Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thượng Thắng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỞNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THƯỢNG THẮNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÉ
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÝ HOÀNG ÁNH
TP HỒ CHÍ MINH – 2017
0BMỞ ĐẦU
1. 3BTính cấp thiết của đề tài
Thanh khoản và quản trị RRTK là một trong những yếu tố quyết định sự an
toàn trong hoạt động của bất kỳ NHTM nào. Một khi RRTK xảy ra, tùy vào mức độ và
sức lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của một hay nhiều ngân hàng, kéo theo
cả cỗ máy tài chính tại một hay nhiều nước. Chính vì ảnh hưởng lớn, vừa mang tính
cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị RRTK trở thành một vấn đề
thường trực mang tính sống còn cho hệ thống ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.
Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự
bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã dần làm chuyển hóa bản chất của RRTK
trong ngành ngân hàng với xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Khủng hoảng
thanh khoản trong hệ thống các TCTD tại nhiều nước trên thế giới bắt nguồn từ sự gia
tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ 2007- 2008 đã dóng
lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản còn bị xem nhẹ. Từ đó
đến nay, một loạt các chính sách, các quy chuẩn mới được ban hành nhằm đổi mới và
thắt chặt an toàn công tác quản trị RRTK ở các ngân hàng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với diễn biến trên thị
trường nửa cuối 2010 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của quản trị RRTK
trong các NHTM. Việc Tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản trị
rủi ro nói chung và RRTK nói riêng, đã trở nên vô cùng cấp bách.
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh còn
nhiều bất ổn, tuy vậy, toàn hệ thống Eximbank đã từng bước vượt qua khó khăn hoàn
thành các chỉ tiêu đề ra. Eximbank đã trải qua chặng đưởng phát triển từ một ngân
hàng trung bình đến ngân hàng vững mạnh và nay đã trở thành một ngân hàng lớn. Trở
thành một trong những NHTM cổ phần lớn, cơ hội & thách thức đối với Eximbank là
không nhỏ. vấn đề đảm bảo an toàn hoạt động đã và đang dần được ban lãnh đão
Eximbank quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ổn định. Trong xu
thế chung của thế giới và của Việt Nam, với định hướng của mình, đánh giá và củng
cố lại công tác quản trị RRTK là một việc nên làm và cần làm đối với Eximbank hiện
nay
Xác định tầm quan trọng của vấn đề, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu luận
văn cao học “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
nam” Qua nghiên cứu học viên muốn tổng hợp những lý luận về RRTK và quản trị
RRTK, tìm hiểu thực trạng quản trị RRTK của Eximbank để từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm Tăng cường công tác quản trị RRTK của Ngân hàng này.
2. 4BMục đích nghiên cứu đề tài
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận cơ bản về rủi ro thanh khoản và quản
trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại;
Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và các nguyên nhân của
những hạn chế;
Đề xuất giải pháp Tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam.
3. 5BĐối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro thanh khoản và quản trị Rủi ro thanh khoản về
không gian thời gian: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016.
4. 6BPhương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu là:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, so sánh, tổng hợp, diễn giải
và phương pháp chuyên gia để thực hiện quá trình nghiên cứu.
5. 7BKết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được trình bày gồm 3 chương. Chương
1. Tổng quan về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam
Chương 3: Giải pháp Tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu việt Nam
1
CHƯƠNG 1
10BTỔNG QUAN VÊ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. 13BRỦI RO THANH KHOẢN TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. 23BKhái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong kinh doanh Ngân
hàng thương mại
1.1.1.1. 52BKhái niệm thanh khoản
Trong tài chính, thuật ngữ “thanh khoản" được sử dụng trong nhiều phạm vi
khác nhau. Dưới góc độ tài sản, thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền
mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng với chi phí hợp lí. Dưới góc độ doanh nghiệp
nói chung, thanh khoản là lượng tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp sở hữu.
Nhưng thuật ngữ này khi được sử dụng dưới góc độ quản trị ngân hàng lại được hiểu
là “khả năng của ngân hàng tìm kiếm, sử dụng các nguồn tiền để đáp ứng các nhu cầu
thanh toán, chi trả hoặc cấp tỉn dụng cho khách hàng trong thời kì cụ thể. ” [2]
1.1.1.2. 53BKhái niệm rủi ro thanh khoản
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, một ngân hàng được xem là có khả
năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi
phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu. Điều này gợi ý rằng, ngân hàng có
khả năng thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy
mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay
nợ hay bán tài sản. Nếu một NHTM mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiền mặt thì có
thể nói NHTM đã rơi vào tình trạng khó khăn thanh toán. Khả năng thanh toán không
hợp lý là dấu hiệu đầu tiền cho thấy ngân hàng dang trong tình trạng có vấn đề về tài
chính. Ngân hàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng
là một loại rủi ro đặc trưng và phổ biến của các ngân hàng thương mại - loại rủi ro này
được gọi là rủi ro thanh khoản (RRTK).
2
Đến nay khi nghiên cứu về thanh khoản, đã có nhiều quan điểm khác nhau về
RRTK. Theo tác giả cuốn sách Commercial banking - the management of risk, Benton
thì: Rủi ro thanh khoản ỉà rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt
hoặc tài sàn tương đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về ton thất phát sinh từ trạng
thải thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bản hay
thu xếp một tài sản với mức giá hợp lý, nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được dự định
hoặc bất định. [3]
Theo tác giả cuốn sách “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nguyễn
Văn Tiến thì: “Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các
nghĩa vụ tài chỉnh một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phỉ cao
hoặc phải bán tài sàn với giả trị thấp ”.[6]
Như vậy rủi ro thanh khoản có các nội dung sau:
Thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người gửi tiền, thanh toán các
khoản nợ đến hạn mà ngân hàng đã vay, như các trái phiếu và các khoản vay của các
định chế tài chính khác mà đến hạn thanh toán. Ngoài ra, thiếu ngân quỹ để giải ngân
cho các hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận cũng là nội dung của rủi ro thanh khoản.
Thiếu ngân quỹ ở đây có thể là thiếu dự trữ tại ngân hàng, hoặc không thể huy động
nguồn ngân quỹ từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngay lập tức.
Sự thiếu hụt ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu của các bên đối tác sẽ dẫn đến tổn
thất cho ngân hàng, như giảm thu nhập, giảm giá thị trường của vốn. Khi thiếu khả
năng chi trả sẽ làm cho ngân hàng mất uy tín trên thị trường, huy động vốn và cho vay
của ngân hàng sẽ khó khăn và tất yếu sẽ dẫn đến giảm khả năng sinh lời.
Có nhiều cách thể hiện khác nhau về rủi ro thanh khoản, nhưng có thể tựu trung
lại và nhìn từ góc độ NHTM, có thể hiểu: Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sình từ
trạng thải mà NHTM không có được đủ vốn khả dụng - cung thanh khoản vào thời
điếm mà NHTM cần để đáp ứng cầu thanh khoản, trạng thái này tác động xấu tới uy
tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của NHTM.
RRTK không phải là rủi ro đơn lẻ như rủi ro thị trường hay rủi ro tín dụng mà
là loại rủi ro mang tính hệ quả bởi lẽ ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù, RRTK
3
còn có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tài chính và
rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng.
1.1.2. 24BCác nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Tình trạng khó khăn về thanh khoản của ngân hàng thương mại xuất phát từ
những lý do chính sau đây:
Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân
và các tổ chức tài chính khác, sau đó chuyển hoá thành những tài sản đầu tư có kỳ hạn.
Vì vậy, tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối
với ngân hàng. Trường hợp hiếm thấy là luồng tiền thu hồi được từ các khoản đầu tư
cân bằng chính xác với luồng tiền đang chỉ ra để trang trải cho các nguồn vốn huy
động trước đây.
Do sự nhạy cảm đối với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền
gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng
để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền có thể trì
hoãn yêu câu vay vốn và tích cực tiếp cận các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Như
vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền và
cả hai đều tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu
hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưỏng đến giá trị thị trường các tài sản mà ngân
hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng
đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Ngoại trừ hai nhân tố nêu trên, điều cơ bản là các ngân hàng phải đặt một sự ưu
tiên cao đối với việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác trong khu vực này
có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Một trong
những nhiệm vụ của các nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối liên hệ gần gủi với
những khách hàng gửi tiền lớn và những khách hàng vay đang nắm giữ hạn mức lớn
để xác định có hay không và khi nào rút vốn.
Tóm lại, có thể rút ra một số nguyên nhân sâu xa gây ra rủi ro thanh khoản cho
ngân hàng như sau:
Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn: Khi tiến hành huy
động vốn, không phải lúc nào NHTM cũng huy động được nguồn vốn có kỳ hạn dài.
4
Thực tế cho thấy, các nguồn vốn huy động được thưởng có kỳ hạn ngắn, nhưng phần
lớn những khoản cho vay và đầu tư lại có kỳ hạn dài hơn. Điều này làm mất cân xứng
giữa ngày đáo hạn của các TSC và TSN nên dòng tiền ra bên TSC thưởng không trùng
khớp để trang trải dòng tiền vào bên TSN. Vậy nên, NHTM luôn phải đối mặt với tình
trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.
Biến động lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tài chính thay đổi, khách hàng
gửi Tiền có xu hướng rút tiền gửi của họ ở NHTM có lãi suất thấp và tìm kiếm NHTM
khác có lãi suất huy động cao hơn. Trong khi đó, những khách hàng có nhu cầu tín
dụng sẽ tìm cách trì hoãn việc hoàn trả các khoản nợ đã đáo hạn hoặc rút hết số dư hạn
mức tín dụng với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất thấp, tìm cách trả
trước hạn hoặc trì hoãn việc rút vốn vay với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có
lãi suất cao. Như vậy, biến động lãi suất đồng thời ảnh hưởng đến cả tiền gửi và tiền
vay tức dòng tiền vào, dòng tiền ra và sau đó là đến thanh khoản của NHTM.
Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn sẵn
sàng đáp ứng cầu thanh khoản: Đối với lĩnh vực kinh doanh khác (không phải kinh
doanh tiền tệ, các doanh nghiệp có thể dây dưa nợ với khách hàng, chậm thanh toán
với đối tác, thậm chí chủ động chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh...Nhưng với
NHTM kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ hết sức nhạy cảm, NHTM không thể làm
như vậy. Bất kỳ một sự trục trặc nào về thanh khoản đều có thể gây tâm lý lo lắng
trong công chúng, và nếu NHTM không giải quyết ngay khó khăn này, khách hàng gửi
Tiền có thể đồng loạt kéo đến ngân hàng để rút tiền, trạng thái thanh khoản sẽ trở nên
trầm trọng và NHTM có thể bị phá sản.
Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên TSN luôn có một tỷ lệ
nhất đinh các khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhưng có có thể rút
trước hạn. Đây là những TSN mà NHTM có thể nghĩa vụ phải trả ngay lập tức nếu
khách hàng có nhu cầu rút, vì thế NHTM luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh
khoản.
1.1.3. 25BHậu quả của rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có liên quan đến sự
sống còn của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thưởng phải đảm bảo được
5
khả năng thanh toán trong hiện tại, tương lai, và những nhu cầu thanh toán đột xuất.
Một khi rủi ro thanh khoản xuất hiện thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà
còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế xã hội.
Thứ nhất, nếu RRTK xảy ra, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà ngân hàng có
thể phải chịu: chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản cao thành tiền với chi phí
cao, tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví dụ,
phải có tài sản thế chấp, lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ, hạn mức tín dụng bị
xem xét lại thưởng xuyên hoặc bị tò chối cho vay, đình trệ hoạt động, dẫn tới giảm thu
nhập, mất uy tín dẫn tới mất khách hàng.
Thứ hai, trong Trường hợp đặc biệt, RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng
mât khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản của ngân hàng. Khi một
ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối với không chỉ bản
thân ngân hàng mà còn đối với khách hàng của ngân hàng khác. Niềm tin của công
chúng bị lung lay có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ
trong một thời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hảng rơi vào tình trạng hồn loạn,
sự hỗn loạn của hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội -
chính trị của một quốc gia.
1.2. 14BQUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. 26BKhái niệm quản trị rủi ro thanh khoản
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các ngân hàng luôn ưa thích có được
một trạng thái thanh khoản ròng thích hợp sao cho vừa đảm bảo an toàn và vừa có lợi
nhuận là tối đa. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản, RRTK luôn tiềm ẩn trong
hoạt động thưởng ngày của ngân hàng. Chính vì vậy, quản trị thanh khoản vào cuộc.
QTRRTK là quy trình tác động liên tục, có chủ đích của các nhà quản trị ngân hàng
lên các nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản nhằm đảm bảo các yêu cầu thanh toán,
chi trả và yêu cầu cấp tín dụng của ngân hàng với những hao tổn nhỏ nhất.
Thanh khoản của ngân hàng liên quan trục tiếp đến an toàn và sinh lời. Duy trì
an toàn thanh khoản - tức là khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản là mục
tiêu quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng. Để duy trì nó, ngân hàng phải