Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
6.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1132

Tác động của quy mô tài sản đến đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

TRẦN MINH NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ TÀI SẢN ĐẾN ĐA DẠNG

HÓA THU NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

TRẦN MINH NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ TÀI SẢN ĐẾN ĐA DẠNG

HÓA THU NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. NGUYỄN MINH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: TRẦN MINH NGỌC

Ngày sinh: 02/11/1993 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã học viên: 1883402010033

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống

thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

TRẦN MINH NGỌC

I

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của quy mô tài sản đến đa dạng hóa

thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2022

Tác giả luận văn

Trần Minh Ngọc

II

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi chân thành bày tỏ sự

biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Nguyễn Minh Hà về tất cả sự hướng dẫn hết sức tận

tình của thầy, thầy đã có những gợi ý quan trọng về nội dung cũng như phương pháp

để thực hiện luận văn này trong suốt thời gian từ khi thực hiện đề cương cho đến lúc

hoàn thành luận văn này.

Đồng thời qua quá trình học tập, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô ở Trường

Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi những kiến thức rất quí báu trong

tất cả các môn học để tôi có được những kiến thức quan trọng, giúp cho tôi rất nhiều

trong quá trình học tập, quá trình thực hiện luận văn và trong công việc cũng như

trong cuộc sống của bản thân mình.

Lời cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ý kiến ủng

hộ, động viên từ gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ cho tôi có động lực để hoàn

thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2022

Tác giả luận văn

Trần Minh Ngọc

III

TÓM TẮT

Đối với nền kinh tế hiện nay, ngân hàng được xem như khối động cơ hay trái

tim của cả nền kinh tế, vì thế hiệu quả hoạt động của ngân hàng có tác động trực tiếp

đến sự phát triển và sự an toàn của cả nền kinh tế. Vì thế, câu hỏi đặt ra cho các ngân

hàng thương mại (NHTM) là làm thế nào để có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động của

ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động là rất cần thiết. Đây cũng đang

là vấn đề hết sức quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay.

Đối với các ngân hàng thương mại, nguồn thu nhập chủ yếu hiện nay vẫn đến

từ hoạt động cho vay và huy động vốn. Hiện nay, sự cạnh tranh tranh trong ngành

ngân hàng ngành càng trở nên khốc liệt, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà

còn có sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Do cạnh tranh ngày càng khốc liệt,

các ngân hàng có xu hướng đa dạng hoá nguồn thu và tìm kiếm thu nhập từ các hoạt

động ngoài lãi. Đa dạng hóa dịch vụ và nguồng thu cũng đang là xu thế tất yếu trong

hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày nay.

Phần lớn các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về mối liên hệ của việc

đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng với việc gia tăng tỷ trọng thu nhập từ đa dạng

hóa các sản phẩm, dịch vụ ngoài lãi như cung cấp các dịch vụ có tính phí, nghiệp vụ

ngân hàng đầu tư, nhận ủy thác đầu tư và giảm dần tỷ trọng thu nhập đến từ các hoạt

động cho vay và huy động truyền thống. Tuy nhiên mối quan hệ giữa việc đa dạng

hóa thu nhập với quy mô tài sản của ngân hàng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực

hiện. Chính vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc đa dạng hóa

nguồn thu và quy mô tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam là điều cần thiết.

Bài ghiên cứu này sẽ xem xét về mối quan hệ của việc đa dạng hoá thu nhập

đối với quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng sẽ

cung cấp kết quả về tác động của quy mô tổng tài sản đến mức độ đa dạng nguồn thu

của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020. Nghiên cứu áp dụng mô

hình hồi quy dữ liệu bảng với mẫu gồm 23 NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2012–2020

IV

nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản cũng như các nhân

tố tác động khác như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lãi cận biên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho

vay, tỷ lệ huy động, tỷ lệ thanh khoản và hiệu quả chi phí đến tỷ lệ đa dạng hóa thu

nhập trong hệ thống NHTM.

Để kiểm định các giả thuyết được đưa ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng để phân tích thống kê với các dữ liệu định lượng thu thập được.

Phương pháp định lượng sử dụng trong nghiên cứu được thực hiện bao gồm các quy

trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, viết và giải thích kết quả nghiên cứu. Nghiên

cứu đã xây dựng mô hình và tiến hành thu thập dữ liệu định lượng cho mô hình phân

tích hồi quy dữ liệu dạng bảng để xem xét tác động của quy mô tài sản đến đa dạng

hóa thu nhập ngân hàng. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện dựa trên phần mền

Stata nhằm đưa ra các kết quả để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu.

Để cho ra kết quả hợp lý và hiệu quả nhất, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi

quy chính là phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục các

khuyết điểm tồn tại trong mô hình. Thông qua phương pháp GLS, nghiên cứu đã tìm

ra kết quả có ý nghĩa về tác động của quy mô tài sản đến đa dạng thu nhập ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu thu được đã chỉ ra quy mô tài sản có tác động tích cực đến

mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho

thấy mức độ tác động của quy mô đến đa dạng hóa thu nhập tại nhóm các ngân hàng

lớn có tác động mạnh mẽ hơn so với nhóm các ngân hàng nhỏ. Kết quả này của nghiên

cứu cũng phù hợp và ủng hộ cho lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô và cho thấy các

ngân hàng lớn có nhiều ưu thế hơn để mở rộng hoạt động đa dạng hóa. Ngoài ra, kết

quả nghiên cứu cũng tìm thấy tác động cùng chiều của biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu và

các tác động ngược chiều của các biến tỷ lệ cho vay, tỷ lệ lãi cận biên và tỷ lệ chi phí

hoạt động đến mức độ đa dạng hóa thu nhập của các NHTM Việt Nam.

V

ABSTRACT

For the current economy, banks are considered as the engine block or the heart

of the whole economy, so the performance of banks has a direct impact on the

development and safety of the whole economy. Therefore, the question for

commercial banks is how to maximize the bank's operational efficiency while still

ensuring operational safety. This is also a very important issue for the current

economy.

For commercial banks, the main source of income today still comes from

lending and capital mobilization activities. Currently, the competition in the banking

industry is becoming more and more fierce, not only among domestic banks but also

from foreign banks. Due to increasingly fierce competition, banks tend to diversify

their revenue sources and seek income from non-interest activities. Diversification of

services and revenue sources is also an inevitable trend in the operation of the banking

system today.

Most of the previous studies mainly studied the relationship of the bank's

income diversification with the increase in the proportion of income from diversifying

non-interest products such as providing other financial services, fee-based services,

investment banking, investment trust and gradually reducing the proportion of income

from traditional lending and depositing activities. However, the relationship between

income diversification and bank's asset size has not been studied much. Therefore, it

is necessary to conduct research on the relationship between the diversification of

revenue sources and the total asset size of commercial banks in Vietnam.

This study will examine the relationship of income diversification to the asset

size of Vietnamese commercial banks. This study is expected to provide results on

the impact of total asset size on the diversity of income sources of commercial banks

in Vietnam in the period 2012 - 2020. The study applies a data regression model with

a sample of 23 commercial banks in Vietnam in the period 2012–2020 to determine

VI

the influence of the size of total assets as well as other influencing factors such as non

performing loans ratio, net interest margin, equity ratio, loan ratio, deposit ratio,

liquidity ratio and cost effectiveness to the income diversification ratio in the

commercial banking system.

To test the proposed hypotheses, the study uses quantitative research methods

for statistical analysis with the collected quantitative data. Quantitative methods used

in the research including procedures such as data collection, data analysis, and writing

and interpretation of research results. The study built a model and collected

quantitative data for a tabular regression analysis model to examine the impact of

asset size on diversification of Bank income. The data analysis was performed based

on the Stata software to give the results to test the research hypotheses set out initially.

To give the most reasonable and effective results, the study used the main regression

method which is the General Least Squares method (GLS) to overcome the

shortcomings existing in the model. Through the GLS method, the study found

meaningful results on the impact of asset size on Bank’s income diversity.

The obtained research results have shown that asset size has a positive impact

on the income diversification of Banks. At the same time, the research results also

show that the impact of size on income diversification is stronger in the large banks

than small Banks. This result of the study is consistent with and supports the theory

of economies of scale and shows that large Banks have more advantages to expand

their diversification activities. In addition, the research results also find the positive

effect of the equity ratio variable and the negative effect of the loan ratio, net interest

margin and efficiency ratio to income diversification extent of Vietnamese

commercial banks.

VII

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................II

TÓM TẮT............................................................................................................... III

MỤC LỤC..............................................................................................................VII

DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... X

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1

1.1. Lý do nghiên cứu................................................................................................ 1

1.2. Vấn đề nghiên cứu.............................................................................................. 4

1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 5

1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6

1.6. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu: ........................................... 6

1.6.1. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 6

1.6.2. Dữ liệu nghiên cứu:...................................................................................... 7

1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu:.................................................................................... 7

1.8. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 9

2.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 9

2.1.1. Thu nhập của NHTM:................................................................................. 9

2.1.1.1. Thu nhập từ lãi........................................................................................ 10

2.1.1.2. Thu nhập ngoài lãi.................................................................................. 11

2.1.2. Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ............................................................ 13

2.1.3. Đo lường đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ............................................ 17

2.1.4. Quy mô tài sản ngân hàng ........................................................................ 22

2.1.4.1. Quy mô ngân hàng.................................................................................. 22

2.1.4.2 Tổng tài sản ngân hàng ........................................................................... 25

2.1.5. Lý thuyết lợi thế theo quy mô................................................................... 26

2.1.6. Mối quan hệ giũa tổng tài sản và đa dạng hóa thu nhập ngân hàng .... 30

2.2. Các nghiên cứu đi trước .................................................................................. 36

VIII

2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài.............................................................................. 36

2.2.2. Nghiên cứu trong nước.............................................................................. 44

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 51

3.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 51

3.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 51

3.3. Đo lường các biến............................................................................................. 53

3.3.1. Biến đa dạng hóa thu nhập ....................................................................... 53

3.3.2. Biến quy mô................................................................................................ 54

3.4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 58

3.5. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 63

3.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 64

3.6.1. Các hướng tiếp cận mô hình..................................................................... 65

3.6.2. Kiểm định mô hình .................................................................................... 67

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................... 68

4.1. Phân tích thống kê mô tả................................................................................. 68

4.2. Phân tích ma trận tương quan và đa cộng tuyến.......................................... 73

4.2.1. Phân tích ma trận tương quan ................................................................. 73

4.2.2. Phân tích đa cộng tuyến ............................................................................ 74

4.3. Phân tích hồi quy.............................................................................................. 76

4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................... 79

4.4.1. Kiểm định lựa chọn mô hình .................................................................... 79

4.4.1.1. Kiểm định F............................................................................................. 80

4.4.1.2. Kiểm định Breusch –Pagan Lagrange Multiplier (LM) ..................... 81

4.4.1.3. Kiểm định Hausman Test ...................................................................... 82

4.4.2. Kiểm định cho mô hình được chọn .......................................................... 84

4.4.2.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi................................................... 84

4.4.2.2. Kiểm định tự tương quan....................................................................... 85

4.5. Ước lượng mô hình GLS ................................................................................. 86

4.6. Thảo luận kết quả mô hình nghiên cứu ......................................................... 90

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................102

5.1. Kết luận...........................................................................................................102

IX

5.2. Kiến nghị.........................................................................................................103

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................105

5.3.1. Hạn chế .....................................................................................................105

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107

PHỤ LỤC...............................................................................................................117

X

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ................................. 62

Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình.................................................. 68

Bảng 4. 2: Thống kê mô tả các biến theo năm.......................................................... 69

Bảng 4. 3: Ma trận tương quan ................................................................................. 73

Bảng 4. 4: Kiểm định đa cộng tuyến VIF với mô hình REV.................................... 75

Bảng 4. 5: Kiểm định đa cộng tuyến VIF với mô hình DIV..................................... 75

Bảng 4. 6: Kết quả hồi quy lần thứ nhất mô hình 1 biến phụ thuộc REV ................ 77

Bảng 4. 7: Kết quả hồi quy lần thứ nhất mô hình 2 biến phụ thuộc REV ................ 77

Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy lần thứ nhất mô hình 1 biến phụ thuộc DIV ................. 78

Bảng 4. 9: Kết quả hồi quy lần thứ nhất mô hình 2 biến phụ thuộc DIV ................. 79

Bảng 4. 10: Kết quả kiểm định F với biến phụ thuộc REV ...................................... 80

Bảng 4. 11: Kết quả kiểm định F với biến phụ thuộc DIV....................................... 80

Bảng 4. 12: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan LM với biến phụ thuộc REV......... 81

Bảng 4. 13: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan LM với biến phụ thuộc DIV.......... 82

Bảng 4. 14: Kiểm định Hausman Test với biến phụ thuộc REV.............................. 83

Bảng 4. 15: Kiểm định Hausman Test với biến phụ thuộc DIV............................... 83

Bảng 4. 16: Kiểm định phương sai thay đổi mô hình biến phụ thuộc REV ............. 84

Bảng 4. 17: Kiểm định phương sai thay đổi mô hình biến phụ thuộc DIV .............. 85

Bảng 4. 18: Kiểm định tự tương quan mô hình với biến phụ thuộc REV ................ 85

Bảng 4. 19: Kiểm định tự tương quan mô hình 1 biến phụ thuộc DIV .................... 86

Bảng 4. 22: Kết quả hồi quy phương pháp GLS với biến phụ thuộc REV............... 87

Bảng 4. 23: Kết quả hồi quy phương pháp GLS với biến phụ thuộc DIV................ 87

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Phần chương 1 bắt đầu trình bày các nguyên do nhằm thực hiện đề tài này và thể

hiện tổng quát các phần phải thực hiện trong quá trình nghiên cứu như những câu hỏi,

mục tiêu, đối tượng và phạm vi trong nghiên cứu cũng như phương pháp và dữ liệu được

sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Sau đó, sẽ đúc kết ý nghĩa của nghiên cứu và trình

bày kết cấu các phần nội dung của luận văn.

1.1. Lý do nghiên cứu

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), nguồn thu nhập chủ yếu

hiện nay vẫn đến chủ yếu từ hai hoạt động chủ đạo là cấp tín dụng và huy động vốn, đảm

bảo chức năng trung gian thanh toán trong kinh tế của NHTM, giúp hạn chế bớt những

khó khăn, vướng mắc làm cản trở sự tiếp cận của người thiếu vốn đến nguồn vốn nhàn

rỗi từ người đang thừa vốn. Trong thời qua, sự cạnh tranh tranh trong ngành ngân hàng

đang ngày càng trở nên khốc liệt. Dưới áp lực ngày càng cao từ sự cạnh tranh từ những

tổ chức tài chính khác, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như nhu cầu

và đòi hỏi của khách hàng cao hơn thì các ngân hàng đã liên tục phát triển và cung cấp

thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính mới nhằm đa dạng hóa các nguồn thu của mình

để giúp nâng cao thu nhập.

Ngày ngay, trong hoạt động của các NHTM thì các dịch vụ tạo ra nguồn thu ngoài

lãi đang đóng góp vai trò rất quan trọng. Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt cũng như sự đổi

mới, phát triển của hệ thống tài chính và nền kinh tế thì nhu cầu dịch vụ phi truyền thống

đang gia tăng cao. Thực tế thì các ngân hàng trên thế giới đã có nhiều đổi mới trong

chiến lược kinh doanh để gia tăng nguồn thu từ các hoạt động phi truyền thống. Hiện tại,

nhiều ngân hàng Hoa Kỳ đang dịch chuyển bớt lệ thuộc nhiều vào nguồn thu truyền

thống như cấp tín dụng và gia tăng tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi như thu phí dịch vụ, phí

giao dịch và những loại thu nhập phi truyền thống khác. Nguồn thu ngoài lãi luôn có một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Tác động của quy mô tài sản đến đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam | Siêu Thị PDF