Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, 2021
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN HỮU NGHĨA
TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL II
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN HỮU NGHĨA
TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL II
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN
TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
i
TÓM TẮT
Khóa luận phân tích tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel-II đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020, dữ
liệu thứ cấp được tiếp cận từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng,
dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê. Trong đó, biến đo lường
hiệu quả hoạt động của NHTM là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu (ROE). Biến đại diện yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel-II là tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu (CAR). Các biến thể hiện yếu tố vĩ mô là: tốc độ tăng trưởng kinh tế
hằng năm (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF); các biến vi mô đại diện cho yếu tố nội bộ ngân
hàng là: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ
tổng cho vay trên tổng tiền gửi (LOANDEP) và nợ xấu (NPL).
Phân tích hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM (Generalized method of
moments) theo đề xuất của Arellano và Bover (1995) cho thấy yêu cầu vốn tối thiểu theo
Basel II và các biến như quy mô ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng
năm và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Trong khi đó, biến tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiểu đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các hàm ý chính sách cho các NHTM
nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
ii
ABSTRACT
The thesis analyzes the impact of the minimum capital requirement under BaselII on the performance of Vietnamese commercial banks in the period 2010 – 2020. The
secondary data is accessed from annual reports, newspapers financial statements of
banks, statistical data of the World Bank and the General Statistics Office. In which, the
variable measuring the performance of commercial banks is the return on equity (ROA)
and return on equity (ROE). The variable that represents the minimum capital
requirement according to Basel-II is the minimum capital adequacy ratio (CAR). The
variables showing macro factors are: Annual economic growth rate (GDP) and inflation
rate (INF); The micro variables representing bank internal factors are: bank size (SIZE),
the ratio of equity to total assets (CAP), the ratio loan-to-deposit (LOANDEP) and the
non-performing loan ratio (NPL).
Regression analysis using the Generalized method of moments (GMM)
estimation method as suggested by Arellano and Bover (1995) shows that the minimum
capital requirement according to Basel II and variables such as bank size, equity to total
assets ratio, the ratio loan-to-deposit, annual economic growth rate and inflation rate
have a positive impact on the performance of banks. Meanwhile, non-performing loan
ratio has a negative impact on the performance of Vietnamese commercial banks.
Based on the research results, the thesis offers policy implications for commercial
banks to limit the negative effects of minimum capital requirements, as well as the
remaining representative variables.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Phan Hữu Nghĩa, em xin cam đoan đề tài “Tác động của yêu cầu vốn
tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được hoàn thành từ quá trình làm việc
nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Hà Thương.
Kết quả nghiên cứu là trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được
công bố toàn bộ nội dung ở bất kỳ đâu. Các số liệu, các trích dẫn trong khóa luận được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. HCM, ngày 29 tháng 11 năm 2021
Tác giả
Phan Hữu Nghĩa
iv
LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập và thực hiện bài làm, em đã hoàn thành xong đề tài
“Tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam”. Em xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ em
trong thời gian nghiên cứu vừa qua.
Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Hà Thương đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức và các kinh nghiệm cũng như cung cấp
thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngân hàng TP.HCM,
phòng Đào tạo, khoa Tài chính của trường đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, những người thân luôn bên cạnh động
viên, hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên vì kiến thức còn hạn chế và bản thân chưa thực sự nghiên cứu rộng nên
nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
v
MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................i
ABSTRACT....................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................................................4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................5
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................5
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................5
1.6.2. Thu thập và xử lý số liệu .............................................................................6
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................6
vi
1.8. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN.........................................................................7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.................................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN
QUAN ............................................................................................................................10
2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................10
2.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại .......................10
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ......11
2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return On Asset – ROA).......................11
2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE)........12
2.1.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM)...................12
2.1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
13
2.1.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài ngân hàng .....................................................13
2.1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong ngân hàng......................................................15
2.2. TỔNG QUAN YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL II ....................19
2.2.1. Quan điểm về tỷ lệ an toàn vốn .................................................................19
2.2.2. Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II..................................................................20
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA YÊU CẦU VỐN TỐI THIỂU THEO BASEL II ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................24
2.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................25
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................25
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................28
2.4.3. Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan............................................29
vii
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................................32
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..33
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................................................33
3.1.1. Khái quát mô hình nghiên cứu...................................................................33
3.1.2. Giải thích các biến .....................................................................................34
3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................36
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................42
3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................44
3.3.1. Mẫu nghiên cứu .........................................................................................44
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................44
3.3.3. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................44
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................44
3.4.1. Phương pháp định tính...............................................................................44
3.4.2. Phương pháp định lượng............................................................................45
3.4.2.1. Phân tích thống kê mô tả.....................................................................45
3.4.2.2. Phân tích ma trận tương quan ............................................................45
3.4.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng.....................................46
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...............................................................................................48
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................49
4.1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI
THIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2010-2020.......................................................................................................49
viii
4.1.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai
đoạn 2010-2020.......................................................................................................49
4.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
giai đoạn 2010-2020................................................................................................52
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................................................54
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................57
4.3.1. Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu ................................................57
4.3.2. So sánh giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM.............................61
4.4. ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP GMM............................66
TÓM TẮT CHƯƠNG 4...............................................................................................75
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...........................................76
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................76
5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ .................................................................................79
5.2.1. Gợi ý cho các NHTM về yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II ...................79
5.2.2. Gợi ý cho các NHTM về quy mô ngân hàng.............................................81
5.2.3. Gợi ý cho các NHTM về tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ..............82
5.2.4. Gợi ý cho các NHTM về tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tiền gửi .................83
5.2.5. Gợi ý cho các NHTM về nợ xấu................................................................84
5.2.6. Gợi ý cho các NHTM về tốc độ tăng trưởng GDP....................................86
5.2.7. Gợi ý cho các NHTM về tỷ lệ lạm phát.....................................................86
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........87
5.3.1. Hạn chế của đề tài......................................................................................87
ix
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................87
TÓM TẮT CHƯƠNG 5...............................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................90
PHỤ LỤC 1. CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.........................95
PHỤ LỤC 2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................96
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ HỒI QUY..........................................................................104
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa bằng Tiếng Anh Nguyên nghĩa bằng Tiếng Việt
NHNN Central Bank Ngân hàng nhà nước
NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại
BCTC Financial Statement Báo cáo tài chính
BCTN Annual Report Báo cáo thương niên
Pool - OLS Ordinary Least Squares Mô hình hồi quy ước lượng bình
phương nhỏ nhất
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
GMM Generalized Method Of Moments Phương pháp ước lượng tổng quát hóa
dựa trên momen
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
ROA Return On Asset Tỷ suất sinh lời trên tài sản
ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
SIZE Bank Size Quy mô ngân hàng
NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
CAP The Ratio Of Equity To Total Assets Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
NPL Non-Performing Loan Nợ xấu
LOANDEP The Ratio Loan-To-Deposit Tổng cho vay trên tổng tiền gửi
GDP Gross Domestic Product Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm
INF Inflation Lạm phát
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng