Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các hình thức tổ chức tự học môn lịch sử lớp 10 trường THPT
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
544.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1856

Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các hình thức tổ chức tự học môn lịch sử lớp 10 trường THPT

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các hình

thức tổ chức tự học môn Lịch sử lớp 10 Trường

THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa

Phan Thị Hà

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Đình Tùng

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lí luận và khảo sát thực tiễn liên quan đến

vấn đề tổ chức tự học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch

sử ở trường Trung học phổ thông (THPT) nói chung và trường THPT chuyên nói

riêng. Xây dựng hệ thống hoá lí luận về các hình thức tổ chức tự học để tạo hứng

thú học tập trong dạy học lịch sử (DHLS) ở trường THPT nói chung và trường

chuyên Lam Sơn nói riêng. Xác định rõ những yêu cầu cũng như các biện pháp sư

phạm trong việc tổ chức hình thức tự học cho HS nhằm tạo hứng thú học tập trong

DHLS ở trường THPT nói chung và trường chuyên Lam Sơn nói riêng. Tiến hành

thực nghiệm sư phạm (từng phần và toàn phần), từ đó rút ra kết luận khoa học và

khẳng định tính đúng đắn của đề tài.

Keywords: Hứng thú học tập; Phương pháp giảng dạy; Lịch sử; Trung học phổ

thông; Lớp 10; Thanh Hóa

Content

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm gần đây, chủ trương của Đảng về đổi mới phương pháp trong dạy

học nói chung và dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng đang được quán triệt sâu sắc

nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo.

Thêm vào đó, trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc tạo hứng thú

học tập cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết.

Bên cạnh đó, nguồn tri thức mà học sinh nhận được không đơn nhất từ phía giáo viên

cung cấp mà học sinh có thể tìm kiếm nó thông qua tính năng của công nghệ thông tin, sự

đa dạng trong các kênh dẫn kiến thức. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng tự nghiên cứu, tự

học rất cần thiết nhằm hình thành “xã hội học tập” và việc phát triển nền “giáo dục suốt

đời” với phương châm học suốt đời: “Học, học nữa, học mãi”. Muốn vậy, ngay từ bậc

phổ thông giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh các hình thức tự học để từ đó

giúp học sinh có được kỹ năng tự học, biết được cách thức chiếm lĩnh nguồn tri thức

phong phú của nhân loại nói chung và kiến thức lịch sử ở trường THPT nói riêng một

cách hiệu quả theo kế hoạch học tập cũng như mục tiêu cuộc sống của bản thân đề ra.

Ngoài ra, trong khoá trình Lịch sử ở bậc THPT, chương trình lớp 10 có nội dung

phong phú, bao gồm phần lịch sử thế giới cổ, trung, cận đại và lịch sử Việt Nam trước

năm 1858. Những nội dung kiến thức này rất nhiều vấn đề hấp dẫn, nó thể hiện quá trình

phát triển của lịch sử văn minh nhân loại và dân tộc. Chính vì vậy, để hiểu được những

vấn đề lịch sử đó đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn

HS tự học qua các hình thức hoạt động học tập trên lớp hoặc tự học ở nhà, phù hợp với

hoàn cảnh, điều kiện học tập cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập.

Là giáo viên trực tiếp dạy lịch sử ở trường trung học phổ thông chuyên, nơi mà học

sinh đã được tuyển chọn, có năng khiếu, có nhiều tư chất thông minh, ham hiểu biết thì

việc tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hình thức tổ chức tự học là hết sức

cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các

hình thức tổ chức tự học môn Lịch sử lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh

Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Vấn đề tự học và tổ chức tự học trong các nghiên cứu ở nước ngoài

Ngay từ những năm đầu trước công nguyên, Xô - cơ - rát (469 - 339 TCN) đã đưa ra

quan điểm rất nổi tiếng: Giáo dục phải giúp con người tự khẳng định chính mình.

Đến thế kỷ thứ XVII, nhà sư phạm Tiệp Khắc J.A. Cômenxki (1592 - 1670) đã

nghiên cứu về vấn đề quan điểm giáo dục “đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán của

người học” hay tìm ra phương pháp cho phép giáo viên giảng dạy ít hơn, học sinh học

nhiều hơn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!