Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1874

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ LÝ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN – 2019

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ LÝ

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÀO CAI

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 8.34.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu

THÁI NGUYÊN – 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Lào Cai” là do chính tôi tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện. Những số liệu, phân tích,

nhận xét và đánh giá được sử dụng trong luận văn này chưa từng được công bố trên

bất kỳ tài liệu nào.

Tác giả luận văn

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai”, tôi đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cá nhân, tổ chức.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng nhất tới PGS.TS. Hoàng Thị Thu,

người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt thời gian tôi tiến

hành nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và các cán bộ Phòng Đào tạo tại

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tạo nhiều

điều kiện thuận lợi để tôi tham gia và hoàn thành khóa học.

Xin cảm ơn chân thành Ban Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp

đã cung cấp cho tôi những dữ liệu và thông tin thực tế, giúp ích cho luận văn này.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã luôn

bên cạnh động viên tôi, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu.

Tác giả luận văn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii

MỤC LỤC..............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................vi

DANH MỤC BẢNG.................... ......................................................................viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ.................... .....................................................................viii

MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Đóng góp của đề tài.................................................................................................3

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI

RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................5

1.1. Tổng quan về tín dụng của ngân hàng thương mại..............................................5

1.1.1. Các quan điểm về tín dụng................................................................................5

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng.......................................................................................6

1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại........................................................10

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại...........................................13

1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng...................................................................13

1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ....................................................................15

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng .........................................23

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại và bài học

kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào

Cai .............................................................................................................................26

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại..............26

1.4.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi

nhánh Lào Cai ...........................................................................................................29

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................31

iv

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................31

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin...........................................................................34

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................34

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................35

2.3.1.Các chỉ tiêu nhận diện RRTD ..........................................................................35

2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường RRTD...........................................................................36

2.3.3. Các chỉ tiêu xử lý RRTD.................................................................................37

2.3.4. Các chỉ tiêu giám sát, chăn chặn RRTD .........................................................37

CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI

NHÁNH LÀO CAI..............................................................................................39

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Lào

Cai .............................................................................................................................39

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai.................................................................................39

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Lào Cai .................................................................40

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018.....41

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai.................................................................................45

3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Lào Cai ..........................................45

3.2.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Lào Cai .....................54

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QTRRTD tại BIDV Lào Cai ...................................78

3.3.1. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng .....................................................................78

3.3.2. Các yếu tố bên trong ngân hàng......................................................................81

3.4. Đánh giá chung về công tác QTRRTD tại BIDV Lào Cai ................................83

3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................83

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại ....................................................................................84

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại ...................................................................86

v

CHƯƠNG 4 – GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI

NHÁNH LÀO CAI.................................................................................................91

4.1. Định hướng QTRRTD tại BIDV Lào Cai..........................................................91

4.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của BIDV Lào Cai .......................................91

4.1.2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Lào Cai................92

4.2. Giải pháp tăng cường QTRRTD tại BIDV Lào Cai ..........................................93

4.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng...................................................93

4.2.2. Nhóm giải pháp xử lý rủi ro tín dụng..............................................................98

4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................100

4.3. Một số đề xuất và kiến nghị .............................................................................101

4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................101

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..........105

KẾT LUẬN...........................................................................................................108

PHỤ LỤC..............................................................................................................116

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 ATM Automatic Teller Machine

2 BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3 BIDV Lào Cai

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

– Chi nhánh Lào Cai

4 DATC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam

5 KHCN Khách hàng cá nhân

6 KHDN Khách hàng doanh nghiệp

7 NHNN Ngân hàng Nhà nước

8 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

9 NSNN Ngân sách Nhà nước

10 QTRR Quản trị rủi ro

11 QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng

12 RRTD Rủi ro tín dụng

13 Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín

14 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội

15 SXKD Sản xuất, kinh doanh

16 TCTD Tổ chức tín dụng

17 TCTD Tổ chức tín dụng

18 Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

19 TMCP Thương mại Cổ phần

20 VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

21 Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

22 Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Ý nghĩa của thang đo ....................................................................................33

Bảng 3.1. Kết quả huy động vốn tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 ................42

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 ...44

Bảng 3.3. Thời gian bình quân phê duyệt hồ sơ tín dụng tại BIDV Lào Cai giai đoạn

2016 – 2018...................................................................................................................47

Bảng 3.4. Dư nợ tín dụng theo đối tượng vay vốn tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016

– 2018............................................................................................................................48

Bảng 3.5. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn khoản vay tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016

– 2018............................................................................................................................49

Bảng 3.6. Dư nợ tín dụng theo loại tiền tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 .....50

Bảng 3.7. Dư nợ tín dụng theo lĩnh vực cho vay tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 ..50

Bảng 3.8. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo đối tượng vay vốn tại BIDV

Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 .....................................................................................52

Bảng 3.9. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo kỳ hạn khoản vay tại BIDV

Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 .....................................................................................53

Bảng 3.10. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo loại tiền tại BIDV Lào Cai

giai đoạn 2016 – 2018 ...................................................................................................54

Bảng 3.11. Thực trạng nguồn nhân lực quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Lào Cai

giai đoạn 2016 – 2018 ...................................................................................................55

Bảng 3.12. Quy trình tín dụng tại BIDV Lào Cai.........................................................57

Bảng 3.13. Xếp hạng tín dụng khách hàng tại BIDV Lào Cai......................................60

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ ngân hàng về các nội dung nhận diện

RRTD tại BIDV Lào Cai...............................................................................................64

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về các nội dung nhận diện RRTD tại

BIDV Lào Cai ...............................................................................................................65

Bảng 3.16. Nợ quá hạn tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 ...............................67

Bảng 3.17. Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018.......................68

Bảng 3.18. Nợ xấu tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 ......................................69

viii

Bảng 3.19. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ ngân hàng về các nội dung đo lường

RRTD tại BIDV Lào Cai...............................................................................................71

Bảng 3.20. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về các nội dung đo lường RRTD tại

BIDV Lào Cai ...............................................................................................................72

Bảng 3.21. Hệ số RRTD tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018.............................72

Bảng 3.22. Trích lập dự phòng RRTD tại BIDV Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 .......73

Bảng 3.23. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ ngân hàng về các nội dung xử lý RRTD

tại BIDV Lào Cai ..........................................................................................................74

Bảng 3.24. Thống kê hiện trạng giám sát khách hàng sau giải ngân tại BIDV Lào

Cai giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................................75

Bảng 3.25. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ ngân hàng về các nội dung giám sát,

ngăn chặn RRTD tại BIDV Lào Cai .............................................................................76

Bảng 3.26. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về các nội dung giám sát, ngăn chặn

RRTD tại BIDV Lào Cai...............................................................................................77

Bảng 3.27. Mạng lưới của BIDV Lào Cai tính đến ngày 31/12/2018 ..........................78

Bảng 3.28. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về đội ngũ cán bộ tín dụng tại BIDV

Lào Cai ..........................................................................................................................81

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Lào Cai ........................................................................................................40

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lào Cai là một tỉnh ở Tây Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Tỉnh Vân Nam – Trung

Quốc và là một trung tâm kinh tế – xã hội lớn của miền núi phía bắc. Đây là khu

vực đầy tiềm năng để các ngân hàng đặt điểm giao dịch nhằm mở rộng thị trường,

nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tính đến tháng 12/2018, theo thống kê của Ngân

hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh có 11 tổ chức tín dụng và

2 quỹ tín dụng nhân dân, có mạng lưới trải khắp từ huyện, xã, đến thành phố. Việc

xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng trên địa bàn góp phần không nhỏ vào sự phát

triển kinh tế của địa bàn tỉnh cũng như khu vực.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ

yếu của tất cả các ngân hàng hiện nay. Hiệu quả kinh doanh ngân hàng phần lớn

phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,

vấn đề mà các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt đó chính là nguy cơ chịu tổn

thất bởi rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất về tài chính, giảm giá trị

thị trường về vốn, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm hoạt động kinh

doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Chính vì thế, các

NHTM nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng ngày càng chú

trọng hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu tới mức tối đa

những tổn thất có thể xảy đến gây ra bởi rủi ro tín dụng.

Hoạt động trên địa bàn Lào Cai từ năm 1957, Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai (BIDV Lào Cai) nhìn chung có tình hình

hoạt động kinh doanh ổn định. Đối tượng khách hàng mà BIDV Lào Cai hướng tới

trong giai đoạn phát triển hiện nay là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh

nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) trên địa bàn tỉnh gắn với đặc thù của

sản phẩm tín dụng cá nhân là quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay

nhiều với mục đích sử dụng vốn đa dạng.

Mặc dù vậy, cũng không nằm ngoài xu thế chung của các NHTM trên địa bàn,

BIDV Lào Cai cũng đang phải đối mặt với vấn đề quản trị rủi ro tín dụng. Tính đến

31/12/2018, chi nhánh có khách hàng nợ xấu (trong đó có khách hàng doanh nghiệp

2

và khách hàng cá nhân) với tổng dư nợ xấu là 20,6 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 1,02 % tổng

dư nợ tín dụng). Những món nợ xấu này chính là nguy cơ tiềm ẩn những tổn thất

mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Vì vậy, làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng

thật tốt đã trở thành vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết. Nếu không giải

quyết sớm, không giải quyết triệt để, rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả

hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, hình ảnh của chi nhánh trên thị trường.

Xuất phát từ lý do trên, để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và kết

quả áp dụng các biện pháp xử lý quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Lào Cai tôi lựa

chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam chi nhánh Lào Cai” làm đề tài nghiên cứu với kỳ vọng đóng góp thêm

một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Tác giả thực hiện luận văn nhằm hướng tới mục tiêu tìm hiểu thực trạng

QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào

Cai, tìm ra những thành quả trong hoạt động QTRRTD mà chi nhánh đã đạt được

cùng với những hạn chế còn tồn tại, từ đó thiết kế hệ thống giải pháp để chi nhánh

quản trị tốt hơn những RRTD tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh, góp phần vào sự

phát triển chung của toàn chi nhánh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về QTRRTD của NHTM bao gồm

những lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM, RRTD và QTRRTD

của NHTM, cùng với những kinh nghiệm trong thực tiễn tại các NHTM.

- Phân tích thực trạng QTRRTD và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa

và xử lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào

Cai trong giai đoạn 2016 – 2018 trên những nội dung như nhận diện RRTD; đo lường

RRTD; đánh giá hệ số RRTD; xử lý RRTD; giám sát và ngăn chặn RRTD.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường QTRRTD tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai, đồng thời đưa ra những kiến

nghị có liên quan đến vấn đề QTRRTD đối với các cơ quan quản lý.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!