Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của vốn tự có đến rủi ro tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Huỳnh Thị Bích Vân ; Đặng Văn Dân người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ BÍCH VÂN
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TỰ CÓ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ BÍCH VÂN
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TỰ CÓ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG VĂN DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tôi tên là: Huỳnh Thị Bích Vân
Sinh ngày: 06/11/1995 tại Bình Thuận.
Địa chỉ thường trú: 250 Hàm Nghi, khu phố 4, TT Võ Xu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình
Thuận.
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh 1 TP. HCM tại
địa chỉ 93-95 Hàm Nghi, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. HCM.
Tôi là học viên cao học khóa 21 của trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Cam đoan đề tài: “Tác động của vốn tự có đến rủi ro tín dụng: Nghiên cứu thực nghiệm
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Dân
Được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng TP. HCM
Tác giả xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất
cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả
ii
LỜI CẢM ƠN
Đi qua những năm tháng gắn bó cùng BUH thân yêu mới thấy được tuổi trẻ đáng
trân trọng đến nhường nào. Không quan tâm được gì và mất gì, chỉ biết rằng tuổi trẻ tại
BUH của tôi không hề đơn độc. Sáu năm từ Đại học đến Cao học chẳng là gì so với
cuộc đời nhưng có lẽ đó là tất cả tuổi thanh xuân- Một thanh xuân đẹp đẽ nhất.
Ai đó từng nói rằng “Không ai đơn độc đứng trên đỉnh thành công”. Tốt nghiệp
ra trường chưa hẳn đã gọi là thành công nhưng có lẽ một mình tôi sẽ không làm được.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đặng Văn Dân- Người
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn, đã cho tôi nhiều góp
ý quan trọng để tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
đến tất cả các thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Đặc biệt là cô Diễm ChiNgười cô đầu tiên giúp tôi tiếp cận phần mềm Stata mà tôi dùng làm công cụ phân tích
trong luận văn này. Cảm ơn khoa Sau Đại học, bạn bè lớp cao học, các anh chị em đồng
nghiệp ở Vietinbank- Chi nhánh 1 TP. HCM đã tận tình giúp đỡ cũng như góp ý hoàn
thiện về những thiếu sót trong luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các anh chị học viên để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn ở những bài nghiên cứu
sau.
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả
iii
TÓM TẮT
Tiêu đề: Tác động của vốn tự có đến rủi ro tín dụng: Nghiên cứu thực nghiệm tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tóm tắt
Lý do chọn đề tài: RRTD tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn cũng như sự tăng trưởng, phát triển của nền
kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, qua đánh giá của các ngân hàng và
tổ chức tài chính phương tây thì các ngân hàng đầu tiên phá sản là do thiếu cơ chế an
toàn vốn. Vậy vốn tự có tác động như thế nào đến RRTD tại các NHTM. Liệu tăng vốn
tự có có giảm thiểu được RRTD hay không. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề
tài: “Tác động của vốn tự có đến rủi ro tín dụng: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra được tác động của vốn tự có đến RRTD của các
NHTM Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giải pháp giúp các
NHTM xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp, an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
tín dụng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng trên mô
hình hồi quy dữ liệu bảng làm phương pháp nghiên cứu chính.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã hệ thống hóa được lý thuyết về vốn tự có,
RRTD, tác động của vốn tự có lên RRTD và tìm ra được bằng chứng thực nghiệm vốn
tự có tác động cùng chiều lên RRTD của các NHTM Việt Nam.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi các ngân hàng tăng vốn tự
có chưa hẳn đã giảm được RRTD ngược lại việc tăng vốn tự có có thể còn gây áp lực
tăng lợi nhuận dẫn đến các ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay, chấp nhận những
khoản cho vay rủi ro hơn để có lợi nhuận cao hơn với độ trễ là 2 năm.
Từ khóa: Vốn tự có, Rủi ro tín dụng, Ngân hàng thương mại Việt Nam
iv
ABSTRACT
Title: The impact of equity on credit risk: Empirical evidence for commercial
banks in Vietnam.
Abstract
Reason for writing: Credit risk has a significant impact on the business operations
of the banks, affecting the ability to access capital as well as the growth and development
of the economy. After the financial crisis in 2008, according to the evaluation of
Western banks and financial institutions, the first banks was gone bankrupt due to lack
of capital adequacy mechanism. All things considered, how does equity affect on credit
risk at commercial banks? Whether increasing equity can reduce credit risk or not. This
is the reason why I chose the topic: "The impact of equity on credit risk: Empirical
evidence for commercial banks in Vietnam."
Research objective: Finding out the impact of equity on credit risk of commercial
banks in Vietnam, thereby giving recommendations and suggestions related to capital
structure in order to reduce credit risk.
Research methodology: Quantitative methods on the panel data regression model
as the main research method.
Research results: The research systematized the theory of equity, credit risk,
impact of equity on credit risk and found empirical evidence that equity has a positive
impact on credit risk of commercial banks in Vietnam.
Conclusions and implications: The research results have shown that equity has a
positive impact on credit risk of Commercial banks in Vietnam. That means the increase
in equity may not reduce credit risk. Conversely, the increase in equity put pressure to
increase profits. Therefore, commercial banks tend to accept higher risk to get higher
returns with a 2-year time lag.
Keywords: Equity, Credit risk, Commercial banks in Vietnam.
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
1 NHNN Ngân hàng nhà nước
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 RRTD Rủi ro tín dụng
4 Basel I Hiệp ước vốn Basel I
5 Basel II Hiệp ước vốn Basel II
vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu:......................................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây................................................................6
1.6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................8
1.7. Bố cục bài nghiên cứu.........................................................................................8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TỰ CÓ ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................9
2.1. Cơ sở lý luận về vốn tự có của NHTM..............................................................9
2.1.1. Vốn tự có của NHTM..................................................................................9
2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR)...........................................................................11
2.2. Cơ sở lý luận về RRTD của NHTM ................................................................12
2.2.1. Khái niệm RRTD.......................................................................................12
2.2.2. Nguyên nhân gây ra ...................................................................................13
2.2.3. Tác động của RRTD đối với các NHTM...................................................15
2.2.4. Chỉ tiêu đo lường RRTD............................................................................15
2.3. Cơ sở lý thuyết tác động của vốn tự có đến RRTD của NHTM ...................16
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TỰ CÓ ĐẾN
RRTD CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM .....................................................................23
3.1. Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................23
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................24
3.3. Các biến nghiên cứu..........................................................................................25
3.3.1. Biến đo lường vốn tự có của ngân hàng ....................................................25
3.3.2. Biến đo lường RRTD của ngân hàng.........................................................25
3.3.3. Các biến kiểm soát.....................................................................................25