Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu được sử dụng trong
chuyên đề này là xác thực đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, vì vậy mọi đánh giá, nhận xét được đưa ra
dựa trên quan điểm cá nhân tôi. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều
đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Tùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý rủi ro thanh khoản tại các
ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”
, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau
Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Đình Long.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Tùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CAC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI
RO THANH KHOẢN CỦA NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN .................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM........................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................. 5
1.1.3. Quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại..................... 14
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của
các NHTM....................................................................................................... 20
1.1.5. Các phương pháp đo lường và đánh giá rủi ro thanh khoản................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương
mại cổ phần ..................................................................................................... 30
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng
trên thế giới ..................................................................................................... 30
1.2.2. Một số mô hình về quản lý rủi ro thanh khoản được áp dụng tại
một số ngân hàng trong nước.......................................................................... 35
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTMCP......................................... 38
iv
1.3. Khái quát một số nghiên cứu có liên quan............................................... 40
1.3.1. Tình hình về một số nghiên cứu có liên quan....................................... 40
1.3.2. Những vấn đề rút ra............................................................................... 47
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 48
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 48
2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 48
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 48
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN......................... 52
3.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu................................................... 52
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên ........... 52
3.1.2. Hình thành hoat động kinh doanh của các ngân hàng TMCP trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017.................................. 55
3.2. Đánh giá công tác quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
TMCP trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2017............... 58
3.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản ..................... 58
3.2.2. Thực trạng quản lý RRTK của các ngân hàng trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu phân tích......................................... 61
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro thanh khoản của của ngân
hàng TMCP trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......................................... 79
3.4.1. Nhận xét chung ..................................................................................... 79
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề trên .................................. 80
3.2.2.1. Hạn chế............................................................................................... 80
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN
VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 ....................... 85
v
4.1. Định hướng và quan điểm trong hoạt động quản lý rủi ro thanh
khoản đối với các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay........................... 85
4.1.1. Định hướng phát triển của các ngân hàng TMCP giai đoạn tới ........... 85
4.1.2. Một số quan điểm cơ bản trong vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản
của ngân hàng.................................................................................................. 87
4.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản và nâng cao năng lực quản
lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2018 -2025.......................................................... 89
4.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận của ngân hàng .............................................. 89
4.2.2. Áp dụng chiến lược quản trị cân đối thanh khoản tài sản “Có” - tài
sản “Nợ” .......................................................................................................... 93
4.2.3. Tăng cường năng lực quản lý RRTK của nhân viên ngân hàng........... 94
4.2.4. Nâng cao mức độ an toàn vốn............................................................... 97
4.2.5. Thiết lập bộ phận quản trị rủi ro trong ngân hàng ................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 100
1. Kết luận ..................................................................................................... 100
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 102
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
QLRRTK : Quản lý rủi ro thanh khoản
RRTK : Rủi ro thanh khoản
TCTD : Tổ chức tín dụng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính của HSBC............. 32
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu kinh doanh đạt được tại NH Techcombank
năm 2010......................................................................................... 36
Bảng 1.3: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng thanh khoản của ngân hàng.................................................... 46
Bảng 3.1: Hệ số CAR của các hệ thống NH tính đến 30/9/2017.................... 61
Bảng 3.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH giai đoạn 2012-2017........ 62
Bảng 3.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel 3 ....................... 64
Bảng 3.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các chi nhánh.................................. 66
Bảng 3.5. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng..................... 67
Bảng 3.6. Chỉ số năng lực cho vay của các chi nhánh NHTM trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên................................................................... 68
Bảng 3.7. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại các chi nhánh... 70
Bảng 3.8: Vị thế ròng của các NH trên thị trường 2....................................... 72
Bảng 3.9: Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn được dùng cho vay trung dài hạn của
các hệ thống NH giai đoạn 2015 - 2017 ......................................... 75
viii
DANH MỤC CAC HÌNH
Hình 1.1. Phương pháp phân tích thanh khoản dựa vào cân đối kế toán........ 24
Hình 1.2. Trạng thái vốn tiền mặt ................................................................... 26
Hình 1.3. Ma trận đáo hạn - quy mô cho các dòng thanh khoản .................... 29
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nó
tiềm ẩn trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh. Đối tượng kinh doanh của
ngân hàng là tiền tệ- loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro, tính dễ lây
lan rủi ro giữa các ngân hàng với nhau. Muốn tồn tại và phát triển bền vững,
các ngân hàng phải có năng lực quản lý rủi ro, nếu không sẽ khó có thể hoạt
động kinh doanh trên thị trường. Trong các loại rủi ro có thể xảy ra tại NH,
rủi ro thanh khoản đặc biệt nguy hiểm có thể gây lên hàng loạt những tác hại
nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng. Malcolm D Knight, Tổng giám đốc
công ty BIS đã từng nói: “Thanh khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng
trong cỗ máy tài chính” do khi rủi ro thanh khoản (RRTK) xảy ra, tùy vào
mức độ và sức lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của một hay nhiều
ngân hàng, kéo theo cả cỗ máy tài chính tại một hay nhiều quốc gia. Chính vì
ảnh hưởng lớn, vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro
này nên quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang
tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.
Ở Việt Nam đã xảy ra các vụ rủi ro thanh khoản, tiêu biểu là ngân hàng
thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu năm 2003 và năm 2013 hay
NHTMCP Ninh Bình và NHTMCP Phương Nam năm 2005, tình trạng căng
thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với những biến động trên thị trường nửa
cuối 2010 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh
khoản trong các ngân hàng thương mại (NHTM). Việc tăng cường nhận thức,
đổi mới và phát triển hệ thống quản lý rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản
nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách. Một thực tế hiện nay các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam đều đã nhận thấy tầm quan trọng của quản lý rủi ro
thanh khoản, tuy nhiên phương pháp thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa
theo kịp trình độ công nghệ, quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại. Công