Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của trí thông minh cảm xúc đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1336

Tác động của trí thông minh cảm xúc đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC ĐẾN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

VĂN PHÒNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

Mã số chuyên ngành : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. TRỊNH THÙY ANH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii

TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................1

1.1 Lý do chọn đền tài ................................................................................................1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1

1.4 Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................2

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................2

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu....................................................................2

1.7 Kết cấu nghiên cứu..................................................................................................2

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................4

2.1 Các khái niệm.............................................................................................................4

2.1.1 Trí thông minh cảm xúc ..........................................................................................4

2.1.2 Kết quả thực hiện công việc ....................................................................................9

2.2 Các nghiên cứu trước đây.........................................................................................10

2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................10

ứu Saeid Y và cộng sự (2013) ......................................................................10

Nghiên cứu Mafuzah Mohamad & ctg (2015)............................................................10

ứu của Nikoo Yamani, Maryam Shahabi, Fariba Haghani (2014)...............11

ứu của Welikala & Dayarathna (2015).........................................................12

ứu của Asilaza Noel (2016)..........................................................................12

ổng hợp một số nghiên cứu khác ..............................................................................12

2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................13

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................................16

2.4 Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................................17

2.4.1 Tự nhận thức và kết quả thực hiện công việc........................................................17

2.4.2 Tự kiểm soát, quản lý bản thânvà kết quả thực hiện công việc ...........................18

2.4.3 Nhận thức xã hộivà kết quả thực hiện công việc ..................................................19

2.4.4 Kỹ năng xã hộivà kết quả thực hiện công việc .....................................................20

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................22

3.1 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................22

3.2 Nghiên cứu định tính................................................................................................22

3.3 Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ..........................................................................25

3.3.1 Ý kiến của đáp viên về các khái niệm của nghiên cứu .........................................25

3.3.2 Hiệu chỉnh thang đo ..............................................................................................27

3.4 Nghiên cứu định lượng.............................................................................................32

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................................32

3.4.2 Thu thập dữ liệu.....................................................................................................32

3.4.3 Phương pháp chọn mẫu .........................................................................................32

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................35

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page 2

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các đặc tính..................................................35

4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình...................................................................36

4.2.1 Yếu tố “Tự nhận thức” ..........................................................................................36

4.2.2 Yếu tố “Tự kiểm soát, quản lý bản thân” ..............................................................37

4.2.3 Yếu tố “Nhận thức xã hội” ....................................................................................38

4.2.5 Yếu tố “Các câu hỏi liên quan đến kết quả thực hiện công việc” .........................40

4.3 Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo........................................................41

4.3.1 Kiểm định thang đo yếu tố “Tự nhận thức” ..........................................................41

4.3.2 Kiểm định thang đo yếu tố “Tự kiểm soát, quản lý bản thân”..............................42

4.3.3 Kiểm định thang đo yếu tố “Nhận thức xã hội” ....................................................42

4.3.4 Kiểm định thang đo yếu tố “Kỹ năng xã hội” .......................................................43

4.3.5 Kiểm định thang đo yếu tố “kết quả thực hiện công việc” ...................................43

4.4 Phân tích nhân tố khám phá .....................................................................................44

4.5 Phân tích tương quan................................................................................................47

4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính.....................................................................................48

4.7 Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học....................................................54

4.8 Thảo luận kết quả .....................................................................................................56

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................61

5.1 Kết luận ....................................................................................................................61

5.2 Đóng góp của đề tài..................................................................................................61

5.3 Kiến nghị ..................................................................................................................62

5.4 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................63

5.4.1 Các hạn chế ...........................................................................................................63

5.4.2 Các nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................65

PHỤ LỤC 2: ĐÁP VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH .......................73

PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.............................................................79

PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA...................................................84

PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ...............................................87

PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUI.....................................91

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của trí thông minh cảm xúc đến kết

quả thực hiện công việc của nhân viên văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh” là bài

nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trịnh Thùy Anh, người đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên đã giảng

dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự

quan tâm, tận tình giúp đỡ của quý thầy cô đang công tác tại Khoa Sau đại học, Khoa

Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp và những

người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page iii

TÓM TẮT

Ngày nay, nhiều ý kiến cho rằng trí thông minh truyền thống chưa đủ quyết định

thành công trong sự nghiệp của bạn cũng như trong các mối quan hệ giao tiếp. Có chỉ

số IQ cao là một lợi thế trong cuộc sống, nhưng lợi thế đó chỉ phát huy tốt khi được kết

hợp với trí thông minh cảm xúc. Người có chỉ số trí thông cảm xúc cao luôn sống lạc

quan, biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc, mong muốn của người khác, phân biệt được

chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Từ đó, biết

thông cảm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, quan tâm đến người khác nên có cuộc

sống cởi mở và chân thành, dễ thích nghi với hoàn cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng

tạo trong công việc.

Luận văn “Tác động của trí thông minh cảm xúc đến kết quả thực hiện công

việc của nhân viên văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh”nhằm mục đích xác định các yếu

tố của trí thông minh cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của nhân

viên văn phòng làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu

chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận nhóm.

Đối tượng tham gia thảo luận là các nhân viên văn phòng tại các công ty trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh, một giám đốc công ty TNHH nhằm điều chỉnh và phát triển

thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Đối

tượng nghiên cứu là các nhân viên văn phòng đang làm việc tại các công ty trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát có 217 mẫu hợp lệ được đưa vào nhập liệu,

mã hóa, làm sạch, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.

Sau khi kiểm định thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích

nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô

hình cho kết quả như sau: kết quả thực hiện công việc của nhân viên chịu ảnh hưởng

cùng chiều và xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp bởi bốn nhân tố đó là: điều

khiển, kiểm soát cảm xúc; nhận thức cảm xúc; hiểu biết cảm xúc; cảm xúc hóa tư duy.

Kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho các kết quả như sau: không có sự

khác biệt trong việc đo lường kết quả thực hiện công việc của phái nam và nữ, giữa các

nhóm tuổi có độ tuổi khác nhau, giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau, giữa

các nhóm nhân viên ở mỗi loại hình công ty khác nhau.

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page iv

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao trí

thông minh cảm xúc của nhân viên để nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân

viên.

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đền tài

Trên thế giới đã có nhiều phân tích chuyên sâu về sự tác động của trí thông

minh cảm xúc theo hướng tích cực sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong giải quyết công việc,

dẫn tới sự thành công của con người trong sự nghiệp và cuộc sống. Có thể nói cùng với

năng lực chuyên môn, năng lực cảm xúc trong giao tiếp, đặc biệt là trong xử lý công

việc ngày càng được các nhà lãnh đạo chú trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá và

tuyển chọn nhân sự cho các vị trí được đề bạt hay các vị trí tuyển dụng. Các nghiên đã

được thực hiện ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, sản xuất, y tế, ngân hàng,… Trong

hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng được ứng dụng lý thuyết trí thông minh cảm xúc rất

nhiều.

Hiện nay tại Việt Nam các nghiên cứu về trí thông minh cảm xúc nhưng chủ

yếu tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học. Nhân viên văn phòng trong nghiên

cứu này là cách gọi chung của lao động trí thức như: nhân viên ngân hàng, kế toán,..

Ngành nghề nào, công việc nào cũng có những khó khăn và thách thức riêng. Điều đó

không ngoại lệ cho nhân viên văn phòng, nghề nghiệp mà khi mọi người nghe đến đều

nghĩ rằng đó là công việc nhẹ nhàng, lương cao. Nhân viên văn phòng dành cả ngày để

làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp ở công ty, với khách hàng. Do đó, kỹ năng mềm

giao tiếp ứng xử luôn là điều mà chúng ta cần rèn giũa.

Để đi sâu nghiên cứu và đưa ra những nhận xét mang tính khoa học, tác giả đã

thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của trí thông minh cảm xúc đến kết quả thực

hiện công việc của nhân viên văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh” nhằm mục đích

nghiên cứu trí thông minh cảm xúc trong lĩnh vực quản trị.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào của trí thông minh cảm xúc có tác động đến kết quả thực hiện

công việc ?

- Các yếu tố của trí thông minh cảm xúc tác động như thế nào đến kết quả thực

hiện công việc ?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố của trí thông minh cảm xúc tác động đến kết quả thực hiện

công việc.

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page 2

- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố trí thông minh cảm xúc đến kết quả

thực hiện công việc.

1.4 Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu

+ Phạm vi nghiên cứu ở đây tác giả trung nghiên cứu đối tượng là nhân viên văn

phòng.

+ Phạm vi về không gian: trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính

thức. Nghiên cứu sơ bộ dựa trên các nghiên cứu trước, tài liệu về tác động của trí thông

minh cảm xúc đến kết quả thực hiện công việc. Đồng thời tiến hành thảo luận nhóm để

điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng

vấn bằng thư điện tử thông qua bảng câu hỏi điều tra.

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu

Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn

khác biệt. Thời gian chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả

người thân gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một

việc làm hết sức cần thiết.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học khách quan giúp các nhà quản trị hiểu rõ

hơn về nhân viên của mình và đưa ra những giải pháp giúp nâng cao trí thông minh

cảm xúc của nhân viên để cải thiện kết quả thực hiện công việc.

1.7 Kết cấu nghiên cứu

Nghiên cứu này được chia thành 5 chương:

Chƣơng 1: Tổng quan

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và

đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn, kết cấu nghiên cứu.

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết

Giới thiệu cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, mô nghiên cứu và giả thuyết đề xuất.

Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu

Giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để xây dựng và điều chỉnh thang đo, kiểm

định mô hình nghiên cứu.

Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà Page 3

Phân tích dữ liệu thu thập được, tiến hành kiểm định và đánh giá thang đo, kiểm định

mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề ra. Trình bày kết quả thực hiện nghiên cứu,

phân tích mức độ ảnh hưởng các yếu tố của trí thông minh cảm xúc đến kết quả thực

hiên công việc.

Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Tóm tắt nội dung chính của đề tài nghiên cứu, kết quả của đề tài.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!