Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác động của quan hệ asean – trung quốc đến sự thay đổi trong cấu trúc thị trường, thương mại nội
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
464.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1976

Tác động của quan hệ asean – trung quốc đến sự thay đổi trong cấu trúc thị trường, thương mại nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Với dân số lên tới 1,3 tỉ người, Trung Quốc là thị trường mơ ước của rất nhiều

DN của nhiều quốc gia. Nền kinh tế Trung Quốc trong một vài năm trở lại đây đang

trỗi dậy với sức phát triển mạnh mẽ. Theo các chuyên gia kinh tế, trong tương lai đây

sẽ là thị trường lớn nhất mà các DN Việt Nam cần hướng tới. Tạo tiền đề thành lập

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đối với các

nước ASEAN-6 và 2015 đối với các nước CLMV (Việt Nam, Lào, Campuchia và

Myanmar), qua một quá trình đàm phán khá dài, ngày 4/11/2002, Hiệp định khung về

hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đã được nguyên thủ của 10

nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Campuchia, Chương trình Thu hoạch sớm là

một nội dung trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung

Quốc và điều chỉnh một phần trong mảng hàng hoá. Vì vậy nhận dạng những cơ hội

và thách thức của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với sự phát triển của thị trường

và thương mại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO - Tác động của quan hệ

ASEAN – Trung Quốc đến sự thay đổi trong cấu trúc thị trường, thương mại nội địa

và thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đặc biệt là ngành

nông sản - một trong những ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam là hết sức

cần thiết.

1

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-TRUNG

QUỐC

I. Thị trường ASEAN:

1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 quốc gia, là một

thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cả về quy mô và chất lượng.

Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, 10 nước ASEAN có tổng cộng

541,787 triệu dân; tốc độ tăng trưởng dân số bình quân trong những năm gần đây

khoảng 1,6; 1,7%. (ASEAN Statistical Year Book 2003), tổng kim ngạch nhập khẩu

của các nước ASEAN duy trì hàng năm ở mức trên 300 tỷ USD, năm 2000 là 359,271

tỷ USD, năm 2001 là 324,022 tỷ USD, năm 2002 là 341,590 tỷ USD.

Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các nước ASEAN đã duy

trì được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,4%/năm (giai đoạn 1990-1995) và có vẻ như

chưa coi trọng việc tập trung vào hội nhập sâu hơn nữa sau AFTA. Sau cuộc khủng

hoảng tài chính, do phải đối đầu với một loạt vấn đề phát sinh, các nước ASEAN đã

bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập trong khu

vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương mại thống nhất hơn,

tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó, các nước ASEAN đã dần

lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001; 4,4% năm 2002. Để có thể tiếp

tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều có nhu cầu

nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp

tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy

nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường các nước ASEAN còn chưa tương xứng với tiềm năng (trung bình trong

những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có

những bất lợi thế về mẫu mã, giá cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của

ta và ASEAN có nhiều điểm tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có

nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để

phục vụ sản xuất trong nước.

2. VÞ trÝ cña ViÖt Nam trong nÒn kinh tÕ chung ASEAN

Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng về kinh tế trong khu vực. Hiện nay Việt

Nam đóng góp tới hơn 50 tỷ USD trong tổng 687 tỷ USD GDP của toàn khu vực. Tốc

2

độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2004 thuộc loại cao nhất khu vực và

được dự báo là sẽ tiếp tục được duy trì trong ngắn hạn, cao hơn nhiều so với mức

tăng trưởng chung của ASEAN

- Xuất khẩu: bình quân đầu người của Việt Nam năm 2004 đạt trên 320 USD, cao

hơn nhiều so với mức của năm 1995 và đã cao hơn của Inđônêxia. Tỷ lệ xuất

khẩu/GDP đã đạt khoảng 60%, đứng thứ tư trong khu vực sau Xingapo, Malaixia và

Bruney

- NhËp khÈu: Vấn đề đáng quan tâm trong quan hệ ngoại thương Việt Nam và

ASEAN là tình trạng nhập siêu của Việt Nam. Đây là thực trạng đang diễn ra không

chỉ trong quan hệ giữa Việt Nam với khối ASEAN mà còn cả với một số nước châu

Á khác như Trung Quốc. Các mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là

gạo, linh kiện điện tử, sản phẩm cơ khí sang các nước ngoài Đông Dương và các mặt

hàng như hoá phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩn nhựa và hàng bách hoá

sang Lào và Campuchia

II. . Thị trường Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm năng

với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa lý gần

gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước được bình

thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi sắc. Việt Nam

bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải

sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn định, trong cơ cấu mặt

hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi đó Trung Quốc lại nhập

khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng tiêu dùng với chất lượng

trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị cao.

Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam chính

là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh, thành phố

với diện tích hơn 5 triệu km2 ( chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung Quốc), dân số

hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức

sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng

Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải... Để cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!