Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn
MIỄN PHÍ
Số trang
90
Kích thước
476.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1275

tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với

mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Khắp nơi trên mọi miền đất nước đều đang chuyển mình theo con đường mà

Đảng và Nhà nước đã chọn. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài xu thế

chung đó.

Trong những năm qua, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đem lại cho

tỉnh một màu sắc mới, phát triển hơn, giàu đẹp hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng

còn không ít những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề đô thị hoá đã làm

giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn trình độ

thấp thiếu việc làm, giảm thu nhập gây nguy hại cho mục tiêu phát triển bền

vững, xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Điều này đã thôi thúc em nghiên cứu đề

tài: “Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người

lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc”.

Kết cấu chuyên đề bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến việc

làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn

Chương 2: Thực trạng lao động việc làm và thu nhập của lao động nông

nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 3: Các giải pháp tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông

nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc đến

năm 2010.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

1

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ

THỊ HOÁ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO

ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.1. Những vấn đề lý luận chung về đô thị

1.1.1. Khái niệm:

Đô thị là nơi dân cư tập trung với một mật độ cao, chủ yếu là lao động

phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm

chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện,

tỉnh hoặc vùng, miền lãnh thổ,cả nước.

- Trung tâm tổng hợp: là những đô thị có vai trò và chức năng nhiều mặt

về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

- Trung tâm chuyên ngành: là những đô thị có vai trò, chức năng chủ yếu

về một mặt nào đó như: công nghiệp cảng, du lịch - nghỉ dưỡng, đầu mối giao

thông…

Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay của một tỉnh cũng có

thể là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc tùy

thuộc vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định.

- Lãnh thổ đô thị gồm: nội thành hoặc nội thị và ngoại ô. Các đơn vị

hành chính của nội thị gồm: quận, phường, còn các đơn vị hành chính của

ngoại ô gồm: huyện và xã.

- Quy mô dân số: quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn

4000 người. Riêng ở miền núi, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không

nhỏ hơn 2000 người. Quy mô này chỉ tính trong nội thị.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

2

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một

đô thị không nhỏ hơn 60%. Tỷ lệ này chỉ tính trong nội thị.

Lao động phi nông nghiệp gồm:

+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

+ Lao động xây dựng cơ bản.

+ Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hang.

+ Lao động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch.

+ Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, phục

vụ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

+ Các lao động khác… ngoài khu vực sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng đô thị: cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật ( giao

thông, thông tin – liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác

thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội ( nhà ở, các công trình thương

nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào

tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và các công

trình phục vụ lợi ích công cộng khác).

Cơ sở hạ tầng đô thị phản ánh trình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt

của người đô thị và được xác định theo các tiêu chí sau:

+ Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: lít/ người- ngày

+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: Kwh/ người.

+ Mật độ đường phố: Km/ Km2

và đặc điểm hệ thống giao thông.

+ Tỷ lệ tầng cao trung bình.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

3

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

+ Mật độ dân cư. Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức tập trung dân

cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thi và diện tích xây

dựng trong giới hạn nội thị của đô thị. Đơn vị đo: người/ km2

.

1.1.2. Đặc trưng của đô thị:

- Đô thị là nơi sinh sống và làm việc của cộng đồng dân cư bao gồm một

tập hợp các tầng lớp: công nhân, trí thức, công chức, tiểu thương tiểu chủ, thợ

thủ công và các doanh nghiệp… là vùng phát triển công nghiệp, thương mại

dịch vụ, là trung tâm phát triển kinh tế văn hoá chính trị.

- Đô thị có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ khoa học công nghệ

cao hơn nông thôn. Tự do, dân chủ, công bằng cũng cao hơn nông thôn.

- Một số ngành của nông thôn vẫn tồn tại ở đô thị nhưng có sự phát triển

ở cấp độ cao hơn, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật sản xuất cũng

cao hơn…

1.1.3. Vai trò của đô thị:

- Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là

sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và

văn hóa.

- Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự

phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra

thu nhập quốc dân của cả nước. Sự đóng góp của các đô thị vào ngân sách

chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Chỉ tính riêng 4 thành phố lớn của nước ta là Hà

Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã đóng góp trên 80% ngân sách cả

nước. Đô thị sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nông thôn và trực tiếp là

các khu vực ngoại thành.

1.1.4. Chức năng của đô thị:

Đô thị có các chức năng chủ yếu sau:

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

4

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

- Chức năng chính trị, quân sự, tôn giáo: đô thị Việt Nam chỉ thực sự

phát triển mạnh hơn từ thế kỷ XVIII trở lại đây. Đô thị cũng là sự kết hợp 2

chức năng: Đô là thành quách để bảo vệ cư dân và thị là nơi diễn ra các hoạt

động kinh tế, thương mại.

- Chức năng quản lý: Sự phát triển đô thị, một mặt được điều chỉnh bởi

các nhu cầu, trong đó nhu cầu kt là chủ yếu tác động qua cơ chế thị trường;

mặt khác chịu sự điều chỉnh do hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt

động của các đoàn thể xã hội. Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực

vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa

dân tộc, vừa nâng coa khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm

đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân.

- Chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ: Trong những giai đoạn

phát triển kinh tế thị trường vừa qua, chức năng kinh tế là chức năng chủ yếu

của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản

xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại

hinh xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, trước hết là

thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.

- Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải

trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tang, các

trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.

Chức năng văn hóa của đô thị càng phát triển hơn vào thời kỳ kinh tế

phồn vinh, mức sống được nâng cao, thời gian dành cho việc hường thụ văn

hóa của mỗi người dân được tăng lên. Chức năng này càng có vị trí đặc biệt

trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn minh công nghiệp lên nền văn minh

hậu công nghiệp hiện nay, sự phát triển bền vững cần đến nguồn nhân lực có

chất lượng cao hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, những “ công nhân áo trắng” hay

“ công nhân trí thức” và những nhà khoa học ngày càng quan trọng hơn so với

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

5

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

thiết bị công nghệ và tài chính. Kể cả trong lĩnh vực xã hội và chính trị cũng

ngày càng đòi hỏi một trình độ dân trí cao hơn. Do đó vai trò của văn hóa,

khoa học giáo dục sẽ được phát huy từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của bất

kỳ quá trình vận động nào trong một thế giới phát triển bền vững.

- Chức năng xã hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng

với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại… là

những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Nhìn chung

các đô thị, chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô

thị, mà còn vìchính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại có thay đổi.

1.2. Những vấn đề lý luận chung về đô thị hóa

1.2.1. Khái niệm

- Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát

triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá hoá là một quá trình biến

đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân,

bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển

các đô thị hiện có theo chiều sâu.

Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản

xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình

thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo

chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân

số.

1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá

- Đô thị hoá là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô

thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

6

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

- Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền

với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đổi ấy thể

hiện ở sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ…

Phương hướng, điều kiện phát triển của đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

+ Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho sự phát triển các nhân

tố theo chiều sâu, tạo điều kiện để điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn

chế bất lợi của quá trình đô thị hoá, nâng cao điều kiện sống và làm việc, công

bằng xã hội, xoá bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn…

+ Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, biểu hiện của đô thị hoá là

sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém, sự gia tăng

dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Mẫu

thuẫn giữa thành thị và nông thôn có biểu hiện gia tăng do sự mất cân đối

trong các cơ hội phát triển…

+ Công nghiệp hoá là cơ sở cho sự phát triển của đô thị hoá. Đô thị hoá

trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp ( tượng trưng là cái sa

quay ); sau đó là cách mạng công nghiệp ( tượng trưng là máy hơi nước ) đã

thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động

cao hơn và đã phân công lại lao động xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã

hội, đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở

mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ. Ngày

nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( tượng trưng cho nó là những cỗ

máy vi tính, những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động ) thì sự phát triển

đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Như vậy, mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc

thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

7

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

1.2.3. Các hình thức đô thị hoá

- Đô thị hoá nông thôn: là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá

trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn

( cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), đây là sự tăng

trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.

- Đô thị hoá ngoại vi: là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của

thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm

đô thị, liên đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.

- Đô thị hoá giả tạo: là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư

đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn … dẫn đến

tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống…

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

- Điều kiện tự nhiên: trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì

đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu

thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác

sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn

hơn. Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn.

Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.

- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị

tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó.

Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự

phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và là tiền đề cho đô thị hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực

nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông

thôn và các vùng ven biển.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

8

GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Trường ĐH KTQD

- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và

nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…

nói chung và hình thái đô thị nói riêng.

- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết

định trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài

chính. Để xây dựng, nâng cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn.

Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước ngoài. Trình độ phát triển kinh tế

thể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu

ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế,

trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân cư,

mức sống dân cư.

- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa

ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời

kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài,

phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển

kinh tế vượt bậc.

1.2.5. Hình thái biểu hiện của đô thị hóa

- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các

khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các đô thị

của Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các

khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem là hình thức đô thị hóa theo

chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất

phát triển. Với hình thức này dân số và diện tích đô thị tăng nhanh chóng. Sự

hình thành các đô thị mới để phát triển đồng đều các khu vực, các đô thị mới

được xây dựng trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế

là xu hướng tất yếu của sự phát triển.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Loan Khoa: KHPT

9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!