Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của sở hữu tổ chức nước ngoài đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Ngọc Quý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRẦN NGỌC QUÝ
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU TỔ CHỨC NƯỚC
NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC QUÝ
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 8.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ HOÀNG VINH
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018
i
TÓM TẮT
Vốn đầu tư nước ngoài luôn là một dòng vốn quan trọng trên thị trường chứng
khoán. Với động thái mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi chính sách nới room
nhà đầu tư nước ngoài đã có hiệu lực kể từ tháng 6/2015 thì việc đánh giá hiệu quả,
tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là nghiên cứu
cấp thiết. Nghiên cứu này được thực hiện xuất phát từ động cơ xem xét, kiểm định
tác động của sở hữu tổ chức nước ngoài (FII) đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp tại
Việt Nam. Căn cứ trên dữ liệu thu thập được từ 209 doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2012 - 2017, nghiên cứu đã tìm thấy các tác
động tích cực của sở hữu tổ chức nước ngoài lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp
thông qua Tobin’Q và ROA. Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt trong
xu hướng tác động của FII lên hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp độc lập và
doanh nghiệp có liên kết nhóm. Các yếu tố kiểm soát như số năm hoạt động, quy mô
công ty, đòn bẩy tài chính, quyền sở hữu tập trung, dòng tiền, đầu tư tài sản cố định
ròng cũng sẽ được xem xét trong nghiên cứu nhằm tăng khả năng giải thích của mô
hình hồi quy.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Tác giả
Trần Ngọc Quý
iii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy Lê Hoàng Vinh, thầy đã
luôn giúp đỡ, góp ý và định hướng cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn, từ
đó tôi có thể hoàn thành luận văn này. Thứ hai, tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể các
thầy cô trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến
thức quan trọng làm nền tảng cho tôi trong việc tìm hiểu sâu hơn vào thực tế và tìm
cách vận dụng lý thuyết vào phục vụ cho nghiên quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi
xin cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả
Trần Ngọc Quý
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH......................................................................... viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................2
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát....................................................................2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................4
1.5 Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu....................................................4
1.6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài ............................................................................5
1.7 Cấu trúc của đề tài ............................................................................................6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM.......8
2.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................8
2.1.1 Khái niệm sở hữu tổ chức nước ngoài (FII)................................................8
2.1.2 Khung lý thuyết về sự phụ thuộc của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
vào cơ cấu sở hữu....................................................................................................9
2.1.2.1 Lý thuyết đại diện....................................................................................9
2.1.2.2 Lý thuyết bất cân xứng thông tin ..........................................................12
2.1.2.3 Lý thuyết nguồn lực phụ thuộc .............................................................14
2.1.2.4 Lý thuyết thể chế...................................................................................16
2.2 Bằng chứng thực nghiệm về tác động của FII lên hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp............................................................................................................17
v
2.2.1 Tại Mỹ.......................................................................................................17
2.2.2 Tại Ấn Độ..................................................................................................19
2.2.3 Tại Hàn Quốc ............................................................................................21
2.2.4 Tại Trung Quốc .........................................................................................23
2.2.5 Tại Malaysia..............................................................................................24
2.2.6 Tại Thổ Nhĩ Kì..........................................................................................25
2.2.7 Tại Venezuela............................................................................................26
2.2.8 Tại Nhật Bản .............................................................................................26
2.2.9 Tại Đài Loan .............................................................................................27
2.2.10 Tại Romania ..............................................................................................27
2.2.11 Tại Việt Nam.............................................................................................28
2.3 Nhận xét và kì vọng.........................................................................................29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................32
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................32
3.1.1 Tiêu chí chọn mẫu.....................................................................................32
3.1.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................33
3.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................34
3.3 Xử lý số liệu......................................................................................................36
3.3.1 Biến phụ thuộc ..........................................................................................36
3.3.2 Biến giải thích và biến kiểm soát ..............................................................37
3.4 Phương pháp hồi quy......................................................................................40
3.4.1 Ước lượng 2SLS .......................................................................................43
3.4.2 Ước lượng dữ liệu bảng động ...................................................................44
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................45
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................45
4.2 Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến .....................................47
4.2.1 Phân tích ma trận tương quan ...................................................................48
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................48
4.3 Kết quả thực nghiệm.......................................................................................49
vi
4.3.1 Kết quả ước lượng 2SLS...........................................................................50
4.3.1.1 Phân tích tác động của FII lên hiệu quả tài chính thông qua Tobin’Q và
ROA ...............................................................................................................52
4.3.1.2 Phân tích sự khác biệt trong tác động của FII lên hiệu quả tài chính
giữa nhóm công ty liên kết và công ty độc lập .................................................59
4.3.2 Kết quả ước lượng bảng động (GMM) .....................................................60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KIẾN NGHỊ............................................64
5.1 Kết luận ............................................................................................................64
5.2 Gợi ý và kiến nghị ...........................................................................................65
5.2.1 Đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài..............................................65
5.2.2 Đối với các yếu tố khác của doanh nghiệp ...............................................66
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... ix
PHỤ LỤC KẾT QUẢ HỒI QUY TỪ STATA....................................................... xxi
DANH SÁCH CÔNG TY TRONG MẪU.......................................................... xxxiii
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
HOSE Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HNX Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
FII Foreign Institutional Investor - Tỷ lệ sở hữu cổ phẩn của nhà
đầu tư tổ chức nước ngoài
viii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ..........................................................29
Bảng 3.1 Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu...............................................................33
Bảng 3.2 Tổng hợp kì vọng nghiên cứu của tác giả về các mối tương quan ............39
Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu cho các biến sử dụng nghiên cứu ........................45
Bảng 4.2 Ma trận tương quan....................................................................................48
Bảng 4.3 Hệ số định nhân tử phóng đại phương sai .................................................49
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình 3.1 và 3.4 sử dụng phương pháp hồi quy 2SLS.
Với *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa tại 10%, 5%, 1%. ........................................50
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình 3.2 sử dụng phương pháp hồi quy 2SLS. Với *,
**, *** lần lượt là mức ý nghĩa tại 10%, 5%, 1%. ...................................................53
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình 3.3 sử dụng phương pháp hồi quy 2SLS. Với *,
**, *** lần lượt là mức ý nghĩa tại 10%, 5%, 1%. ...................................................56
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình 3.5 và 3.6 sử dụng phương pháp hồi quy GMM.
Với *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa tại 10%, 5%, 1%. ........................................60
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược giữa sở hữu tổ chức nước ngoài
và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ....................................................................54
Hình 4.2 Mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp........................................................................................57
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Vốn đầu tư nước ngoài từ lâu nay đã đồng hành cùng thị trường chứng khoán
Việt Nam, mặc dù hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam
cũng còn đang gặp phải một số rào cản nhất định như: giới hạn tỷ lệ sở hữu nước
ngoài, chất lượng báo cáo tài chính, minh bạch thông tin. Tuy vậy, dòng vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế. Không chỉ dưới dạng
đầu tư lướt sóng mà dòng vốn đầu tư với mục tiêu kiểm soát, nắm giữ để nâng cao
chất lượng doanh nghiệp cũng đã và đang diễn ra sôi động, tác động mạnh mẽ tới
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với việc nhà nước nới room
đầu tư lên tối đa 100% cho các doanh nghiệp không thuộc ngành hạn chế và cũng đã
nâng room lên tối đa 49% cho nhiều doanh nghiệp đặc thù từ năm tháng 6/2015 giúp
cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có khả năng
đầu tư nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp để cải thiện tình hình quản trị, đầu tư công
nghệ nâng cao hiệu suất sản xuất…. từ đó cải thiện hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
1.2 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện dòng vốn nước ngoài đang hoạt động tích cực trên trị trường
cùng với động thái tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài ở hầu hết các doanh nghiệp
niêm yết thì vấn đề về hiệu quả đầu tư lại được đặt ra. Xu hướng của việc cho phép
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ngày càng sâu rộng vào thị trường chứng khoán, vào
doanh nghiệp nội địa tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hiệu quả tài chính của chính
những doanh nghiệp đó luôn được đặt lên bàn cân để những nhà quản lý vĩ mô, những
nhà quản trị doanh nghiệp hay những cổ đông lớn của doanh nghiệp hay những nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm. Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn cổ phần và tình hình
hoạt động công ty đã được thảo luận chi tiết trong các tài liệu tài chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện ở
các nước phát triển, nơi mà hoạt động của dòng vốn diễn ra liên tục với khối lượng
lớn. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, cơ cấu sở hữu của công ty bị chi phối