Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của tỷ giá hối đoái USD/VND đến giá vàng trong nước tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ VĂN ĐẠT
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI USD/VND ĐẾN GIÁ VÀNG
TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ VĂN ĐẠT
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI USD/VND ĐẾN GIÁ VÀNG
TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ THANH LOAN
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế với tên đề tài “ Tác động của tỷ
giá hối đoái USD/VND đến giá vàng trong nước tại Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thanh Loan.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực,
được trích dẫn, kế thừa và phát triển từ các công trình nghiên cứu, tạp chí, các
trang web có nguồn gốc đáng tin cậy, rõ ràng, được trình bày đầy đủ trong danh
mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn
Võ Văn Đạt
LỜI CÁM ƠN
Đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái USD/VND đến giá vàng trong nước tại
Việt Nam” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai
năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Kinh tế học tại trường Đại học
Mở TP. Hồ Chí Minh
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các Thầy/Cô thuộc Khoa Sau đại học –
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Xin cám ơn Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan đã
trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện
luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa đã đóng
góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa Sau Đại học Trường Đại học Mở
TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP
Đông Á đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động
viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Võ Văn Đạt
TÓM TẮT
Đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoái USD/VND đến giá vàng trong nước
tại Việt Nam” của tác giả Võ Văn Đạt với sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị
Thanh Loan.
Luận văn bao gồm năm chương, trong đó, chương I là chương mở đầu, tác
giả đã giới thiệu tổng quan lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, tác giả nêu
phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nội dung của luận
văn; trong chương II là chương cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, chương
này trình bày tổng quan về các khái niệm tỷ giá hối đoái, giá vàng và lý thuyết
kinh tế liên quan, các nghiên cứu trước để từ đó lựa chọn mô hình nghiên cứu cho
phù hợp; đến chương III là chương trình bày các bước thiết kế và xây dựng mô
hình nghiên cứu; tiếp theo đề tài tiến hành phân tích kết quả, chạy mô hình hồi
quy và kiểm định mối quan hệ và tác động của tỷ giá hối đoái USD/VND đến giá
vàng trong nước ở Việt Nam trên phần mềm Eviews được thể hiện trong chương
IV; trong chương V, từ kết quả thu được của mô hình, đề tài rút ra các gợi ý
chính sách cần ưu tiên từ đó đề ra chính sách tác động lên tỷ giá và giá vàng nhằm
phát triển thị trường vàng và hạn chế rủi ro ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trong bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành kiểm định các yếu tố, đặc biệt là
yếu tố tỷ giá hối đoái USD/VND tác động đến giá vàng trong nước mà ta lấy giá
vàng SJC để đánh giá trong giai đoạn tháng 1/2005 đến tháng 12/2017. Trong đó,
biến phụ thuộc là giá vàng trong nước SJC và các biến độc lập là giá vàng thế giới,
tỷ giá hối đoái USD/VND, giá dầu thế giới và chỉ số VN Index đã được đưa vào mô
hình nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu và dự báo, tác giả đã thực hiện ước lượng mô hình
VECM trên phần mềm Eviews qua các bước: kiểm định tính dừng Dickey- Fuller
và Phillips Perron cho từng biến với giá trị tới hạn 1%, 5% và 10%, tác giả xác định
độ trễ tối ưu trong mô hình Vector Autoregreesion (VAR) cho dữ liệu. Tác giả tiếp
tục thực hiện kiểm định đồng liên kết bằng hai loại kiểm định được đề nghị theo
Johansen - Juselius (1990): kiểm định Trace và kiểm định Maximum-Eigenvalue để
xem xét mối quan hệ dài hạn, tính đồng liên kết giữa các biến. Sau khi kiểm định
tính dừng , độ trễ và tính đồng liên kết giữa các biến, tác giả tiến hành chạy mô hình
VECM, kết hợp giữa các yếu tố trong ngắn hạn và dài hạn, có thể giải thích cho cả
tác động trong ngắn hạn và dài hạn. Để kiểm định sự phù hợp của mô hình tác giả
kiểm định bằng kiểm định nhân quả Granger về mối quan hệ giữa giá vàng trong
nước và tỷ giá hối đoái USD/VND và kiểm định phần dư để kiểm định mô hình đưa
ra có phù hợp với chuỗi dữ liệu hay không. Căn cứ vào mô hình ước lượng VECM
và kiểm định nhân quả Granger, tác giả tiến hành phân rã phương sai nhằm dự báo
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng trong nước SJC để tìm ra được mối
quan hệ giữa giá vàng trong nước và tỷ giá hối đoái USD/VND trong ngắn hạn và
trong dài hạn.
Kết quả cho thấy trong khoảng thời gian từ 2005- 2017, biến độc lập tỷ giá
hối đoái tác động ngược chiều đối với giá vàng trong nước SJC cả trong ngắn hạn
và dài hạn, bên cạnh đó các yếu tố khác như giá vàng thế giới, giá dầu thế giới và
chỉ số VN Index tác động cùng chiều và ngược chiều theo từng thời kỳ khác nhau.
Với kết quả thu được, tác giả sẽ khuyến nghị và đề xuất những chính sách đối
với vàng và tỷ giá hối đoái USD/VND trong thời gian sắp tới nhằm điều chỉnh và
kiểm soát đảm bảo sự ổn định của thị trường vàng trong nước.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ đồ thị
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu ....................................................................................1
1.2 Đặt vấn đề ...............................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................3
1.5 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.6 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ............................................4
1.6.1 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
1.6.2 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................4
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ...........................................................4
1.8 Kết cấu nội dung luận văn.......................................................................4
Kết luận chương I ..................................................................................................6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......7
2.1 Tổng quan về vàng và thị trường vàng ...................................................7
2.1.1 Khái niệm ......................................................................................7
2.1.2 Chức năng của vàng.......................................................................7
2.1.3 Thị trường vàng và đặc điểm của thị trường vàng ......................12
2.1.3.1 Khái niệm thị trường vàng ..............................................12
2.1.3.2 Đặc điểm .........................................................................14
2.1.3.3 Thị trường vàng ở Việt Nam ...........................................14
2.2 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái. ..........................................................17
2.2.1 Khái niệm và phương pháp xác định tỷ giá hối đoái ..................17
2.2.2 Phân loại tỷ giá hối đoái .............................................................19
2.3 Sự tác động qua lại giữa tỷ giá hối đoái và giá vàng.............................21
2.4 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................23
2.4.1 Lý thuyết về cung cầu và cân bằng thị trường.............................23
2.4.2 Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của P.A Samuelson ................25
2.4.3 Lý thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity – PPP)26
2.4.4 Lý thuyết về cân đối danh mục đầu tư ( Portfolio Balance
Approach – PBA ).................................................................27
2.5 Các nghiên cứu trước ............................................................................28
2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................28
2.5.2 Những nghiên cứu trong nước ....................................................29
2.5.3 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm .......................................31
2.5.4 Kết luận rút ra từ những nghiên cứu thực nghiệm ......................32
Kết luận chương II ..............................................................................................35
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............36
3.1 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................36
3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................37
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................38
Kết luận chương III .............................................................................................40
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................41
4.1 Thống kê mô tả các biến cho mô hình ..................................................41
4.1.1 Tác động của tỷ giá USD/VND đến giá vàng trong nước giai đoạn
2005 – 2017 ........................................................................43
4.1.2 Tác động của giá vàng thế giới đến giá vàng trong nước giai đoạn
2005 – 2017 ........................................................................46
4.1.3 Tác động của giá dầu thế giới đến giá vàng trong nước giai đoạn
2005 – 2017 ........................................................................47
4.1.4 Tác động của chỉ số chứng khoán VN Index đến giá vàng trong
nước giai đoạn 2005 – 2017 ................................................49
4.2 Ước lượng mô hình VECM ..................................................................50
4.2.1 Kiểm định tính dừng cho từng biến bằng Dickey-Fuller
và Phillips-Perron................................................................................50
4.2.2 Kiểm tra tính đồng liên kết giữa các biến ...................................52
4.2.3 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM ...................................53
4.2.4 Phân rã phương sai của giá vàng trong nước SJC ......................59
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................60
Kết luận chương IV .............................................................................................63
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................64
5.1 Kết luận ................................................................................................64
5.2 Khuyến nghị .........................................................................................65
5.2.1 Tỷ giá hối đoái USD/VND .........................................................65
5.2.2 Các chính sách quản lý giá vàng của NHNN .............................67
5.3 Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............68
Kết luận chương V ..............................................................................................70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
USD : Đồng đô la Mỹ
VND : Đồng Việt Nam
FED : Cục Dự trữ liên bang Hoa kỳ
G20 (Group 20): Nhóm các nền kinh tế lớn
SJC : Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn
Vn Index : Chỉ số chứng khoán ở Việt Nam
Bloomberg : Công ty Truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin.
GBP : Đồng Bảng Anh
EUR : Đồng Euro
AUD : Đồng đô la Úc
LBMA : Hiệp hội Thị trường Vàng bạc London
WGC : Hội đồng Vàng Thế giới
PPP : Ngang bằng sức mua
PBA : Lý thuyết về cân đối danh mục đầu tư
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Bảng 3.1: Kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến đến giá vàng trong nước
Bảng 4.1: Thống kê các biến
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến giai đoạn 2005-2017
Bảng 4.3: Bảng tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ tối ưu giai đoạn 2005-2017
Bảng 4.4: Kiểm định đồng liên kết Johansen - Juselius.
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình VECM giai đoạn 2005-2017
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Granger giai đoạn 2005-2017
Bảng 4.7: Kết quả phân rã phương sai giai đoạn 2005-2017
Bảng 4.8: Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng trong nước
Việt Nam