Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1801

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG ĐẠI HẢI

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HUYỆN BẠCH THÔNG BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG ĐẠI HẢI

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HUYỆN BẠCH THÔNG BẮC KẠN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ HƯƠNG GIANG

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021

Tác giả luận văn

Dương Đại Hải

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh

tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức trong

suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị

Hương Giang, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn đã hỗ trợ, cung cấp thông tin và

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập các thông

tin, tài liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình

và bạn bè trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu,

tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong

nhận được thông tin đóng góp quý báu từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021

TÁC GIẢ

Dương Đại Hải

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3

4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn ................................................. 3

5. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................. 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng...................................................... 5

1.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng ...................................................................... 5

1.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại................................. 14

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng

thương mại............................................................................................... 26

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM............................... 32

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số NHTMCP tỉnh Bắc Kạn....... 32

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn.............. 36

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 38

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 38

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 38

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 40

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 40

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................. 42

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông ............................ 42

iv

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông ............................ 43

2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông 43

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH HUYỆN BẠCH THÔNG BẮC KẠN................................. 46

3.1. Giới thiệu khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông..................................46

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn ..................... 46

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông...................................... 47

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông .................... 50

3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông............................. 53

3.2.1. Khái quát tình hình tín dụng .................................................................. 53

3.2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng............................................................................ 54

3.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thông Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn............ 56

3.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thông Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn..................... 56

3.3.2. Cơ cấu tổ chức, quy định quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông

Bắc Kạn ................................................................................................... 56

3.3.3. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng ......................................... 59

3.3.4. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng......................................................... 60

3.3.5. Công tác đo lường rủi ro tín dụng .......................................................... 62

3.3.6. Báo cáo rủi ro tín dụng........................................................................... 66

3.3.7. Xử lý rủi ro tín dụng............................................................................... 67

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông...... 70

3.4.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 70

v

3.4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng............................................................. 71

3.4.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng ........................................... 72

3.5. Đánh giá chung công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Bạch Thông..... 75

3.5.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 75

3.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ............................................................... 76

Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BẠCH THÔNG

BẮC KẠN............................................................................................... 79

4.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông.. 79

4.2. Định hướng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn ............ 80

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch

Thông Bắc Kạn........................................................................................ 81

4.3.1. Giải pháp nhận dạng rủi ro tín dụng ...................................................... 81

4.3.2. Giải pháp với chính sách tín dụng và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng....... 83

4.3.3. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa bộ phân quan hệ khách hàng

cá nhân và phòng quản lý rủi ro .............................................................. 85

4.3.4. Tuân thủ thực hiện quy trình, quy chế cấp giới hạn tín dụng ................ 85

4.3.5. Nâng cao chất lượng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho

vay ........................................................................................................... 86

4.3.6. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ quá hạn, nợ xấu..................................... 88

4.3.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng.............................. 89

4.3.8. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin tín dụng ngân hàng .............. 91

KẾT LUẬN..................................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 94

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Việt Nam

CBTD Cán bộ tín dụng

CIC Trung tâm thông tin tín dụng

CNH -HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá

CNSX Công nghiệp

CP Cổ phần

DPRR Dự phòng rủi ro

HSX Hộ sản xuất

NHTM Ngân hàng thương mại

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PGD Phòng giao dịch

RRTD Rủi ro tín dụng

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCKT Tổ chức kinh tế

TCTD Tổ chức tín dụng

TSĐB Tài sản đảm bảo

NHNN Ngân hàng nhà nước

KHCN Khách hàng cá nhân

NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

NH Ngân hàng

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng:

Bảng 2.1: Phân bổ đối tượng hộ nông dân tham gia khảo sát theo thời gian có

giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông...........................................40

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông..................51

Bảng 3.2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông...........................52

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông...........................53

Bảng 3.4: Tỷ trọng cơ cấu tín dụng theo thời gian .......................................54

Bảng 3.5: Tỷ trọng cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo.............................55

Bảng 3.6: Phân loại Nợ quá hạn theo thời gian ............................................56

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về nhận diện rủi ro tại Chi nhánh huyện Bạch

Thông........................................................................................................ 61

Bảng 3.8: Kết quả điều tra vể công tác đo lường rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

huyện Bạch Thông........................................................................65

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá công tác báo cáo rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

huyện Bạch Thông........................................................................66

Bảng 3.10: Tỷ lệ trích DPRR của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thông Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông Bắc Kạn..........68

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về công tác xử lý rủi ro tín dụng tạ Chi nhánh

huyện Bạch Thông........................................................................69

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của khách hàng về công tác quản lý RRTD do tác

động của nhân tố khách quan .......................................................71

Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả đánh giá của chuyên gia về nhân tố ảnh hưởng từ

phía ngân hàng..............................................................................71

Bảng 3.14: Kết quả khả sát từ phía khách hàng..............................................72

Bảng 3.15: Tổng hợp phiếu điều tra từ cán bộ tín dụng .................................74

Sơ đồ:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam - Chi nhánh huyện Bạch Thông ................................... 48

viii

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.......................... 56

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đã, đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, qua đó

tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính, góp phần thúc đẩy thị trường ngân

hàng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, với đặc thù của một lĩnh vực kinh doanh nhạy

cảm, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, rủi ro ngân hàng lớn

là yếu tố không thể tránh khỏi và có khả năng trở thành nguy cơ gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại nói riêng và

hệ thống thị trường tài chính, nền kinh tế nói chung.

Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các ngân hàng phải gánh chịu

rủi ro đáng kể để kiếm được lợi nhuận. Đo lường và quản lý rủi ro là khía cạnh quan

trọng nhất của quản trị tài chính ngân hàng. Thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng

thương mại Việt Nam trong những năm qua cho thấy tình trạng khó khăn về tài chính

của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình

như: Hàng loạt Tổng Công ty, Tập Đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam, các công ty, doanh

nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình vỡ nợ, chuyển thành nợ xấu, có khả năng mất vốn

trong năm cao. Việc đặt một số Ngân hàng thương mại vào tình trạng giám sát đặc

biệt, sau đó Chính phủ ra quyết định tiến hành sáp nhập để tránh khả năng đổ vỡ, tác

động xấu nền tài chính của Quốc gia. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu của

ngân hàng thương mại (NHTM) và mang lại nguồn thu chủ yếu nhưng cũng tiềm ẩn

nhiều rủi ro. Việc hiểu rõ và tổ chức quản lý tốt rủi ro tín dụng là vô cùng quan trọng

đối với hoạt động ngân hàng. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, các ngân NHTM

phải có đủ năng lực quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Cùng với sự phát triển

của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mức độ rủi ro trong hoạt động tín

dụng ngân hàng cũng đa dạng, phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều so với trước đây.

Chính điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng cần phải phát hiện sớm các rủi ro,

cảnh báo rủi ro đặc biệt là các rủi ro tiềm ẩn. Phát hiện sớm các rủi ro và đưa ra các

mô hình quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng hiện đại và

đa năng hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!