Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THANH ĐỊNH
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BÙI DŨNG THỂ
HUẾ, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Định
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và cộng tác của các tập thể và cá nhân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, trước tiên, tôi xin gởi lời chân thành
cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo
hướng dẫn là Phó giáo sư - Tiến sĩ Bùi Dũng Thể, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh và các anh chị trong
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ
trợ cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và những kiến thức quý giá để tôi có thể
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân luôn bên cạnh
tôi, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Định
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: PHẠM THANH ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 83 40 410
Niên khóa: 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Tên đề tài: QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam,
thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của CN đã
góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động cho vay vốn TDĐT tại CN còn một
số tồn tại nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và nguy cơ mất vốn của
Nhà nước. Chính vì vậy, làm thế nào đánh giá đúng mức thực trạng QLRR trong
TDĐT và nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác QLRR tín dụng, đảm bảo
an toàn hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ
tính cấp thiết của vấn đề này, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín
dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Đối tượng nghiên cứu: công tác QLRR đối với TDĐT tại NHPT Việt Nam
– Chi nhánh Quảng Bình. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLRR đối với TDĐT tại NHPT
Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLRR đối với TDĐT tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình. Từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLRR đối với
TDĐT tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BĐTV Bảo đảm tiền vay
CN Chi nhánh
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CVĐT Cho vay đầu tư
ĐTPT Đầu tư phát triển
GHTD Giới hạn tín dụng
HĐTD Hợp đồng tín dụng
KT-XH Kinh tế - xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHPT Ngân hàng Phát triển
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách Nhà nước
QLRR Quản lý rủi ro
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TDĐT Tín dụng đầu tư
TDXK Tín dụng xuất khẩu
TSBĐ Tài sản bảo đảm
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ix
PHẦN I - MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu luận văn......................................................................................................4
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................5
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI
VỚI TÍN DỤNG ĐẦU TƯ .........................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về cho vay tín dụng đầu tư.............................................................5
1.1.1. Khái niệm tín dụng đầu tư.................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư của nhà nước .....................................................5
1.1.3. Vai trò của tín dụng đầu tư................................................................................6
1.1.4. Cho vay đầu tư ..................................................................................................6
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng đầu tư của nhà nước ..........................................7
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ..................................................................................7
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng....................................................................................8
1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng.............................................................................9
1.2.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư ..............................................................11
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư............................13
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư............................................................................16
1.3.1. Khái niệm Quản lý rủi ro ................................................................................16
1.3.2. Vai trò Quản lý rủi ro......................................................................................17
vi
1.3.3. Nguyên tắc Quản lý rủi ro...............................................................................18
1.3.4. Quy trình Quản lý rủi ro..................................................................................19
1.4. Thực tiễn quản lý rủi ro tại một số ngân hàng và bài học cho Ngân hàng Phát
triển Việt Nam...........................................................................................................30
1.4.1. Thực tiễn quản lý rủi ro tại một số ngân hàng ................................................30
1.4.2. Bài học quản lý rủi ro cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...........................33
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TDĐT TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ..................................34
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.........34
2.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức .............................................................35
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................37
2.2.1. Doanh số cho vay............................................................................................37
2.2.2. Doanh số thu nợ gốc lãi...................................................................................40
2.3. Thực trạng về rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................42
2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.............................................42
2.3.2. Phân loại dư nợ cho vay đầu tư.......................................................................45
2.4. Thực hiện quy trình Quản lý rủi ro tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình.....................................................................................................48
2.4.1. Nhận diện rủi ro ..............................................................................................48
2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng .................................................................................50
2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ................................................................................53
2.4.4. Tài trợ rủi ro tín dụng......................................................................................63
2.5. Kết quả phân tích, đánh giá điều tra về công tác quản lý rủi ro tín dụng đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình ..................................66
2.5.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra............................................................66
2.5.2. Kết quả điều tra và đánh giá kết quả điều tra..................................................67
2.6. Những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình ..................................76
2.6.1. Những mặt đạt được........................................................................................76
2.6.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân...............................................................77
vii
CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TDĐT TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ..................................83
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp......................................................................................83
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình đến năm 2020........................................................................................83
3.1.2. Định hướng và mục tiêu hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình ..........................................................................83
3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình..................................................................84
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức nhân sự Quản lý rủi ro phù
hợp.............................................................................................................................84
3.2.2. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro ..............................................................85
3.2.3. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng .................................................86
3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng ................................................88
3.2.5. Về tài trợ rủi ro tín dụng..................................................................................94
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................98
3.1. Kết luận ..............................................................................................................98
3.2. Kiến nghị............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 101
Phụ lục.................................................................................................................... 103
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ tiêu phân loại nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam........................13
Bảng 1.2: Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng .....................................................19
Bảng 1.3: Xếp hạng của Moody’s.............................................................................24
Bảng 1.4: Xếp hạng của Standard & Poor’s .............................................................25
Bảng 2.1: Kết quả cho vay đầu tư giai đoạn 2014 – 2016 ........................................37
Bảng 2.2: Thực trạng cho vay đầu tư theo loại hình dự án giai đoạn 2014 - 2016...38
Bảng 2.3: Kết quả thu nợ giai đoạn 2014 – 2016......................................................40
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ vay đầu tư giai đoạn 2014 – 2016 .................................42
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................43
Bảng 2.6: Nợ gốc quá hạn theo ngành nghề, lĩnh vực giai đoạn 2014 - 2016..........45
Bảng 2.7: Phân loại nợ cho vay đầu tư giai đoạn 2014 – 2016.................................46
Bảng 2.8: Kết quả nhận diện rủi ro ...........................................................................49
Bảng 2.9: Bảng quy định xếp hạng khách hàng tại Ngân hàng phát triển................51
Bảng 2.10: Kết quả xếp hạng khách hàng.................................................................52
Bảng 2.11: Hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư .....................................................55
Bảng 2.12: Tồn tại trong công tác giải ngân dự án đầu tư........................................57
Bảng 2.13: Tài sản bảo đảm đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư ........................59
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra nội bộ về tín dụng đầu tư ............................................62
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả xử lý rủi ro.................................................................65
Bảng 2.16. Đối tượng tham gia điều tra....................................................................66
Bảng 2.17. Đánh giá nguồn nhân lực và tổ chức nhân sự về quản lý rủi ro .............67
Bảng 2.18. Đánh giá về nhận diện rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro......69
Bảng 2.19. Đánh giá về đo lường rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro.......70
Bảng 2.20. Đánh giá Kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro..........71
Bảng 2.21. Đánh giá về tài trợ rủi ro trong quản lý rủi ro ........................................75
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình...........................36
1
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có
hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các
ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể không cho vay, mà chỉ có
thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa
những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro
(QLRR) thích hợp. Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những loại rủi ro lớn nhất
mà các ngân hàng phải đối mặt. Vì vậy, ngày nay QLRR tín dụng đã trở thành vấn
đề mang tính sống còn, là thước đo năng lực quản lý và là bộ phận trung tâm trong
chiến lược hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào.
Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ
quản lý cho vay tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước, hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận với phương châm "An toàn hiệu quả – Hội nhập quốc tế – Phát triển
bền vững". Cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM), NHPT Việt Nam – Chi nhánh (CN) Quảng Bình phải đối mặt với rủi ro tín dụng
trong hoạt động của mình. Vì vậy, trong những năm gần đây NHPT Việt Nam - CN
Quảng Bình đã chú trọng nhiều hơn trong QLRR tín dụng, tuy nhiên kết quả hoạt
động này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của NHPT
Việt Nam - CN Quảng Bình đã góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh thông qua các chương trình, dự án trọng
điểm quốc gia, các dự án lớn trên địa bàn. Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt
động cho vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình còn
một số tồn tại nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và nguy cơ mất vốn
của Nhà nước. Chính vì vậy, làm thế nào đánh giá đúng mức thực trạng QLRR
trong lĩnh vực tín dụng và nghiên cứu để tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác
2
QLRR tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được đặt
lên hàng đầu.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân
tích thực trạng QLRR TDĐT tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình để đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện QLRR TDĐT của ngân hàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLRR đối với TDĐT tại NHPT
Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLRR đối với TDĐT tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình . - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLRR đối với TDĐT tại
NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác QLRR đối với TDĐT tại
NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình . 3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản về QLRR tín
dụng trong cho vay TDĐT tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình. + Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại NHPT Việt Nam - CN
Quảng Bình. + Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xử lý, phân
tích trong giai đoạn 2014 - 2016; các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Luận văn thu thập các văn bản quy định của Nhà nước, của NHPT Việt
Nam, của các cơ quan có thẩm quyền, các giáo trình, bài báo, tạp chí, các công trình
nghiên cứu liên quan đến QLRR tín dụng và QLRR trong CVĐT của Nhà nước để
làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
+ Luận văn thu thập các số liệu quá khứ liên quan đến hoạt động QLRR
trong CVĐT của NHPT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình trong 03 năm từ năm
2014 đến năm 2016 để làm cơ sở thực hiện đánh giá về thực trạng của vấn đề
nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Tác giả sử dụng phiếu điều tra cán bộ viên chức liên quan đến hoạt động
QLRR tín dụng đầu tư để đánh giá thực trạng công tác QLRR tín dụng đầu tư tại
NHPT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.
+ Do số lượng cán bộ viên chức tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình
không nhiều nên tác giả không tiến hành chọn mẫu mà sử dụng điều tra toàn bộ cán
bộ NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình liên quan đến quy trình QLRR, bao gồm 30
đối tượng điều tra. Nghiên cứu này sử dụng Phiếu điều tra gồm 52 câu hỏi (Phụ lục
01) để điều tra 03 nhóm đối tượng bao gồm: Lãnh đạo CN (2 người), Trưởng phó
phòng các phòng nghiệp vụ (11 người) và cán bộ nghiệp vụ tại NHPT Việt Nam - CN Quảng Bình (17 người, không tiến hành điều tra đối với cán bộ không làm
nghiệp vụ ngân hàng thuộc Phòng Hành chính - quản lý nhân sự và thủ quỹ). 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu: sau khi thu thập được thông tin và số
liệu thông qua bảng điều tra, tác giả sẽ tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán
các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Sử dụng chương trình excel làm công cụ và kỹ thuật
để tính toán. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận
dụng là thống kê mô tả thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông