Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của trần lãi suất huy động đến tính liên thông lãi suất tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Lại Nhất Duy ; Hoàng Đức người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LẠI NHẤT DUY
TÁC ĐỘNG CỦA TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG
ĐẾN TÍNH LIÊN THÔNG LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LẠI NHẤT DUY
TÁC ĐỘNG CỦA TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG
ĐẾN TÍNH LIÊN THÔNG LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS.TS HOÀNG ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.
TÁC GIẢ
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin cảm ơn tất cả những người đã hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Hoàng Đức. Không có
những hướng dẫn tận tình từ Thầy, luận văn này không thể hoàn thành.
Xin cảm ơn Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung,
Khoa Sau Đại Học nói riêng đã tạo điều kiện tốt nhất, truyền đạt vô số kiến thức hữu
ích cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ tác giả vượt qua
khó khăn, hoàn thành tốt nghiên cứu.
TÁC GIẢ
iii
TÓM TẮT
Tác động của trần lãi suất huy động đến tính liên thông lãi suất tại Việt Nam
Hơn mười năm gần đây, cơ quan quản lý đã sử dụng công cụ trần lãi suất tiền gửi
nhằm đảm bảo an toàn hoạt động hệ thông ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên,
bối cảnh kinh tế vĩ mô đã có nhiều thay đổi, dẫn đến cuộc tranh luận chưa có hồi kết về
việc nên duy trì hay bãi bỏ biện pháp hành chính phi thị trường này. Hơn nữa, dù có tác
động rất lớn đến nền kinh tế nhưng quy định về trần lãi suất vẫn chưa được chú trọng
xem xét, đánh giá tại nước ta, nhất là tác động đến quá trình truyền dẫn chính sách tiền
tệ thông qua kênh lãi suất. Vì vậy, các nghiên cứu đánh giá chuyên sâu, toàn diện về tác
động của trần lãi suất nói chung và đến quá trình truyền dẫn lãi suất là rất cần thiết. Xuất
phát từ thực tiễn vừa nêu, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét tác động của trần
lãi suất huy động lên tính liên thông lãi suất tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu được luận văn sử dụng là mô hình hiệu chỉnh sai số với
số liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các quy định về trần lãi suất tiền gửi đã tác động
tích cực đến tính liên thông lãi suất tại Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy hệ số
tương quan, hệ số truyền dẫn đều giảm, trong khi đó độ trễ điều chỉnh trung bình lại tăng
khi các quy định kiểm soát lãi suất tiền gửi hết hiệu lực. Bên cạnh đó, luận văn cũng
phát hiện hệ thống ngân hàng đã được hưởng phần lợi ích đặc biệt khi áp dụng trần lãi
suất huy động.
Luận văn này đóng góp cả về học thuật và thực tiễn. Về học thuật, luận văn đã
trình bày cụ thể khung lý thuyết làm cơ sở phát triển mô hình nghiên cứu định lượng về
truyền dẫn lãi suất nói chung và tác động của trần lãi suất huy động đến truyền dẫn lãi
suất nói riêng. Xét về thực tiễn, luận văn đã đóng góp một bằng chứng để hỗ trợ các nhà
hoạch định chính sách đưa ra quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả luận văn cũng
đã gợi mở một số hướng nghiên cứu trong tương lai.
Từ khóa: trần lãi suất tiền gửi
iv
ABSTRACT
The impact of deposit rate ceilings on interest rate pass-through in Vietnam
In the past ten years, management authorities have been adopting the deposit rate
ceiling measure to ensure operational safety of the banking system and to stabilize the
macroeconomic outlook. However, amidst the context of ever changing global
macroeconomic situations, there have been debate on whether or not this non-market
administrative measure should be abandoned. Moreover, although being influential to
the economy, deposit rate ceiling has not been received adequate attention and
evaluation in Vietnam, especially in terms of its effect on transmission of monetary
policies through the mechanism of interest rate. Therefore, in-depth and extensive
studies on the effect of deposit rate ceiling on interest rate pass-through are required.
Stemming from above notions, this study was carried out to examine the effect of deposit
rate ceiling on interest rate pass-through in Vietnam.
The selected analysis method was error correction model with secondary data
obtained from State Bank of Vietnam.
The results showed that regulations on interes rate ceiling of deposits have
positively affected the interest rate pass-through in Vietnam. Estimation results also
indicated that correlation coefficients and transmission coefficients were reduced while
mean adjustment lags increased when those regulations expired. In addition, the study
revealed that the bank system enjoyed a premium when adopting ceiling interest rate
measure on deposit.
Those findings contributed both academically and practically to existing
knowledge. First, the study has proposed a theoretical framework for developing a
quantitative model of interest transmission and the effect of ceiling interest rate measure
on interest rate pass-through. In practical terms, the study provided important evidence
corroborating decisions of policymakers on moneytary policy. Lastly, some future
perspectives were also discussed and shed light upon.
Keywords: deposit rate ceiling, interest rate pass-through
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
ACF AutoCorrelation Function Hàm tự tương quan
ADF Augmented Dickey- Fuller
ARDL AutoRegressive Distributed Lag Mô hình phân phối trễ tự hồi quy
ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số
MAL Mean Adjustment Lags Độ trễ điều chỉnh trung bình
OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất
PP Phillip–Person
VAR Vector AutoRegression Mô hình vectơ tự hồi quy
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
TÓM TẮT .......................................................................................................... iii
ABSTRACT ....................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................v
MỤC LỤC.......................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................1
1.1.1 Cuộc tranh luận về việc duy trì trần lãi suất tiền gửi ..................................1
1.1.2 Trần lãi suất tiền gửi chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. .............2
1.1.3 Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam
còn hạn chế ......................................................................................................................2
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................3
1.3 PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................3
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................4
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4
1.3.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................4
1.3.3.2 Thời gian nghiên cứu................................................................................4
vii
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN.....................5
1.4.1 Ý nghĩa khoa học.........................................................................................5
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................5
1.5 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...........................5
1.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................7
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT, THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
.........................................................................................................................................7
2.1.1. Lý thuyết về lãi suất ...................................................................................7
2.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................7
2.1.1.2. Phân loại lãi suất......................................................................................7
2.1.2. Lý thuyết cơ bản về thị trường tiền tệ ........................................................8
2.1.2.1. Khái niệm ................................................................................................8
2.1.2.2. Phân loại ..................................................................................................8
2.2. LÝ THUYẾT VỀ TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG.....................................9
2.2.1. Khái quát về áp chế tài chính .....................................................................9
2.2.2. Trần lãi suất huy động và những tác động ...............................................10
2.2.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế..........................................................11
2.2.2.2. Tác động đến các chủ thể tham gia thị trường tài chính. ......................12
2.3. LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT ..........................................14
2.3.1. Quá trình truyền dẫn lãi suất ....................................................................14
2.3.2. Khung lý thuyết về quá trình truyền dẫn lãi suất .....................................15
2.3.3. Đo lường truyền dẫn lãi suất ....................................................................19
2.3.4. Nhân tố tác động đến truyền dẫn lãi suất .................................................20
2.4. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.............................23