Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Đoàn Thị Hậu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ HẬU
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ HẬU
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
i
TÓM TẮT
1. Lí do chọn đề tài
Rủi ro tín dụng xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập. Hậu quả của rủi ro tín dụng có thể dẫn đến
lợi nhuận ngân hàng suy giảm, gây bất ổn cho ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Vì
thế, đề tài liên quan đến việc đánh giá và đo lường tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm
và tìm hiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa đánh giá tác động của yếu tố vĩ mô
là sự biến động của thị trường bất động sản lên hiệu quả ngân hàng. Mặc dù thực tiễn đã
chứng minh thực tiễn việc vỡ bong bóng bất động sản trong giai đoạn 2008-2012 đã và
đang tác động tiêu cực đến các ngân hàng. Vì thế, tác giả quyết định thực hiện nghiên
cứu đề tài “Tác động của rủi to tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam” để phân tích và đo lường mức độ tác động của rủi ro
tín dụng đến hiệu quả kinh doanh các ngân hàng đồng thời đánh giá mức độ tác động
của thị trường bất động sản lên hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại và
góp phần làm đa dạng thêm những nghiên cứu về đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là lượng hóa mức độ tác động của rủi ro tín dụng với hai
nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố nội tại của ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ
lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), quy mô ngân hàng (SIZE), kém hiệu quả (EFF), tỷ lệ
vốn chủ sở hữu (ETA) và nhóm nhân tố vĩ mô là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
(GGDP) và biến động thị trường bất động sản thông qua chỉ số giá bất động sản Savills
(SPPI) mà trong đó chủ yếu tập trung phân tích tác động của tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi
ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó gợi ý các giải pháp hạn chế tác động của rủi
ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần
tại Việt Nam.
ii
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy
dữ liệu bảng theo mô hình OLS, FEM, REM để lựa chọn ra mô hình phù hợp. Và để đảm
bảo các ước lượng hồi quy chính xác, việc lựa chọn biến là phù hợp, nghiên cứu thực
hiện kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan tồn tại trong mô hình
và đưa ra hướng khắc phục. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
là diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục
tiêu định lượng tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng
thương mại.
4. Kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài
Rủi ro tín dụng được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
dụng tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ngoài
ra, các biến kiểm soát là quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và sự biến động thị
trường bất động sản tác động cùng chiều còn kém hiệu quả và tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội tác động ngược chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những
giải pháp thiết thực và mang tính khách quan để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận
văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2018
Tác giả
Đoàn Thị Hậu
iv
LỜI CÁM ƠN
Với hy vọng sẽ đóng góp giá trị về mặt nghiên cứu và ứng dụng trong kinh tế,
tác giả đã thực hiện nghiên cứu luận văn bằng tất cả nỗ lực của bản thân. Nhưng luận
văn sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp.
Do đó trước hết tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Khoa Sau
Đại Học, cùng các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình cao học của Trường Đại
Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Qua hai năm học tập, tác giả đã tiếp thu được
những kiến thức, phương pháp nghiên cứu làm hành trang quan trọng giúp tác giả thực
hiện nghiên cứu.
Tiếp đó, tác giả gửi lời tri ân sâu sắc nhất xin được gửi đến nhà khoa học hướng
dẫn là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn đã gắn bó cùng tác giả trong suốt 06 tháng thực hiện
nghiên cứu. Các định hướng đúng đắn của thầy cùng sự chỉ bảo tận tình, tâm huyết đã
giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đồng nghiệp Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã quan
tâm, tạo điều kiện về thời gian, về công việc để tác giả có thể hoàn thành luận án và
hoàn thành trách nhiệm cơ quan giao.
Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho gia đình thân yêu và các anh, chị, các
bạn đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương, chia sẻ và
niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
v
MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................x
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ...................................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................1
1.1. GIỚI THIỆU............................................................................................................1
1.1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.1.2. Sự cần thiết của đề tài..........................................................................................2
1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU..........................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
1.4.2.1. Phạm vi không gian.............................................................................................5
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian ...........................................................................................5
1.4.2.3. Phạm vi về nội dung............................................................................................5
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................5
vi
1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................6
1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI..................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN...7
2.1. RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................7
2.1.1. Khái niệm..............................................................................................................7
2.1.2. Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng .................................................................7
2.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu .........................................................................................................7
2.1.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.................................................9
2.1.3. Những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng...................................................10
2.1.3.1. Chu kỳ kinh tế và rủi ro tín dụng ......................................................................10
2.1.3.2. Rủi ro thị trường bất động sản và rủi ro tín dụng ............................................10
2.1.3.3. Quy mô tài sản và rủi ro tín dụng .....................................................................13
2.1.3.4. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng ............................................................13
2.1.3.5. Kém hiệu quả và rủi ro tín dụng .......................................................................14
2.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................14
2.2.1. Khái niệm............................................................................................................14
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh ....................................................15
2.2.2.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .........................................................................16
2.2.2.2. Lợi nhuận trên tổng tài sản...............................................................................16
2.2.2.3. Tỷ lệ thu nhập cập biên .....................................................................................16
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................................................................17
vii
2.3.1. Giảm lợi nhuận của ngân hàng.........................................................................17
2.3.2. Giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng...................................................18
2.3.3. Giảm uy tín của ngân hàng................................................................................18
2.3.4. Phá sản ngân hàng .............................................................................................19
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN........................................................19
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ..............................27
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................27
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................................27
3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................31
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................31
3.3.2. Thống kê mô tả ...................................................................................................31
3.4. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN ................................................................33
3.4.1. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 01...............33
3.4.2. Phân tích tương quan giữa các biến mô hình nghiên cứu 02.........................34
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................36
4.1. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH 1 ..............................................................................36
4.1.1. Lựa chọn giữa các mô hình: OLS, FEM, REM...............................................36
4.1.1.1. Hồi quy theo OLS ..............................................................................................36
4.1.1.2. Hồi quy theo FEM.............................................................................................37