Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
59
Kích thước
686.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
774

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam

Kinh tế quốc tế 52A Page 1

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ QUỐC TẾ I

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP AFTA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Tô Xuân Cường

Sinh viên thực hiện:

Đậu Thị Thảo Tiên (nhóm trưởng)

Phạm Thị Thùy Linh Vũ Thị Linh

Phạm Hoàng Vân Trang Hồ Trà Mi

Chu Hà Linh Trần Khánh Chi

Hàn Huyền Hương Trần Tố Uyên

Hà Tú Anh Trịnh Quỳnh Lệ

Nguyễn Phương Ngọc Lê Thị Oanh

LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ 52A

HÀ NỘI – NĂM 2013

Kinh tế quốc tế 52A Page 2

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam

Nội dung

1. Khái quát về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN………………..4

1.1. Giới thiệu về ASEAN và khu vực mậu dich tự do Asean (AFTA) …4

1.1.1. Giới thiệu về ASEAN…………………………………………………..4

1.1.2. Giới thiệu về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)……………… 5

1.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia AFTA……….9

1.2.1. Cơ hội………………………………………………………………….9

1.2.2. Thách thức…………………………………………………………….,11

2. Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của VN

2.1. Bối cảnh thương mại VN trước khi gia nhập AFTA………………..13

2.1.1. Thương mại Việt Nam với các nước ASEAN…………………………13

2.1.2. Thương mại Việt Nam với các nước ngoài ASEAN……………………15

2.1.2.1. Việt Nam – Trung Quốc…………………………………………….15

2.1.2.2. Việt Nam – Hoa Kỳ…………………………………………………16

2.1.2.3. Việt Nam – Nga……………………………………………………..17

2.2. Tác động của việc gia nhập AFTA tới hoạt động xuất nhập khẩu của

Việt Nam…………………………………………………………………..18.

2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong AFTA…..18

2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ngoài AFTA….33

2.2.2.1. Việt Nam – Trung Quốc……………………………………………33

2.2.2.2. Việt Nam – Hoa Kỳ…………………………………………………35

2.2.2.3. Việt Nam – EU ……………………………………………………..37

2.2.2.4. Việt Nam – Nhật Bản……………………………………………….38

2.2.2.5. Việt Nam – các nước Bắc Phi………………………………………42

3. Đánh giá tác động của việc tham gia AFTA đối với hoạt động xuất nhập

khẩu của VN……………………………………………………………….45

3.1. Tích cực……………………………………………………………..45.

3.2. Hạn

chế……………………………………………………………...47.

4. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của VN

trong thời gian tới…………………………………………………………..50

4.1. Định hướng và mục tiêu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt

Nam………………………………………………………………………...51

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của VN

trong thời gian tới………………………………………………………….52

Kinh tế quốc tế 52A Page 3

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, với những cấp độ toàn cầu hóa và

khu vực hóa, lực lượng sản xuất phát triển vượt qua ngoài phạm vi biên giới của

mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Việc

hình thành các liên kết khu vực ngày một phát triển, hầu hết các quốc gia đang

chuyển sang mô hình kinh tế với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh

của mỗi nước đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế hiện đại, do đó thương mại quốc

tế ngày càng được tự do hóa. Trình độ quốc tế càng cao thì tỷ trọng trao đổi giữa

các quốc gia càng lớn.

Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài quy luật hội nhập này. Với

việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đồng thời Việt Nam cũng đã cam

kết tham gia vào Hiệp định của ASEAN mà trong đó có lĩnh vực kinh tế quan trọng

nhất là việc thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN – AFTA. Dù ít nhiều

AFTA đã thể hiện một bước chuyển đổi chiến lược đúng đắn của sự hợp tác kinh tế

ASEAN. AFTA là cơ sở để xây dựng khu vực mở và là một đóng góp quan trọng

vào tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu. Bản thân AFTA là bước mở đầu để

đưa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đi từ liên minh thương mại đến các liên

minh về thuế quan, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế.

Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, các doanh nghiệp trong nước cần

căn cứ theo hướng phát triển trong tình hình mới để có những quyết định kịp thời

và phù hợp. Doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên

quan đến sản xuất, tiêu thụ của từng mặt hàng trong tương quan các mặt hàng cùng

loại từ ASEAN. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các sản phẩm mới, hay phát

triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, tìm ra thị trường mới cho sản phẩm của

mình, các giải pháp để có thể làm chủ được thị trường nội địa và sau đó phải tìm

kiếm khả năng xuất khẩu, định hướng về các sản phẩm chủ lực, thị trường trọng

điểm để có phương án sản xuất - kinh doanh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sang

ASEAN hoặc ngoài ASEAN. Việc gia nhập AFTA đã tác động không nhỏ đến hoạt

động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Kinh tế quốc tế 52A Page 4

Tác động của việc gia nhập AFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt

Nam

1. Khái quát về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do Asean

1.1. Giới thiệu về ASEAN và khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)

1.1.1. Giới thiệu về ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian

Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày

8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên

ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã

hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế

giới.

Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông

Nam Á là In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan, Bru-nây,

Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia. Tổng diện tích các nước ASEAN vào

khoảng 4,43 triệu km2, với dân số gần 592 triệu người. Tổng thu nhập quốc dân

của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỷ đô-la Mỹ.

Hợp tác ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm

nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo

dục, y tế, môi trường, khoa học-công nghệ…

ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác nhiều mặt với các Đối tác

trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như ASEAN+1 (hợp tác ASEAN

với từng Đối tác); ASEAN+3 (với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc);

Cấp cao Đông Á (với 3 nước Đông Bắc Á và Ấn Độ, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân);

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…

Sau 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh thành một trở thành

một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa

bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và

các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp

tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững

Kinh tế quốc tế 52A Page 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!