Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng / Phạm Hoàng Ân ; Nguyễn Văn Thuận, Trần Dục Thức người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
229
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1508

Tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng / Phạm Hoàng Ân ; Nguyễn Văn Thuận, Trần Dục Thức người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM HOÀNG ÂN

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN

RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM HOÀNG ÂN

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN RỦI RO

VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

MÃ SỐ: 9 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN

TS. TRẦN DỤC THỨC

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ

sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước

đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn

nguồn đầy đủ trong luận án.

.

Nghiên cứu sinh

Phạm Hoàng Ân

ii

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên

hướng dẫn của tôi, TS. Nguyễn Văn Thuận và TS. Trần Dục Thức, người đã giúp

đỡ, hướng dẫn tôi từ khi chọn đề tài, bảo vệ đề cương và trong suốt quá trình nghiên

cứu bằng tinh thần khoa học nhiệt thành nhất.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên, cán bộ phụ trách Khoa Sau đại

học – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập

và hoàn thành chương trình đào tạo. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến quý

thầy cô trong hội đồng các cấp, quý thầy cô đã giúp tôi định hướng, sửa chữa về đề

tài nghiên cứu của mình được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên tinh thần cho tôi trong

suốt những năm học ở trường và trong thời gian nghiên cứu để viết Luận án này.

iii

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

với phương pháp GMM (với SGMM hai bước) để xem xét tác động của quản trị

công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM)

Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ 29 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai

đoạn 2011 – 2019 với 261 quan sát.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố của quản trị công ty gồm quy mô

HĐQT (Bsize), tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (Bindep), tỷ lệ thành viên HĐQT

tham gia điều hành (Execdir), tỷ lệ thành viên HĐQT có trình độ sau đại học (Edu),

sở hữu nhà nước (soe) và thành viên HĐQT có kết nối chính trị (Pol) có tác động

đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, các yếu tố SIZE, LAR, LDR và

GDP cũng tác động đến rủi ro của các NHTM Việt Nam.

Đối với hiệu quả tài chính, các yếu tố của quản trị công ty gồm quy mô

HĐQT (Bsize), tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (Bindep), tỷ lệ thành viên HĐQT có

trình độ sau đại học (Edu), sở hữu nhà nước (soe) và thành viên HĐQT có kết nối

chính trị (Pol) có tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam. Đồng

thời, các yếu tố SIZE, LAR, CAP, LDR và GDP cũng tác động và có ý nghĩa thống

kê với hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả cũng đưa ra các kết luận và đề xuất

một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty, hạn chế rủi ro ở

mức thấp nhất để nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTM ở Việt Nam.

Từ khoá: Quản trị công ty, rủi ro, hiệu quả tài chính, Việt Nam

iv

ABSTRACT

In this study, the author uses a quantitative research method with GMM

method (with two-step System-GMM) to examine the impact of corporate

governance on the risks and financial performance of commercial banks Vietnam.

Data were collected from 29 Vietnamese commercial banks for the period 2011 -

2019 with 261 observations.

Research results show that, the factors of Corporate Governance that affect

the risks of Vietnam commercial banks include the size of the Board of Directors

(Bsize), the proportion of independent members of BOD (Bindep), the proportion of

members of BOD participating in the management (Execdir), the the percentage of

members of the Board of Directors with postgraduate level (Edu), state ownership

(soe), and members with political connections (Pol). At the same time, the variables

of SIZE, LAR, LDR and GDP also have an impact on the risk of Vietnam

commercial banks.

For financial performance, the factors of Corporate Governance that affect

the financial performance of Vietnam commercial banks include the size of the

Board of Directors (Bsize), the proportion of independent members of the Board of

Directors (Bindep), the proportion of members of the Board of Directors having

graduate degree (Edu), state ownership (Soe), and members with political

connections (Pol). At the same time, the bank features variables such as SIZE,

LAR, CAP, LDR and GDP that has an impact on the financial performance of

Vietnam commercial banks.

On the basis of the empirical studies on the impacts of corporate governance

on risks and financial performance of commercial banks in Vietnam, the thesis has

also presented a number of policy implications to improve corporate governance

capacity, minimize risks in order to improve the financial performance of

commercial banks in Vietnam.

Keywords: Corporate governance, Risk, Financial performance, Vietnam.

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh

BCBS Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Basel Committee on

Banking Supervision

BCTC Báo cáo tài chính

BCTN Báo cáo thường niên

BHC Công ty nắm giữ ngân hàng Bank Holding Company

Bindep Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập

Bsize Quy mô hội đồng quản trị

CAP Quy mô vốn chủ sở hữu Equity to Asset ratio

CTI Hiệu quả quản lý Cost to Income ratio

Edu Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị có trình

độ sau đại học

Execdir Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị tham gia

điều hành

Femdir Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị là nữ

Fordir Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị là người

nước ngoài

HĐQT Hội đồng quản trị

IFC Tổ chức Tài chính quốc tế International Finance

Corporation

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary

Fund

LAR Quy mô hoạt động cho vay Loan to Asset ratio

LDR Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động Loan to Deposit ratio

LIQ Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản Total liquidity assets to

total assets

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cồ phần

NIM Thu nhập lãi cận biên Net Interest Margins

vi

Chữ viết

tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh

Pol

Thành viên hội đồng quản trị có kết nối

chính trị

Politically connected

directors

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế các

quốc gia phát triển

Organisation for

Economic Co-operation

and Development

QTCT Quản trị công ty

SIZE Quy mô ngân hàng Bank size

Soe Tỷ lệ sở hữu nhà nước State Ownership

TCTC Tổ chức tài chính

TCTD Tổ chức tín dụng

WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade

Organization

vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii

TÓM TẮT ..................................................................................................................iii

ABSTRACT............................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv

MỤC LỤC................................................................................................................. vii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................... x

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU................................ 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết..................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 5

1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 6

1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 7

1.6. Kết quả đạt được và những đóng góp mới của đề tài ........................................ 10

1.7. Cấu trúc của luận án........................................................................................... 11

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ TÀI

CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG.................................................................................... 13

2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 13

2.1.1. Quản trị công ty của ngân hàng thương mại ...................................................13

2.1.1.1. Khái niệm quản trị công ty...........................................................................13

2.1.1.2. Sự khác biệt giữa quản trị công ty trong ngân hàng và công ty khác .........15

2.1.1.3. Đo lường quản trị công ty ............................................................................19

2.1.2. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.................................................................23

2.1.2.1. Khái niệm về rủi ro ......................................................................................23

2.1.2.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ...............................................23

2.1.3. Hiệu quả tài chính trong ngân hàng và phương pháp đo lường......................27

viii

2.2. Các lý thuyết về tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính

ngân hàng ..................................................................................................................31

2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) .................................................................31

2.2.2. Lý thuyết quản lý (Stewardship theory) ..........................................................34

2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)...........................................35

2.2.4. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence theory) ......................38

2.3. Bằng chứng thực nghiệm ................................................................................... 39

2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị công ty đến rủi ro của

ngân hàng ..................................................................................................................39

2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động quản trị công ty đến hiệu quả tài

chính của ngân hàng.................................................................................................. 46

2.4. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................... 56

Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 59

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 60

3.1. Mô hình đo lường tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính

của các NHTM Việt Nam ......................................................................................... 60

3. 2. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu...................................................64

3.2.1. Biến phụ thuộc rủi ro.......................................................................................64

3.2.2. Biến phụ thuộc hiệu quả tài chính...................................................................65

3.2.3. Các biến quản trị công ty ................................................................................67

3.2.4. Các biến kiểm soát ..........................................................................................68

3.3. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................71

3.3.1. Quy mô HĐQT (Bsize)...................................................................................71

3.3.2. Thành viên độc lập trong HĐQT (Bindep).....................................................73

3.3.3. Thành viên nữ trong HĐQT (Femdir).............................................................74

3.3.4. Thành viên HĐQT là người nước ngoài (Fordir)............................................75

3.3.5. Tỷ lệ thành viên HĐQT tham gia điều hành (Execdir)...................................76

3.3.6. Tỷ lệ thành viên HĐQT có trình độ sau đại học (Edu)...................................77

3.3.7. Sở hữu nhà nước (Soe)....................................................................................78

3.3.8. Thành viên HĐQT có kết nối chính trị (Pol) ..................................................79

3.3.9. Các biến kiểm soát trong mô hình ..................................................................80

ix

3.4. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................81

3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 82

Kết luận chương 3 .....................................................................................................85

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 86

4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................................. 86

4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến ............................................................ 95

4.3. Đo lường tác động của quản trị công ty đến rủi ro của các NHTM Việt Nam

giai đoạn 2011 – 2019 ............................................................................................. 101

4.3.1. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................101

4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................103

4.4. Đo lường tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của các NHTM

Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 ............................................................................ 110

4.4.1. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................110

4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................113

Kết luận chương 4 ...................................................................................................122

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 123

5.1. Kết luận ............................................................................................................ 123

5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................. 124

5.2.1. Về nâng cao năng lực quản trị công ty..........................................................124

5.2.2. Về rủi ro và hiệu quả tài chính trong các NHTM Việt Nam.........................126

5.2.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................................128

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................xiii

PHỤ LỤC 1.......................................................................................................... xxxiv

PHỤ LỤC 2.......................................................................................................... xxxix

PHỤ LỤC 3.............................................................................................................xlix

PHỤ LỤC 4.............................................................................................................lxiii

PHỤ LỤC 5.........................................................................................................lxxxiii

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................ xcvii

x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp và so sánh kết quả các nghiên cứu trước ........................45

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp và so sánh kết quả các nghiên cứu trước ........................55

Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 ...................66

Bảng 3.2. Bảng tóm tắt tính toán các biến số nghiên cứu........................................69

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu...............................................86

Bảng 4.2. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình Z-Score ...........................97

Bảng 4.3. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình ROA................................98

Bảng 4.4. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình ROE ................................99

Bảng 4.5. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình NIM...............................100

Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Z-SCORE.....................102

Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu với biến phụ thuộc rủi ro ...............109

Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc hiệu quà tài chính .........111

Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu với biến phụ thuộc hiệu quả tài chính

................................................................................................................................118

xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................9

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu 1 ...............................................................................63

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu 2 ...............................................................................64

Hình 4.1. Z-Score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 ........87

Hình 4.2. ROA bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019.............88

Hình 4.3. ROE bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 .............89

Hình 4.4. NIM bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 .............90

Hình 4.5. Bsize của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 .............................90

Hình 4.6. Bindep bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019..........91

Hình 4.7. Femdir bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019..........92

Hình 4.8. Fordir bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 ...........92

Hình 4.9. Execdir bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019.........93

Hình 4.10. Edu bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019.............94

Hình 4.11. Soe bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2019 .............94

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết

Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007 – 2009, bắt đầu trong lĩnh

vực tài chính ở Mỹ (như: Lehman Brothers và IndyMac), Anh (như: Northern Rock,

Bradford và Bingley, Alliance và Leicester, HBOS và Royal Bank of Scotland) và

lan sang các nền kinh tế khác. Sự khủng hoảng này đã bộc lộ những điểm yếu rõ rệt

trong cơ chế quản trị công ty ở các quốc gia khác nhau.

Trong lĩnh vực ngân hàng, quản trị công ty có những vấn đề khác với các

loại hình công ty khác, đó là các bên liên quan của ngân hàng không chỉ có cổ đông

mà còn có cả người gửi tiền và cơ quan quản lý (Becht và ctg, 2011). Hoạt động

quản trị ngân hàng luôn đi kèm với chấp nhận rủi ro, thậm chí mức độ rủi ro của

ngân hàng có thể tăng lên rất nhanh chóng và dễ dàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong

tổng tài sản của một ngân hàng thường thấp hơn nhiều so với các công ty phi tài

chính. Mặt khác, các nhà quản lý ngân hàng có thể che dấu (một phần nào đó) mức

độ rủi ro thật sự của đơn vị mình mà không phải bất kỳ nhà đầu tư bên ngoài nào

cũng có thể nhìn thấy (Becht và ctg, 2011). Vì vậy, mối quan tâm về quản trị công

ty tốt là một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt là quản trị công ty trong ngân hàng.

Kể từ năm 2011, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, có

kinh nghiệm quốc tế dày dặn đã được quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với các

ngân hàng trong nước. Thị phần trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam

ngày càng trở nên đông đúc với nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Việc

giữ thị phần và phát triển kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh gay gắt

ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vấn đề then chốt để dẫn đến thành

công của các ngân hàng thương mại có thể tự tin trụ vững và phát triển trong bối

cảnh cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng ngoại, các ngân hàng thương mại Việt

2

Nam cần thay đổi về tư duy quản trị ngân hàng hiện đại, đặc biệt là chú trọng đến

vấn đề quản trị rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế.

Quản trị công ty (QTCT) là chủ đề luôn giành được nhiều quan tâm trong

suốt quá trình phát triển của nền kinh tế. Rất nhiều tổ chức lớn như OECD, World

Bank… đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển các nguyên tắc quản trị công ty lành

mạnh và hiệu quả. Ðối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, do vai trò quan trọng và

đặc thù của ngân hàng thương mại (NHTM) đối với tính ổn định và bền vững của

toàn bộ nền kinh tế, do sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính kèm theo những yếu

kém và thất bại trong hoạt động của nhiều NHTM thời gian qua, quản trị công ty và

rủi ro trong NHTM đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên

thế giới, từ những nước phát triển có nền tài chính vượt bậc như Mỹ, châu Âu, Nhật

Bản… cho đến những nước đang phát triển với thị trường tài chính ngân hàng mới

đang ở giai đoạn sơ khai trong đó có Việt Nam.

Các cơ chế quản trị công ty bên trong thường chịu trách nhiệm xây dựng và

thực hiện các quyết định chiến lược trong hầu hết các tổ chức. Hậu quả của cuộc

khủng hoảng đã được các nghiên cứu đánh giá và có sự đồng thuận cao là có liên

quan đến hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị và được coi là một trong những

lý do chính của cuộc khủng hoảng (De Andres và Vallelado, 2008; và Erkens và

ctg, 2012). Hội đồng quản trị cũng bị quy trách nhiệm vì không bảo vệ quyền của

các cổ đông và tập trung vào ngắn hạn thay vì các mục tiêu dài hạn của tổ chức

(Erkens và ctg, 2012).

Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa quản trị công ty, rủi ro

và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã ban

hành các quy định để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro và quản trị

công ty trong ngân hàng. Năm 1988, Basel I đã được ban hành tập trung vào rủi ro

tín dụng và rủi ro phá sản. Năm 2004, Basel II đã được ban hành hướng dẫn về an

toàn vốn, các yêu cầu về quản trị rủi ro và công bố thông tin. Và đến cuối năm

2010, Basel III đã đưa ra nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!