Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tác động của vốn huy động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ NGỌC HOA
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN HUY ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ NGỌC HOA
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN HUY ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2021
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
Học viên thực hiện: Đặng Thị Ngọc Hoa Lớp: MFB019A
Ngày sinh: 20/09/1984 Nơi sinh: Hải Phòng
Tên đề tài: Tác động của vốn huy động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Đặng Thị Ngọc Hoa được bảo vệ
luận văn trước Hội đồng:
Học viên đã nỗ lực trong học tập và cố gắng hoàn thành luận văn trong thời hạn cho phép
của chương trình đào tạo. Học viên có khả năng ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa
học phù hợp để xử lý một vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Luận văn đã giới thiệu nghiên
cứu, lược khảo lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan; giới thiệu chi tiết phương
pháp nghiên cứu; trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách cho các bên liên
quan. Luận văn cũng nhận thức được các hạn chế và xác định hướng nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai.
Tôi đồng ý cho học viên nộp và trình luận văn trước Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ
của Trường.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngay 15 tháng 11năm 2021
Người nhận xét
PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Của người hướng dẫn khoa học
Họ tên học viên: ĐẶNG THỊ NGỌC HOA
Tên đề tài: Tác động của vốn huy động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
Ý KIẾN NHẬN XÉT
1. Tinh thần thái độ học tập, nghiên cứu của học viên
Học viên đã nỗ lực trong học tập và cố gắng hoàn thành luận văn trong thời hạn cho phép
của chương trình đào tạo
2. Khả năng nghiên cứu khoa học
Học viên có khả năng chọn lựa và ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để
xử lý một vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
Luận văn đã giới thiệu nghiên cứu, lược khảo lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan; giới thiệu chi tiết phương pháp nghiên cứu; trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu và
gợi ý chính sách cho các bên liên quan. Luận văn cũng nhận thức được các hạn chế và xác
định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
4. Kết luận
Tôi đồng ý cho học viên nộp và trình luận văn trước Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ
của Trường.
TP.HCM, ngày 08 tháng 11 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của vốn huy động đến rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ
những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn
phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của
người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng
quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2021
Đặng Thị Ngọc Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu, bên cạnh những lỗ lực của bản thân, tôi đã
may mắn nhận được sự giúp đỡ từ nhà trường, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi
cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Khoa Sau Đại
học của Trường cùng các thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Phan Thị Diệu Thảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia
đình, nơi đã chia sẻ, định hướng và động viên tôi. Tôi không quên gửi lời cảm ơn
đến những người bạn, anh/chị trong lớp MFB019A đã đồng hành cùng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Tác động của vốn huy động đến rủi ro tín dụng của các NHTM
Việt Nam” giới thiệu khung lý thuyết và các khái niệm có liên quan đến vốn huy
động và rủi ro tín dụng của ngân hàng, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của vốn
huy động đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam. Thông qua việc sử dụng
phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (General Least
square GLS) với dữ liệu được thu thập từ 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2020
để đánh giá tác động của vốn huy động đến rủi ro tín dụng, từ đó gợi ý một số giải
pháp nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn được quy mô vốn huy động
phù hợp với chiến lược hoạt động nhằm tối đa hóa khả năng sinh lời, đồng thời góp
phần kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Bỏ qua các yếu tố
ảnh hưởng khác, kết quả nghiên cứu cho thấy vốn huy động tác động cùng chiều
đến rủi ro tín dụng của ngân hàng và kết quả này phù hợp với lý thuyết Trade-off
của Campbell & Kelly (1994) và giả thuyết về quản lý kém của Berger & Deyoung
(1997).
Từ khóa:
Vốn huy động, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại.
iv
ABSTRACT
The study “The impact of deposit on credit risk of Vietnam’s commercial
banks” introduces the theory framework and concepts which as related to deposit
and credit risk of bank, and it is also examined the effects of deposit on credit risk
of Vietnam’s commercial banks. By using the estimated method of general least
squares (GLS) with the data collected of 26 Vietnam’s commercial banks from
2008 to 2020 to evaluate the impact of deposit on credit risk, from this result
guggest some solutions to support bank administrators choose the appropriate size
of deposit with the operational strategy to maximize profitability, and it is also
contributed to control and decrease risks during operation. With no regard to other
determinants, its results indicate that deposit positively associated with credit risk of
commercial banks in Viet Nama and this result is consistent with the Trade-off
theory of Campbell & Kelly (1994) and Bad management hypothesis of Berger &
Deyoung (1997).
Key words:
Bank deposit, credit risk, commercial banks.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.7 Kết cấu luận văn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
HUY ĐỘNG VỐN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG .......................................................... 6
2.1 Vốn huy động ........................................................................................................ 6
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm của vốn huy động ........................................................................ 7
vi
2.1.3 Vai trò của vốn huy động ............................................................................ 7
2.1.4 Các hình thức huy động vốn........................................................................ 8
2.2 Rủi ro tín dụng .................................................................................................... 12
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 12
2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................ 13
2.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng ............................................................................ 14
2.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................................ 19
2.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn huy động và rủi ro tín dụng ........................ 21
2.3.1 Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) .................................................... 22
2.3.2 Lý thuyết rủi ro đạo đức (Moral Hazard Hypothesis) ............................... 23
2.3.3 Giả thuyết về quản lý kém (Bad Management Hypothesis) ..................... 23
2.3.4 Lý thuyết về vốn ngân hàng ...................................................................... 24
2.4 Nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................................... 25
2.4.1 Vốn huy động có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ....................... 25
2.4.2 Vốn huy động có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng ..................... 27
2.4.3 Vốn huy động không có tác động đến rủi ro tín dụng ............................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 32
3.1 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 32
3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 32
3.3 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 38
3.4 Trình tự xử lý dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 40
3.4.1 Xử lý dữ liệu .............................................................................................. 40
3.4.2 Mô hình hồi quy ........................................................................................ 41