Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
3.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1345

Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tính cách cá nhân đối với sự gắn bó của nhân viên trong ngành ô tô tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

TRẦN THỊ THANH TRÚC

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

DOANH NGHIỆP VÀ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN ĐỐI VỚI

SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN TRONG NGÀNH

Ô TÔ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

TRẦN THỊ THANH TRÚC

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

DOANH NGHIỆP VÀ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN ĐỐI VỚI

SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN TRONG NGÀNH

Ô TÔ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : TS. TÔ THỊ KIM HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: TRẦN THỊ THANH TRÚC

Ngày sinh: 24/09/1993 Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã học viên: 1883401020068

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ

thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

Trần Thị Thanh Trúc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: Tô Thị Kim Hồng

Học viên thực hiện: Trần Thị Thanh Trúc Lớp: MBA18

Ngày sinh: 24/09/1993 Nơi sinh: Tiền Giang

Tên đề tài: Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tính cách cá nhân đối

với sự gắn bó của nhân viên trong ngành ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Trần Thị Thanh Trúc

được bảo vệ luận văn trước Hội đồng:

Báo cáo luận văn của học viên Thanh Trúc đã nêu rõ mục tiêu nghiên cứu và đạt được

các mục tiêu đã đề ra bao gồm việc xác định các yếu tố trách nhiệm của doanh nghiệp

đối với nhân viên và sự tác động này đến gắn bó của người lao động. Các phương

pháp được áp dụng phù hợp với chủ đề, trong đó có sự kết hợp phương pháp định

lượng với dữ liệu sơ cấp thu thập trong ngành ô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

Mặc dù ảnh hưởng và trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid 19, Trần Thị Thanh

Trúc đã có nhiều cố gắng để hoàn thành báo cáo. Giảng viên đề xuất nhà trường cho

phép học viên bảo vệ luận văn trước hội đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2021

Người nhận xét

TÔ THỊ KIM HỒNG

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và

tính cách cá nhân đối với sự gắn bó của nhân viên trong ngành ô tô tại thành phố Hồ

Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của đề cương luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong đề

cương luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2021

Người thực hiện

Trần Thị Thanh Trúc

ii

LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời tri ân đến TS. Tô Thị Kim Hồng, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi

tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Cũng như cám ơn tất cả quý

thầy cô Khoa Sau đại học, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình

giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên chúng tôi trong

suốt khóa học này.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/ chị/ em đã dành thời

gian tham gia thực hiện khảo sát, cũng như cung cấp những ý kiến đóng góp hỗ trợ

tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các ý kiến đóng góp của quý thầy cô,

bạn bè, đồng nghiệp và các tài liệu tham khảo có liên quan. Tuy nhiên, vẫn không

tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến, phản hồi từ quý

thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

iii

TÓM TẮT

Nhằm tìm ra mối liên hệ giữa nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong thực

thi trách nhiệm xã hội đối với nhân viên và tính cách cá nhân của nhân viên tác động

như thế nào đến sự gắn bó của họ trong lĩnh vực ngành kinh doanh sửa chữa ô tô trên

địa bàn TP. HCM, vì vậy tác giả đã tiến hành nghiên cứu này.

Bài luận được dựa trên nền tảng lý thuyết về CSR, ISO 26000:2010, SA 8000

và mô hình Big5. Từ góc độ CSR, mô hình căn cứ vào nghiên cứu của Anitha (2014)

và Phạm Viết Thắng (2018); nghiên cứu của Safaa Shaba (2018) và Lê Cát Vi (2018)

làm cơ sở cho tính cách cá nhân; thước đo cho sự gắn bó của nhân viên dựa trên kết

quả nghiên cứu của Aon Hewitt (2015).

Nghiên cứu định tính và định lượng là 2 giai đoạn chính của bài nghiên cứu này.

Những ý kiến quan trọng, đến từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với nhân viên đang

làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, tại một số công ty hoạt động trong lĩnh vực ô tô

trên địa bàn TP.HCM, đã góp phần giúp tác giả đưa ra bảng câu hỏi khảo sát hoàn

thiện, để tiến hành bước tiếp theo là nghiên cứu định lượng.

Với 35 biến, 234 bảng câu hỏi thu về thỏa mãn các điều kiện, tác giả sử dụng

phần mềm phân tích thống kê SPSS20 để thực hiện các quá trình kiểm định

Cronbach’s Alpha, EFA, và đưa ra mô hình hồi quy cuối cùng. Đo lường được sự gắn

bó của nhân viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Việc làm và các mối quan hệ việc

làm; Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội; Đối thoại xã hội; Sức khỏe và an toàn tại

nơi làm việc; Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc; Tính cởi mở; Tính hòa

đồng. Từ đó, nêu lên quan điểm cá nhân, gợi ý các hướng giải quyết, giúp các công

ty có thể phát triển và giữ chân nhân tài trong thời buổi kinh tế đất nước tăng cường

hội nhập và mở cửa, lao động tự do di chuyển trong cộng đồng kinh tế khối ASEAN.

iv

ABSTRACT

This research was conducted to define employers’ role in executing social

responsibility for employees along with the correlation of employee personality with

their loyalty in the business of car care in Ho Chi Minh city.

The basis of the dissertation is reinforced by several theories relating to CSR,

ISO 26000:2010, SA 8000, and the Big5 model. Based on the CSR, its model is

derived from both pieces of research done by Anitha (2014) and Pham Viet Thang,

(2018); a co-writer study on staff’s personality written by Safaa Shaba and Le Cat Vi

in 2018; the research conclusions about measuring employees’ loyalty done by Aon

Hewitt in 2015.

Qualitative and quantitative research are two essential parts of this research. The

number of remarkable collected comments from interviews with employees in

diverse occupation positions helped to complete the questionnaire to write the final

research.

By 35 founded varieties, 234 collected surveys satisfying conditions, the

researcher used SPSS20 – a statistical analysis software, to meet the required

accreditation standards of Cronbach’s Alpha, EFA and confirm the final model of

regression. The research results proved that the loyalty of employees is impacted by

a large number of facets as employment and office relationships; working conditions

and social welfare; Social dialogue, Healthcare, and safety at the workplace;

Personnel training and development; Open-mindedness; Sociability. From that, the

researcher gave some personal perspectives, recommendations for enterprises to treat

their talents in the age of integration along with the freely movement of labor within

the bloc of ASEAN.

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii

ABSTRACT .............................................................................................................. iv

MỤC LỤC ...................................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH................................................................................................ viii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4

1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................4

1.7. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................6

2.1. Các lý thuyết liên quan......................................................................................6

2.1.1.Các định nghĩa về trách nhiệm xã hội ..........................................................6

2.1.2.Các tiêu chuẩn và công cụ quản lý CSR đối với nhân viên .........................7

2.1.2.1.Tiêu chuẩn SA 8000...............................................................................7

2.1.2.2.Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 ..................................................................8

2.1.3.Mô hình 5 tính cách (Big Five) ..................................................................14

2.1.4.Định nghĩa về sự gắn bó của nhân viên......................................................15

2.2. Các nghiên cứu trước ......................................................................................17

2.2.1.Nghiên cứu của Chan và cộng sự (2020). ..................................................17

2.2.2.Nghiên cứu của Low (2020).......................................................................17

2.2.3.Nghiên cứu của Osveh và cộng sự (2015)..................................................18

vi

2.2.4.Nghiên cứu của Anitha (2014). ..................................................................19

2.2.5.Nghiên cứu của Phạm Viết Thắng (2018)..................................................20

2.2.6.Nghiên cứu của Sunita Shukla và cộng sự (2015). ....................................21

2.2.7.Nghiên cứu của Safaa Shaba (2018)...........................................................21

2.2.8.Nghiên cứu của Lê Cát Vi (2018). .............................................................22

2.3. Giả thuyết và mô hình đề xuất ........................................................................26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................30

3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................30

3.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................................31

3.3. Nghiên cứu định lượng....................................................................................38

3.3.1.Thiết kế chọn mẫu.......................................................................................38

3.3.2.Xử lý số liệu ................................................................................................38

Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................39

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................41

4.1. Thống kê mô tả biến dữ liệu định lượng.........................................................41

4.2. Kiểm tra độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo............................................44

4.2.1.Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha. ....................44

4.2.2.Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................49

4.2.2.1.Phân tích thang đo các biến quan sát về CSR và tính cách cá nhân. ..49

4.2.2.2.Phân tích thang đo các yếu tố về sự gắn bó của nhân viên .................52

4.3. Phân tích tương quan và hồi quy.....................................................................52

4.3.1.Phân tích tương quan ..................................................................................52

4.3.2.Phân tích hồi quy ........................................................................................54

4.3.2.1.Đánh giá độ phù hợp của mô hình .......................................................54

4.3.2.2.Kiểm định độ phù hợp của mô hình.....................................................55

4.3.2.3.Kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập (VIF).....................56

4.3.2.4.Kiểm tra các giả định hồi quy ..............................................................57

4.3.2.5.Phương trình hồi quy............................................................................59

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................60

vii

Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................64

5.1. Kết luận............................................................................................................64

5.2. Hàm ý quản trị.................................................................................................65

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo...................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................71

A. Tiếng Việt..............................................................................................................71

B. Tiếng Anh..............................................................................................................72

PHỤ LỤC ..................................................................................................................78

PHỤ LỤC 1: BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA................................................78

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU.....................................................80

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP – CƠ SỞ THAM GIA KHẢO

SÁT.............................................................................................................................83

PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT .............................................................................84

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................87

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!