Nhận thức được tầm quan trọng của QTRRHĐ, ngành ngân hàng đã có nhiều

chính sách, biện pháp thiết thực, kịp thời. NHNN đã xác định RRHĐ là rủi ro trọng

yếu của NHTM, được quy định tại Khoản 13 Điều 3 của Thông tư 13 ngày 18/5/2018

của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM và chi nhánh ngân hàng

nước ngoài (Thông tư 13). Ngoài ra, NHNN đã chỉ định mười NHTM thực hiện thí

điểm triển khai Basel II, đưa ra lộ trình khuyến khích, tạo điều kiện cho các NHTM

thực hiện. Nhiều NHTM đã đưa công tác QTRRHĐ vào chiến lược kinh doanh ngân

hàng, đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống quản trị loại hình rủi ro này.

Là ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, Agribank có hệ thống giao dịch

rộng khắp, số lượng khách hàng lớn, sản phẩm dịch vụ đa dạng. Agribank đã sớm ý

thức tăng cường biện pháp phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra để không ảnh hưởng đến

lợi ích cũng như uy tín của ngân hàng, bao gồm thiết lập hệ thống kiểm toán, kiểm

soát nội bộ, ban hành khung quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Tuy

nhiên, đối với QTRRHĐ, Agribank còn gặp một số hạn chế, chưa sử dụng các công cụ

để đo lường RRHĐ, chưa ban hành đầy đủ quy định, quy trình, chiến lược, khẩu vị

RRHĐ, hệ thống QTRRHĐ phân tán, chưa tập trung một đầu mối chuyên trách.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng chuẩn quốc tế, tuân thủ quy định của

NHNN theo Thông tư 41 ngày 30/12/2016 Quy định tỉ lệ an toàn đối với ngân hàng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41) và Thông tư 13 là triển khai thực hiện

Basel II, trong đó có QTRRHĐ, việc nghiên cứu thực trạng RRHĐ, QTRRHĐ tại

NHTM, khảo sát thực tiễn công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II và đề

xuất các giải pháp phù hợp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý

thuyết và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân

3

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel II” làm chủ

đề nghiên cứu cho Luận án nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu quốc tế về quản trị rủi ro nói chung và QTRRHĐ nói riêng rất

phong phú, đặc biệt sau sự ra đời của Hiệp ước Basel II. Ở Việt Nam, so với rủi ro tín

dụng, rủi ro thanh khoản thì QTRRHĐ gần đây đang được các nhà khoa học quan tâm,

nghiên cứu, đề cập đến trong một số hội thảo chuyên ngành và công trình nghiên cứu

của các chuyên gia kinh tế.

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Sự quan tâm về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, đặc

biệt từ cuối những năm 1990, sau một loạt sự cố và tổn thất nghiêm trọng đã dẫn đến

việc ban hành các tiêu chuẩn về vốn cho RRHĐ theo công trình nghiên cứu “Basel II:

International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: a Revised

Framework” (BIS, 2004). Tầm quan trọng của QTRRHĐ trong ngân hàng được khẳng

định qua các nghiên cứu lý thuyết tại bài báo “Sailing through the sea of standard”

của Powell (2004).

Trong một tổ chức tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, khái

niệm về RRHĐ đã được phát triển trong thời gian dài với xuất phát điểm từ các nghiên

cứu của những nhà khoa học lớn trên thế giới. Theo F. Hasanali (2002) tại công trình

nghiên cứu “Critical success factors of knowledge management”, RRHĐ liên quan

đến quá trình thiết lập quy trình, không phải đơn thuần là quản lý sự vụ trong quá trình

hoạt động. RRHĐ là loại rủi ro khác biệt so với các loại hình rủi ro khác, chẳng hạn

như: rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường được xem là rủi ro tài chính trong khi RRHĐ

là rủi ro phi tài chính. Theo R.M. Cooke (2004) tại bài báo “Expert judgement

elicitation for risk assessments of critical infrastructures”, RRHĐ được định nghĩa là

những rủi ro liên quan đến những tổn thất mà nguyên nhân là do tổ chức tín dụng hoạt

động thiếu hiệu quả. Trong bài báo “Money laundering control and suppression of

financing of terrorism: Some thoughts on the impact of customer due diligence

measures on financial exclusion” của De Koker (2006), RRHĐ khó xác định hoặc dự

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!